Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ với diện tích khoảng 571 ha, tổng vốn đầu tư 50.000 tỷ đồng.
Thủ tướng Chính phủ sắp có chuyến thăm, công tác tại Lào Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Ba Lan, Czech và tham dự WEF tại Thụy Sĩ Thủ tướng Phạm Minh Chính bắt đầu chuyến thăm chính thức Ba Lan

Quy mô dự án khoảng 571 ha, vốn đầu tư hơn 50.000 tỷ đồng

Theo Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ của Thủ tướng Chính phủ ngày 16/1/2025, mục tiêu dự án là xây dựng và phát triển Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, bao gồm các dịch vụ liên quan đến khai thác cảng container cảng biển và các dịch vụ khác. Giao UBND TP. Hồ Chí Minh xác định các sản phẩm và dịch vụ cụ thể để đảm bảo hiệu quả của cảng trung chuyển quốc tế.

Thủ tướng chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Phối cảnh dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ - Ảnh minh họa (nguồn Portcoast)

Quy mô diện tích của dự án khoảng 571 ha. Về vốn đầu tư, được xác định trên cơ sở đề xuất thực hiện dự án và Đề án nghiên cứu cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ và không thấp hơn 50.000 tỷ đồng; giao UBND TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo cơ quan chuyên môn xác định cụ thể tổng vốn đầu tư của dự án theo đề xuất của nhà đầu tư để ghi nhận trong quá trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định.

Thời hạn hoạt động của dự án 50 năm kể từ ngày quyết định chủ trương đầu tư. Dự án được thực hiện tại huyện Cần Giờ, TP. Hồ Chí Minh. Hình thức lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại khoản 7 Điều 7 Nghị quyết số 98/2023/QH15 hoặc theo quy định của Luật đấu thầu. Các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều kiện đối với dự án và nhà đầu tư thực hiện dự án: Chỉ được thực hiện sau khi Dự án đã phù hợp với quy hoạch các cấp và được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích đất rừng sang mục đích khác theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, pháp luật về đất đai và quy định khác có liên quan; hoàn thành thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; thủ tục, điều kiện về công nghệ sử dụng tại dự án theo quy định của pháp luật về công nghệ và chuyển giao công nghệ.

Nhà đầu tư không được chuyển nhượng dự án trong thời gian 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Việc thay đổi nhà đầu tư sau thời gian này thực hiện theo quy định của pháp luật và phải được sự chấp thuận bằng văn bản của UBND TP. Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, phải được sự chấp thuận của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và các cơ quan có liên quan trong trường hợp phát sinh các vấn đề liên quan đến quốc phòng, an ninh trong quá trình thực hiện Dự án và trong trường hợp chuyển nhượng dự án hoặc chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần chi phối, chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức thực hiện Dự án…

Về tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, Thủ tướng Chính phủ giao UBND TP. Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành liên quan tiến hành đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư chiến lược thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đấu thầu và Nghị quyết số 98/2023/QH15; các Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 98/2023/QH15 (nếu có). Trong đó lưu ý các vấn đề quốc phòng, an ninh; môi trường; năng lực nhà đầu tư; tiêu chí, giải pháp khai thác có hiệu quả dự án, tránh cạnh tranh nội bộ giữa các cảng biển của Việt Nam; bảo đảm công khai, minh bạch, chất lượng, hiệu quả, đúng tiến độ; tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, lãng phí.

Ngoài ra, UBND TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan liên quan để xây dựng các tiêu chí về bảo vệ môi trường trong thực hiện lựa chọn nhà đầu tư để đảm bảo không tác động tiêu cực đến vùng đệm, vùng lõi của khu dự trữ sinh quyển thế giới.

Chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và công nghệ để xây dựng tiêu chí công nghệ sử dụng (cảng xanh, cảng thông minh), phương án vận hành cảng biển trong Dự án.

Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải để rà soát, đánh giá khả năng đầu tư xây dựng các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, kết nối giao thông để phục vụ cho việc phát triển Dự án; việc quyết định và thực hiện đầu tư các dự án giao thông kết nối phải được nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng, bảo đảm khai thác hiệu quả hạ tầng giao thông kết nối khi được đầu tư và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường, di sản thiên nhiên, đa dạng sinh học tại Khu dự trữ sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ.

Thủ tướng cũng yêu cầu nhà đầu tư có văn bản cam kết về các nội dung như: Đảm bảo đúng tỷ lệ hàng trung chuyển quốc tế và tỷ lệ hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam xếp dỡ tại Dự án, triển khai thực hiện Dự án đúng tiến độ đã được phê duyệt, tổng mức vốn, giải ngân vốn theo tiến độ đã được quy định,... để đảm bảo tính tổng thể hài hòa của Dự án, để không ảnh hưởng đến hoạt động các khu bến cảng, cảng biển lân cận.

UBND TP. Hồ Chí Minh chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra và giám sát trong việc triển khai thực hiện Dự án; đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ hành lang bờ biển, khai thác, sử dụng tài nguyên hải đảo, tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước. Xây dựng phương án phòng, chống ô nhiễm nguồn nước theo pháp luật về tài nguyên nước trong quá trình giải phóng mặt bằng, thi công các hạng mục của Dự án. Tuân thủ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng, vận hành các công trình và trong từng giai đoạn phát triển.

