Thủ tướng Chính phủ: Bất kỳ tình huống nào cũng phải đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất, tiêu dùng

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động xây dựng các phương án; kịp thời điều hành, đảm bảo đủ nhu cầu điện cho sản xuất, kinh doanh.
Tình hình cung ứng điện từ 21/7 đến 27/7 và dự kiến tuần tới: Phụ tải Hà Nội lập kỷ lục mới Nhu cầu điện năng toàn cầu tăng trưởng chậm lại vào năm 2022 và 2023 Tăng cường thực hiện Chương trình quản lý nhu cầu điện năm 2024

Sáng 20/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về bảo đảm cung ứng điện trong mùa cao điểm nắng nóng sắp tới cũng như cả năm 2024.

Phát biểu mở đầu cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, sản xuất, kinh doanh đang trên đà phục hồi, kéo theo đó là nhu cầu tiêu thụ điện tăng cao, chưa kể thời tiết đang chuẩn bị bước vào cao điểm nắng nóng. Do đó, tình hình dự báo cung ứng điện sẽ khó khăn hơn. Tuy nhiên, chúng ta cũng đã chuẩn bị tốt hơn ngay từ cuối năm 2023. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ phụ trách lĩnh vực này đã liên tục có nhiều chỉ đạo. Vì vậy, chúng ta cần phải luôn chủ động vấn đề nguồn, lưới để bảo đảm bất kỳ tình huống nào cũng phải đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.

Thủ tướng Chính phủ: Bất kỳ tình huống nào cũng phải đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất, tiêu dùng
Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp - Ảnh: TTXVN/Dương Giang

Thủ tướng nêu rõ, việc quan tâm, chỉ đạo thôi là chưa đủ mà phải tăng cường rà soát, kiểm tra, đôn đốc, không để tình trạng “nước đến chân mới nhảy”. Nhắc lại bài học thiếu điện cục bộ mùa khô năm ngoái, Thủ tướng cho rằng, kinh nghiệm năm nay là tập trung công tác điều hành; cùng với đó, củng cố năng lực truyền tải điện vì nhu cầu điện ngày càng cao. Mục tiêu đặt ra là không được để thiếu điện, nhất là vì lý do chủ quan là điều hành.

Thủ tướng yêu cầu phải rút kinh nghiệm bài học năm ngoái để bảo đảm cung ứng đủ điện, không để người dân và doanh nghiệp phải lo lắng về điện; yêu cầu các đơn vị phải rà soát lại các số liệu cẩn thận, phải có các phương án ứng phó, nhất là chuẩn bị cả phương án chủ động trong tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Thủ tướng nhấn mạnh, nguyên tắc cao nhất là phải phát huy tinh thần trách nhiệm, không được để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân.

Báo cáo tại cuộc họp, Bộ Công Thương cho biết quý I/2024, sản lượng điện luỹ kế đạt 69,34 tỷ KW giờ, tăng 11,77% so cùng kỳ năm 2023; sản lượng điện bình quân ngày đạt 762 triệu KW giờ, tăng 10,4% so cùng kỳ năm 2023.

Trong bối cảnh diễn biến thủy văn 3 tháng đầu năm không thuận lợi, để thực hiện mục tiêu tiết kiệm tối đa nước hồ thủy điện, các nguồn nhiệt điện, đặc biệt là nhiệt điện than đã được huy động cao để đáp ứng nhu cầu phụ tải. Đồng thời, tăng cường truyền tải điện từ miền Nam, miền Trung ra miền Bắc. Mặc dù nhu cầu điện tăng cao hơn so với dự báo, tuy nhiên, hệ thống điện quốc gia đã đáp ứng nhu cầu sử dụng điện thực tế 3 tháng đầu năm, đặc biệt là các dịp nghỉ Tết Dương lịch và Nguyên đán Giáp Thìn.

Để bảo đảm cung ứng điện năm 2024, đặc biệt là cao điểm mùa khô, ngay từ tháng 11/2023, Bộ Công Thương đã tổ chức họp với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị có liên quan để xây dựng kế hoạch cung ứng điện cho năm 2024. Trên cơ sở đề xuất của các đơn vị, Bộ Công Thương đã ban hành các Quyết định phê duyệt Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện năm 2024 (Quyết định 3110/QĐ-BCT ngày 30/11/2023), phê duyệt biểu đồ cấp than cho phát điện (Quyết định 3111/QĐ-BCT), phê duyệt Kế hoạch cấp khí cho phát điện (Quyết định 3112/QĐ-BCT ngày 30/11/2023). Đặc biệt, Bộ Công Thương đã phê duyệt riêng Kế hoạch cung ứng điện các tháng cao điểm mùa khô (tháng 4, 5, 6, 7) năm 2024 (Quyết định 3376/QĐ- BCT ngày 29/12/2023).

Trong các tháng cuối năm 2023 và quý I/2024, Bộ Công Thương đã thực hiện giám sát chặt chẽ tình hình cung cấp nhiên liệu (than, khí) cho phát điện, đồng thời đã phối hợp với EVN tổ chức các đoàn công tác rà soát việc chuẩn bị cung ứng điện mùa khô tại các đơn vị phát điện (cả trong và ngoài EVN), truyền tải, phân phối điện. Căn cứ kết quả của các đoàn công tác, ngày 28/3, Bộ Công Thương đã có Chỉ thị số 05/CT-BCT về việc đảm bảo cung cấp điện các tháng cao điểm mùa khô năm 2024.

Đối với công tác đốc thúc tiến độ công trình Đường dây 500kV Quảng Trạch – Phố Nối, định kỳ 2 tuần, Bộ Công Thương đã tổ chức họp giao ban tiến độ với EVN, các tỉnh có đường dây đi qua, có sự có mặt của Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để rà soát tiến độ nhằm đảm bảo đường dây hoàn thành đúng tiến độ tháng 6/2024 như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Về phương án cung ứng điện giai đoạn cao điểm năm 2024, Bộ Công Thương cho biết, do tăng trưởng kinh tế phục hồi (GDP quý I tăng 5,66% so với cùng kỳ, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023), dẫn đến tăng trưởng nhu cầu phụ tải điện cao hơn so với các kế hoạch được duyệt. Theo rà soát của các đoàn công tác đi kiểm tra tình hình cung ứng điện và căn cứ báo cáo thực tế của EVN, ngày 3/4, Bộ Công Thương đã tổ chức họp rà soát với các đơn vị về kế hoạch cung ứng điện cao điểm mùa khô.

Trên cơ sở cập nhật của EVN, ngày 19/4, Bộ Công Thương đã phê duyệt điều chỉnh Kế hoạch cung ứng điện tháng cao điểm mùa khô, cũng như cả năm 2024 (Quyết định số 924/QĐ- BCT), cũng như cho các tháng còn lại của năm 2024, đảm bảo bám sát tình hình thực tế. So với Kế hoạch cũ, Kế hoạch cung cấp điện được điều chỉnh tăng trưởng phụ tải điện như sau: 10,4% - đối với Phương án để điều hành cho cả năm 2024 (cao hơn 1,25% so với Kế hoạch năm đã duyệt) và 11,4% - đối với Phương án để điều hành dự phòng trong các tháng cao điểm mùa khô năm 2024 (cao hơn 1,25% so với Kế hoạch cao điểm mùa khô đã duyệt).

Về cân đối sản lượng điện: Với định hướng sử dụng tiết kiệm nước các hồ thủy điện ngay từ cuối năm 2023, xuyên suốt quý I/2024, tổng lượng nước hiện có trong các hồ thủy điện tại thời điểm báo cáo quy đổi ra sản lượng điện là khoảng 11,3 tỷ KW giờ. Việc cung ứng nhiên liệu cho sản xuất điện, đặc biệt là nhiên liệu than đã được các đơn vị thực hiện tốt. Hệ thống điện quốc gia về cơ bản sẽ đáp ứng đủ điện cho phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của nhân dân trong hầu hết thời gian trong năm.

Phát biểu kết luận cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao nỗ lực của Bộ Công Thương, các tập đoàn đã nỗ lực để bảo đảm cung ứng điện trong quý I vừa qua; nêu rõ nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng đang tăng lên, là điều đáng mừng vì cơ cấu sử dụng tăng góp phần cho tăng trưởng; tuy nhiên, đi cùng với đó là nỗi lo vì phải đáp ứng nhu cầu tăng trưởng, gây áp lực cho sản xuất, truyền tải điện, cung ứng điện, các doanh nghiệp, đơn vị liên quan. Vì vậy, chúng ta phải đặt mục tiêu không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh nào. Các bộ, ngành, cơ quan, địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, chủ thể liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chủ động xây dựng các phương án xấu nhất có thể xảy ra; kịp thời điều hành, quản lý, sản xuất, kinh doanh với các giải pháp linh hoạt, hợp lý, hiệu quả đáp ứng yêu cầu đề ra; phải dự báo, đánh giá tình hình “đúng và trúng”, sát nhu cầu, khả năng đáp ứng, những diễn biến xấu có thể xảy ra, kể cả năm 2024 và 2025.