Nhà đầu tư được lựa chọn phải đảm bảo đủ vốn thực hiện dự án

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm về những nội dung được giao thẩm định chủ trương đầu tư và thực hiện quản lý nhà nước theo quy định của Luật Đầu tư và pháp luật có liên quan; phối hợp và hướng UBND TP. Hồ Chí Minh trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư để đảm bảo hiệu quả kinh tế tổng thể của Dự án…

Bộ Giao thông vận tải: Phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh đánh giá trong giai đoạn nghiên cứu khả thi của Dự án về tiến độ, lộ trình đầu tư Dự án, tỷ lệ hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam xếp dỡ tại Dự án; đảm bảo tính phù hợp, hài hòa, hiệu quả kinh tế, tránh xung đột lợi ích giữa Dự án này và các khu bến cảng, cảng biển lân cận (khu bến cảng Cái Mép - Thị Vải tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu...).

Đồng thời phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh rà soát khả năng đầu tư xây dựng các hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống giao thông kết nối phục vụ cho việc phát triển dự án; phối hợp với UBND TP. Hồ Chí Minh xây dựng tiêu chí công nghệ sử dụng (cảng xanh, cảng thông minh) trong Dự án để lựa chọn nhà đầu tư; Tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành đối với Dự án trong quá trình triển khai thực hiện đầu tư và quản lý khai thác, sử dụng bến cảng theo quy định của pháp luật.

Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Xây dựng, Quốc phòng, Công an, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ngoại giao, Y tế theo chức năng nhiệm vụ, thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Công văn số 746/TTg-CN ngày 2/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ; hướng dẫn UBND TP. Hồ Chí Minh thực hiện dự án, đảm bảo an toàn, hiệu quả và tuân thủ quy định của pháp luật.

Quyết định số 148/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cũng nêu rõ, nhà đầu tư được lựa chọn thực hiện Dự án: Đảm bảo góp đủ vốn chủ sở hữu để thực hiện dự án theo đúng tiến độ đã cam kết; ký quỹ hoặc có bảo lãnh ngân hàng về nghĩa vụ ký quỹ để đảm bảo thực hiện dự án;

Nhà đầu tư chỉ được thực hiện dự án sau khi được cấp có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác và chuyển mục đích đất rừng sang mục đích khác theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp, pháp luật về đất đai và quy định khác có liên quan; hoàn thành thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;

Đồng thời có văn bản cam kết với UBND TP. Hồ Chí Minh về các nội dung như: Đảm bảo đúng tỷ lệ hàng trung chuyển quốc tế và tỷ lệ hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam khai thác tại Dự án, triển khai thực hiện Dự án đúng tiến độ đã được phê duyệt, tổng mức vốn, giải ngân vốn theo tiến độ đã được quy định,... để đảm bảo tính tổng thể hài hòa của Dự án, để không ảnh hưởng đến hoạt động các khu bến cảng, cảng biển lân cận;

Bên cạnh đó, có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc sau khi hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Luật Lâm nghiệp; thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Thủ tướng cũng yêu cầu Dự án đảm bảo quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và bảo vệ môi trường trong quá trình thực hiện Dự án; phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và Bộ Tư lệnh Thành phố để giải quyết các vấn đề cụ thể liên quan đến nhiệm vụ quốc phòng trong khu vực; thực hiện nghiêm quy định về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển của Việt Nam.
Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 - 20/4/2025)

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 - 20/4/2025)

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Chủ tịch Hội đồng THQG Việt Nam gửi thư chúc mừng nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 - 20/4/2025).
Chủ tịch Quốc hội: Có thể miễn học phí cho hệ dân lập, tư thục

Chủ tịch Quốc hội: Có thể miễn học phí cho hệ dân lập, tư thục

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tinh giản bộ máy mới có nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, nguồn lực để đảm bảo quốc phòng an ninh...

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 3 - Người nổi tiếng và trách nhiệm khi quảng cáo

Đường dây sản xuất gần 600 loại sữa giả bị triệt phá gây phẫn nộ, dư luận réo tên loạt nghệ sĩ từng quảng cáo thổi phồng công dụng, tiếp tay cho lừa đảo.
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ góp tiếng nói thúc đẩy đàm phán sớm đạt kết quả

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị doanh nghiệp Hoa Kỳ góp tiếng nói thúc đẩy đàm phán sớm đạt kết quả

Tại buổi tiếp ông Jeffrey David Perlman, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị các doanh nghiệp Hoa Kỳ đóng góp tiếng nói thúc đẩy quá trình đàm phán đạt kết quả tốt đẹp
Thủ tướng:Sửa 5 luật, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế

Thủ tướng:Sửa 5 luật, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế

Cần tiếp tục rà soát, quán triệt, cụ thể hóa, thể chế hóa tất cả chủ trương, đường lối của Đảng, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế.