Thủ tướng Chính phủ: Bất kỳ tình huống nào cũng phải đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất, tiêu dùng
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao nỗ lực của Bộ Công Thương, các tập đoàn đã nỗ lực để bảo đảm cung ứng điện trong quý I vừa qua - Ảnh: VOV/Vũ Khuyên

Về các phương án nguồn điện, Thủ tướng yêu cầu bảo đảm chung cho tất cả các vùng miền; lưu ý những tháng cao điểm ở miền Bắc (tháng 5, 6, 7) thì phụ tải tăng lên mạnh (dự báo tháng 5 trên dưới 1.000MW, tháng 6 trên dưới 2.500MW, tháng 7 khoảng 1.000MW). Giải pháp phải đa dạng hoá các nguồn điện; phải rà soát kỹ các nguồn có thể huy động được, kể cả nguồn chạy dầu disel; thúc đẩy các nguồn điện lớn như Quảng Trạch, Nhơn Trạch 3, 4…; tập trung cho phương án xấu nhất.

Về nguồn nhiên liệu than, khí, nước, theo đó, về than, Thủ tướng đề nghị các nhà máy nhiệt điện than mua tối đa than sản xuất trong nước, không mua được mới nhập khẩu thì mới thúc đẩy sản xuất, kinh doanh trong nước, tạo sinh kế, không chảy máu ngoại tệ, đồng thời tránh được tiêu cực; các tổng công ty than phải đẩy mạnh khai thác than tối đa.

Về nguồn nước, đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp các đơn vị dự trữ nguồn nước bảo đảm nhu cầu, chú trọng các hồ thuỷ điện Sơn La, Hoà Bình, bảo đảm quản lý, chủ động tiết kiệm chứ không thể “trông vào ông trời được”. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng phải bảo đảm nguồn nhiên liệu khí, dầu.

Liên quan về tháo gỡ pháp lý, có những nội dung vướng mắc về Nghị định, Thông tư, Thủ tướng chỉ đạo Bộ Công Thương phải tháo gỡ ngay; xây dựng kế hoạch đáp ứng theo từng tháng; bảo đảm cân đối chung và công suất tối thiểu của các nhà máy điện; phải vì lợi ích tổng thể chứ không phải cục bộ; phải bảo đảm nguồn thu ngân sách và sinh kế cho người dân; phải đa dạng hoá các nguồn điện; sớm ban hành Nghị định về mua bán điện trực tiếp, lấy ý kiến của các thành viên Chính phủ trong tuần tới, sớm trình Chính phủ vào phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4.

Liên quan truyền tải điện, Thủ tướng yêu cầu trước mắt cần tập trung hoàn thành công trình Đường dây 500KV Quảng Trạch - Phố Nối, rà soát tiến độ để dứt khoát khánh thành trước 30/6/2024; tăng cường đi kiểm tra, thăm hỏi, tặng quà động viên cán bộ, công nhân trên công trường làm xuyên ngày nghỉ, ngày lễ; rà soát, xem lại khâu nào chậm chễ, trong đó có khâu cột thép, phải tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục, tăng cường sản xuất cột thép; bảo đảm lo đủ sứ cách điện; phải tìm hiểu, kiểm tra để ưu tiên các hạng mục, thiết bị sản xuất được trong nước.

Về đường dây, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát hành lang tuyến còn vướng mắc gì thì cùng địa phương giải quyết; Bộ Xây dựng phải xử lý tốt các vấn đề liên quan đơn giá xây dựng. Phải tăng cường nhập khẩu điện, do đó phải sớm hoàn thành Đường dây 500kV Nậm Sum – Nông Cống, Trạm cắt 220KV Đắk Óoc. Phải phân phối điện hợp lý, nhất là chú ý lúc cao điểm; tăng cường sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. Bộ Công Thương tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn tiết kiệm điện.

Về tính giá điện, Thủ tướng chỉ đạo phải dựa trên các văn bản, quy định đã có, nhưng tinh thần là có lộ trình phù hợp, tiết kiệm chi phí, chi hành chính, tăng cường ứng dụng chuyển đổi số, giảm lỗ trong kinh doanh điện, giảm chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp; không điều hành theo kiểu “giật cục”. EVN phải rà soát lại việc này; giá điện phải bảo đảm phù hợp, phải trao đổi với các tập đoàn như Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và các tập đoàn khác; tinh thần là giá điện cạnh tranh nhưng phải có sự điều tiết của Nhà nước. Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo việc này; lưu ý phải làm tốt công tác tuyên truyền, bảo đảm công khai, minh bạch. Các bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao; sớm trình Chính phủ các cơ chế mua bán điện trực tiếp, tự sản tự tiêu…

Về giải pháp tuyên truyền, Thủ tướng đề nghị các cơ quan như: Bộ Thông tin và Truyền thông, VTV, VOV, TTXVN, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ phải bố trí thời lượng hợp lý để có các chương trình tuyên truyền tăng cường sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, đi vào lòng người.

Thủ tướng Chính phủ: Bất kỳ tình huống nào cũng phải đáp ứng nhu cầu điện cho sản xuất, tiêu dùng
Toàn cảnh phiên họp - Ảnh: TTXVN/Dương Giang

Các địa phương theo thẩm quyền thực hiện nhanh chóng công tác giải phóng mặt bằng; lựa chọn nhà đầu tư, xây dựng các công trình liên quan điện; bảo đảm hành lang cho các dự án đường truyền tải điện; các bộ, ngành cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, chống tiêu cực trong ngành điện nói chung, sản xuất và tiêu thụ điện nói riêng. Các nhà máy sản xuất điện tập trung sản xuất, tăng cường tiêu thụ các nguyên liệu, sản phẩm trong nước.

Thủ tướng yêu cầu điều hành thông suốt, thông minh, tăng cường chuyển đổi số mạnh mẽ trong ngành điện, giảm chi phí đầu vào, tăng năng lực cạnh tranh.

Thủ tướng nêu rõ, nguồn không thiếu nhưng điều hành cần phải thông minh, hiệu quả, có giải pháp tổng thể, đa dạng hoá nguồn; khẩn trương hoàn thành các đường dây truyền tải; tháo gỡ vướng mắc về pháp lý liên quan cơ chế mua bán điện trực tiếp, tự sản tự tiêu, phát triển điện sinh khối, điện rác…

Thủ tướng nêu rõ, không chủ quan, nhưng cũng không hoang mang, trong lúc khó khăn phải bình tĩnh, bản lĩnh; phải đề ra các phương án xấu nhất có thể.

Nhóm PV
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Điện lực Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Phản ứng của Việt Nam về những động thái mới của Philippines tại Biển Đông

Phản ứng của Việt Nam về những động thái mới của Philippines tại Biển Đông

Chiều ngày 21/11, tại họp báo thường kỳ, Bộ Ngoại giao đã lên tiếng, thông tin về những động thái mới nhất của Philippines, Trung Quốc trên Biển Đông.
Bộ Ngoại giao thông tin về việc tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện từ Hoa Kỳ

Bộ Ngoại giao thông tin về việc tiếp nhận 5 máy bay huấn luyện từ Hoa Kỳ

Chiều 21/11, tại họp báo thường kỳ, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã thông tin với báo chí về việc tiếp nhận máy bay huấn luyện T-6C từ Hoa Kỳ.
Xung đột Nga-Ukraine lan rộng, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Xung đột Nga-Ukraine lan rộng, Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao khuyến cáo, các công dân Việt Nam không đến Ukraine thời điểm này, trừ trường hợp thực sự cần thiết.
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể

Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Văn Thể, chưa xem xét, xử lý kỷ luật ông Võ Văn Thưởng do đang điều trị bệnh.
Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, xem xét công tác nhân sự

Quốc hội điều chỉnh chương trình Kỳ họp thứ 8, xem xét công tác nhân sự

Chiều 21/11, Quốc hội đã điều chỉnh chương trình Đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Theo đó, Quốc hội sẽ họp về công tác nhân sự.

Tin cùng chuyên mục

Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Khoảng 30 nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống

Khoảng 30 nguy cơ đe dọa an ninh phi truyền thống

Theo chuyên gia, khoảng 30 nguy cơ đe doạ an ninh phi truyền thống đã, đang và sẽ tiếp tục nổi lên. Trong đó có 5 nguy cơ mà chúng ta phải lưu tâm.
Giá bất động sản phi mã, lao động, công chức khó có thể mua

Giá bất động sản phi mã, lao động, công chức khó có thể mua

Theo đại biểu Quốc hội, hiện trạng bất động sản hiện có rất nhiều vấn đề như giá bất động sản phi mã, người nghèo, lao động, công chức rất khó có thể mua được.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị ở mức độ cao.
Nhiều mỏ cát phục vụ cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long không đạt tiêu chuẩn

Nhiều mỏ cát phục vụ cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long không đạt tiêu chuẩn