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ

Chính phủ 'chốt' thời gian khởi công, khánh thành công trình trọng điểm

Chính phủ chốt kịch bản, thời gian tổ chức lễ khởi công, khánh thành công trình lớn toàn quốc nhân dịp 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đề xuất giảm thời gian thực hiện quy trình, thủ tục bầu cử

Đề xuất giảm thời gian thực hiện quy trình, thủ tục bầu cử

Sửa đổi các quy định nhằm điều chỉnh giảm thời gian thực hiện quy trình, thủ tục bầu cử (còn 42 ngày so với 70 ngày của Luật hiện hành).
Làm rõ nguyên nhân tai nạn lao động tại Khu công nghiệp Đất Cuốc

Làm rõ nguyên nhân tai nạn lao động tại Khu công nghiệp Đất Cuốc

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Bình Dương khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại KCN Đất Cuốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo động lực mới từ cải cách thể chế

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo động lực mới từ cải cách thể chế

Tại Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, Thủ tướng yêu cầu khơi thông nguồn lực, tạo động lực mới từ cải cách thể chế.
Vì sao cần sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc?

Vì sao cần sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc?

Việc sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc được đặt ra trong bối cảnh yêu cầu sắp xếp, tinh gọn cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội...
Thủ tướng: Phong trào thi đua hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 mang lại hiệu quả cao

Thủ tướng: Phong trào thi đua hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 mang lại hiệu quả cao

Thủ tướng nhấn mạnh phong trào thi đua hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 đã mang lại hiệu quả cao.
Pháp sẽ thúc đẩy EC gỡ bỏ Thẻ vàng IUU đối với thủy hải sản của Việt Nam

Pháp sẽ thúc đẩy EC gỡ bỏ Thẻ vàng IUU đối với thủy hải sản của Việt Nam

Pháp sẽ thúc đẩy EC gỡ bỏ Thẻ vàng IUU đối với thủy hải sản của Việt Nam nhằm giúp ngành hàng quan trọng này sớm trở lại đường đua xuất khẩu.

'Thúc' tiến độ Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu tăng thêm nhân lực thi công 2 dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2; tăng cường hơn nữa năng lực của Ban quản lý dự án.
Đẩy nhanh điều tra, sớm đưa ra kết luận vụ thuốc giả

Đẩy nhanh điều tra, sớm đưa ra kết luận vụ thuốc giả

Bộ Công an tập trung đẩy nhanh tiến độ điều tra, sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Doanh nghiệp nhà nước phải có cơ chế trả lương như tư nhân

Doanh nghiệp nhà nước phải có cơ chế trả lương như tư nhân

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, chính sách tiền lương tại doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo người lao động đủ sống, cạnh tranh với tư nhân.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 về xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả.

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 2 - Tự công bố và hậu kiểm lỏng lẻo - kẽ hở chết người!

Cơ chế tự công bố sản phẩm cùng hậu kiểm lỏng lẻo đang trở thành kẽ hở chết người, tạo điều kiện hợp pháp hóa sản phẩm giả, kém chất lượng trên thị trường.
Chính sách tiền lương cán bộ cấp xã, hoàn thành trước 30/7

Chính sách tiền lương cán bộ cấp xã, hoàn thành trước 30/7

Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng Nghị định của Chính phủ về chính sách tiền lương đối với cán bộ cấp xã sau sắp xếp, hoàn thành trước ngày 30/7/2025.
Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế phát triển trung tâm tài chính quốc tế

Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế phát triển trung tâm tài chính quốc tế

Việc xây dựng, vận hành và phát triển trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh tại Việt Nam sẽ góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Thêm lĩnh vực cần nhà nước

Thêm lĩnh vực cần nhà nước 'rót' vốn để thành lập doanh nghiệp

Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp bổ sung lĩnh vực mà nhà nước cần đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp và đầu tư bổ sung vốn nhà nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm và ba chữ

Tổng Bí thư Tô Lâm và ba chữ 'miễn' chạm tới triệu niềm tin

Từ bữa ăn đến viện phí, học phí và bộ máy hành chính, Tổng Bí thư Tô Lâm không chỉ nói chính sách, mà đang cụ thể hóa hình mẫu Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Vĩnh Phúc triển khai lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã

Vĩnh Phúc triển khai lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã

Vĩnh Phúc lấy ý kiến cử tri về đề án sáp nhập tỉnh và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, hoàn tất trước ngày 20/4/2025, đảm bảo đúng quy định, dân chủ.
Hội nghị thượng đỉnh P4G thông qua 2 tuyên bố và đạt 5 đồng thuận lớn

Hội nghị thượng đỉnh P4G thông qua 2 tuyên bố và đạt 5 đồng thuận lớn

Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025 đã thông qua 2 tuyên bố và đạt 5 kết quả đồng thuận.
Sửa luật để phù hợp với bộ máy Mặt trận Tổ quốc

Sửa luật để phù hợp với bộ máy Mặt trận Tổ quốc

Việc sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức bộ máy, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sau khi được sắp xếp.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin về cải cách tiền lương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin về cải cách tiền lương

Việc triển khai thực hiện cải cách tiền lương đã góp phần cơ bản nâng cao thu nhập, cải thiện đáng kể đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức...
Mobile VerionPhiên bản di động