Nhiều mỏ cát phục vụ cao tốc vùng Đồng bằng sông Cửu Long khi khảo sát, đánh giá chất lượng, trữ lượng không đạt tiêu chuẩn nên phải tìm mỏ khác thay thế.
Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025

Ngày 20/11, Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định 1437/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025.
Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước

Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư tạo xung lực mới cho quan hệ hai nước

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Malaysia sẽ củng cố mạnh mẽ nền tảng quan hệ chính trị và tiếp thêm động lực thúc đẩy hơn nữa hợp tác chiến lược.
Ngày Nhà giáo suy ngẫm về lời Tổng Bí thư

Ngày Nhà giáo suy ngẫm về lời Tổng Bí thư 'phát động Bình dân học vụ số'

Tổng Bí thư Tô Lâm mới đây đã nhắc lại giá trị của phong trào bình dân học vụ và đề xuất một cách tiếp cận mới: Phát động phong trào bình dân học vụ số.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng giữ chức Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng

Ngày 20/11, Văn phòng Trung ương Đảng đã tổ chức lễ công bố quyết định của Ban Bí thư về điều động, bổ nhiệm chức vụ Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng.
Hội nghị G20: Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế

Hội nghị G20: Việt Nam thúc đẩy quan hệ với các nước, các tổ chức quốc tế

Tại hội nghị thượng đỉnh G20 Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo:

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: 'Hôm nay, tôi là người hạnh phúc nhất trên thế gian này'

Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngày 20/11 năm nay có một điều rất đặc biệt, niềm hạnh phúc của các nhà giáo đó là Quốc hội thảo luận về Luật Nhà giáo.
Triển vọng phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana

Triển vọng phát triển mạnh mẽ trong quan hệ Việt Nam - Cộng hòa Dominicana

Thủ tướng thăm chính thức Cộng hòa Dominica, phóng viên TTXVN có cuộc phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Cuba kiêm nhiệm Cộng hòa Dominica Lê Quang Long.
Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica

Sau chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 và hoạt động song phương tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Dominica.
Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế quản lý đối với việc dạy thêm, học thêm

Đại biểu Quốc hội: Cần có cơ chế quản lý đối với việc dạy thêm, học thêm

Đề cập về việc dạy thêm, học thêm, đại biểu Quốc hội đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần phối hợp với các cơ quan để đưa ra cơ chế quản lý đối với vấn đề này.
Dự án Luật Nhà giáo: Tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong ngành giáo dục

Dự án Luật Nhà giáo: Tháo gỡ nhiều điểm nghẽn trong ngành giáo dục

Từ thực tiễn, kinh nghiệm quản lý trong ngành giáo dục, đại biểu Quốc hội cho biết, hiện trạng thừa - thiếu giáo viên cục bộ đang ngày càng trầm trọng.
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11: Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

Ngày 20/11 - Ngày Nhà giáo Việt Nam, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội dành trọn phiên họp buổi sáng để thảo luận về dự án Luật Nhà giáo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam cam kết đóng góp cho sự phát triển thế giới xanh, sạch, đẹp, bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam cam kết đóng góp cho sự phát triển thế giới xanh, sạch, đẹp, bền vững

Ngày 19/11 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu tại phiên thảo luận về phát triển bền vững và chuyển đổi năng lượng, Hội nghị G20.
Đội ngũ giảng viên ngành Công Thương: Khẳng định sứ mệnh vẻ vang trong sự nghiệp

Đội ngũ giảng viên ngành Công Thương: Khẳng định sứ mệnh vẻ vang trong sự nghiệp 'trồng người'

Các cơ sở đào tạo ngành Công Thương nói chung, đội ngũ những người làm công tác giáo dục nói riêng đã luôn nỗ lực đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao.
Vụ học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Thủ tướng chỉ đạo nỗ lực tìm kiếm học sinh mất tích

Vụ học sinh đuối nước tại Phú Thọ: Thủ tướng chỉ đạo nỗ lực tìm kiếm học sinh mất tích

Thủ tướng chỉ đạo nỗ lực tìm kiếm các học sinh còn mất tích trong vụ 06 học sinh bị đuối nước nghiêm trọng tại Phú Thọ, sớm khắc phục hậu quả.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Không để tình trạng dự án chờ mặt bằng

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Không để tình trạng dự án chờ mặt bằng

Liên quan đến giải ngân vốn đầu tư công Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu các địa phương đẩy mạnh giải phóng mặt bằng, không để tình trạng dự án chờ mặt bằng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động