Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Lào Cai cần đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng, Lào Cai cần đẩy mạnh đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu phát triển dịch vụ logistics.
Lào Cai thí điểm vận chuyển 2 chiều trên 1 phương tiện thông quan Cơ hội cho nông, lâm, thủy sản của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc Khai mạc Hội chợ Thương mại quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) lần thứ 23, năm 2023

Ngày 11/11, tại TP. Lào Cai, Bộ Công Thương phối hợp với UBND tỉnh Lào Cai tổ chức Hội nghị phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) lần thứ 23, năm 2023.

Trung tâm kết nối giao thương

Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho biết, Lào Cai là địa phương có vị trí địa kinh tế - chính trị chiến lược của cả nước và khu vực, được đánh giá là “cửa ngõ” và “cầu nối” quan trọng về giao thương, giao lưu văn hóa không chỉ giữa Việt Nam với Trung Quốc mà cả các nước ASEAN; là trung tâm trung chuyển và dịch vụ logistics quan trọng trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, một kết nối quan trọng của hành lang Bắc - Nam trong hợp tác các nước Tiểu vùng sông Mê Kông.

Lãnh đạo Bộ Công Thương đánh giá, cặp cửa khẩu quốc tế Lào Cai - Hà Khẩu (Vân Nam, Trung Quốc) đóng vai trò "cửa ngõ" giao thương trong cung đường vận chuyển ngắn nhất từ Côn Minh ra biển Đông (Cảng Hải Phòng) với đầy đủ các loại hình giao thông kết nối.

“Với nhiều tiềm năng khác biệt, lợi thế so sánh và cơ hội nổi trội, nguồn lực phong phú, Lào Cai hội tụ đủ các điều kiện riêng có để phát triển trở thành một cực tăng trưởng của vùng biên giới phía Bắc, trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc” - Thứ trưởng Phan Thị Thắng khẳng định.

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Lào Cai cần đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng phát biểu tại Hội nghị

Theo Thứ trưởng, thực tế những năm qua, dịch vụ logistics đã khẳng định vai trò, vị trí trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và đối với ngành thương mại nói riêng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Đây là nhân tố then chốt trong chuỗi lưu thông hàng hóa, tạo ra giá trị tăng thêm cho hàng hóa và nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp và cho cả tỉnh.

“Nhờ phát triển đúng hướng, chỉ trong hơn chục năm trở lại đây, bộ mặt kinh tế - xã hội ở Lào Cai đã đổi thay nhanh chóng, từ thu không đủ bù chi, Lào Cai đã trở thành tỉnh đứng nhóm đầu trong 14 tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Giai đoạn 2011 - 2020, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh giai đạt 9,2%/năm; tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 15,2%/năm, cao hơn mức bình quân của khu vực. Hoạt động xuất nhập khẩu qua địa bàn tỉnh trong thời gian qua cũng đã phát triển theo đúng định hướng, tỷ trọng hàng hóa thông quan qua khu vực cửa khẩu quốc tế tăng dần đều và chiếm tỷ trọng ngày càng lớn” - lãnh đạo Bộ Công Thương đánh giá.

Theo ông Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai, Lào Cai đã và đang quyết tâm xây dựng tỉnh trở thành một trong những cực tăng trưởng, hạt nhân quan trọng trong phát triển kinh tế vùng trung du miền núi phía Bắc.

Đến thời điểm này, Lào Cai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu tỉnh Lào Cai đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đang được Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án “Xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương kinh tế giữa Việt Nam và các nước Asean với vùng Tây Nam - Trung Quốc… nhằm cụ thể hóa Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị.

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Lào Cai cần đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics
Ông Trịnh Xuân Trường, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai phát biểu tại Hội nghị

“Về đường bộ, hạ tầng giao thông kết nối luôn được quan tâm đầu tư, nâng cấp, trong giai đoạn 2024 - 2025 sẽ đồng bộ triển khai thi công giai đoạn 2 tuyến đường bộ cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn Yên Bái - Lào Cai). Về đường sắt tốc độ cao Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh đã được Chính phủ giao Bộ Giao thông Vận tải triển khai lập Đề án tiền khả thi. Đối với cảng hàng không, tỉnh Lào Cai cũng đang triển khai thực hiện” - ông Trường thông tin.

Còn nhiều “điểm nghẽn”, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng

Dù đạt được nhiều kết quả, tuy nhiên, Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai nhìn nhận, hạ tầng kinh tế cửa khẩu và dịch vụ logictics của Lào Cai vẫn còn nhiều hạn chế, chưa có trung tâm logictics với đầy đủ các chức năng cơ bản; chi phí dịch vụ logictics còn cao, tính liên kết giữa các doanh nghiệp còn hạn chế. Công tác nghiên cứu, dự báo và thông tin thị trường còn yếu; thông tin liên kết vùng, liên kết doanh nghiệp chưa cao. Kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu quốc tế Lào Cai chưa tương xứng với tiềm năng lợi thế của hai bên.

Cùng ý kiến, Thứ trưởng Phan Thị Thắng nhận định, hoạt động logistics tại Lào Cai và các tỉnh biên giới phía Bắc nói chung vẫn còn một số hạn chế lớn. Cụ thể, hệ thống logistics, đặc biệt là hạ tầng giao thông vận tải mặc dù đã được quan tâm đầu tư nhưng vẫn còn 1 số vấn đề như hạn chế trong khai thác đường sắt với Trung Quốc do chưa đồng bộ về khổ đường ray; hệ thống sông dốc, nhiều đá ngầm khi khai thác vận tải; chưa có trung tâm logistics quy mô xứng tầm.

Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Lào Cai cần đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số trong lĩnh vực logistics
Toàn cảnh Hội nghị

Bên cạnh đó, số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng đa số quy mô nhỏ, manh mún, chủ yếu cung cấp dịch vụ đơn lẻ, thiếu tính liên kết; ứng dụng công nghệ đặc biệt trong thương mại điện tử và thương mại điện tử xuyên biên giới còn ở mức thấp; chưa có cơ chế, chính sách mang tính đột phá để hỗ trợ cho hoạt động logistics phát triển xứng tầm.

Ngoài ra, liên kết về logistics giữa các địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu là một trong những nguyên nhân dẫn đến hoạt động cung ứng, lưu thông hàng hóa dễ bị tác động tiêu cực khi thị trường nước ngoài có biến động. Sự kết nối chưa hiệu quả giữa các vùng sản xuất và chế biến, xuất khẩu hàng hóa cũng là nguyên nhân khiến chi phí logistics cao, thời gian vận chuyển bị kéo dài.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong logistics

Để tháo gỡ các điểm nghẽn trong hoạt động logistics tại Lào Cai, Thứ trưởng Phan Thị Thắng đề nghị, Lào Cai cần chú trọng rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành hoặc tham mưu trình các cấp có thẩm quyền ban hành mới các cơ chế, chính sách có tính đột phá, khả thi trong phát triển khu kinh tế cửa khẩu, hoạt động thương mại biên giới và logistics qua địa bàn.

Đồng thời, tỉnh cần ưu tiên ngân sách để làm "vốn mồi"; dẫn dắt, thu hút tập đoàn, doanh nghiệp có uy tín, năng lực, kinh nghiệm vào đầu tư, phát triển hạ tầng logistics. Trong đó, ưu tiên thu hút đầu tư phát triển các trung tâm logistics và chế biến nông sản thế hệ mới, áp dụng công nghệ 4.0, góp phần nâng cao giá trị gia tăng của dịch vụ và giảm chi phí phù hợp.

“Lào Cai cần đẩy mạnh hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong logistics ở cả lĩnh vực quản lý và kinh doanh dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu, vận hành hiệu quả cổng thông tin điện tử về vận tải hàng hóa, các giải pháp trao đổi dữ liệu trực tuyến nhằm tiết kiệm thời gian, giảm chi phí và nâng cao hiệu quả kiểm soát và quản lý hàng hóa” - Lãnh đạo Bộ Công Thương đề nghị.

Bên cạnh đó, tỉnh Lào Cai cần tâm đầu tư hơn nữa cho đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, nhân lực tại chỗ ở cả cấp quản lý và doanh nghiệp; tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; khuyến khích các chương trình đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, kinh tế số, đáp ứng yêu cầu phát triển dịch vụ logistics trong tình hình mới.

Hoàng Lan - Cấn Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lào Cai

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo sang khu vực Âu Mỹ tăng đột biến

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang khu vực châu Âu - châu Mỹ những tháng đầu năm 2024 tăng đột biến, trong đó tăng mạnh nhất là Cuba.
Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Tây Nguyên: Khai phá tiềm năng ngành rau quả, phát triển hiệu quả kinh tế vùng

Dù hội tụ đủ những điều kiện phát triển ngành rau quả nhưng các “điểm nghẽn” về cơ chế, chính sách khiến quy mô xuất khẩu của vùng còn rất khiêm tốn.
Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Gia Lai: Đề xuất xây dựng Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên

Tỉnh Gia Lai đề xuất sớm hình thành một Trung tâm Logistics hạng II thuộc khu vực Tây Nguyên và hướng ra các tỉnh Duyên hải miền Trung.
Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên: Khai thác thế mạnh vùng, biến tiềm năng thành nguồn lực phát triển

Tây Nguyên là vùng đất sở hữu nhiều lợi thế phát triển kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, nhờ tính đặc thù về bản sắc văn hoá, vị trí địa chính trị.
Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Trung Quốc giảm mua hàng, xuất khẩu hồ tiêu giảm lượng

Quý I/2024, xuất khẩu hồ tiêu giảm 26,1%. Trong khi nhiều thị trường tăng mua hồ tiêu từ Việt Nam thì thị trường Trung Quốc lại giảm nhập khẩu.

Tin cùng chuyên mục

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Xúc tiến thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh

Hội chợ triển lãm thương mại và giới thiệu sản phẩm OCOP tại huyện Đông Anh diễn ra từ ngày 26-30/4.
Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Cần thiết thành lập Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam

Việc có được một Sàn giao dịch gạo tiêu chuẩn Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn cho hoạt động xuất khẩu gạo thời gian tới.
Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm

Hơn 30 tỉnh, thành tham gia Hội chợ triển lãm ''Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024''

Tối 26/4, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

Philippines - Thị trường tiêu thụ xi măng và clinker lớn nhất của Việt Nam

3 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu xi măng và clinker sang Philippines tăng nhẹ 2,3% về lượng, nhưng giảm 6,9% về kim ngạch và giảm 9% về giá so với cùng kỳ.
Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Thách thức về liên kết vùng, tính bền vững trong thương mại điện tử

Theo các chuyên gia, tương phản với sự tăng trưởng nhanh về quy mô của thương mại điện tử là tính không bền vững, thiếu sự liên kết giữa các vùng.
Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá pin năng lượng mặt trời từ Việt Nam

Hoa Kỳ thông báo nhận hồ sơ đề nghị điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với sản phẩm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam.
Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Đắk Lắk: Thị trường cà phê hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh bền vững

Thị trường cà phê đang hướng đến sản xuất và xuất khẩu xanh, bền vững. Đây là một trong những yêu cầu mang tính sống còn trong cạnh tranh xuất khẩu hiện nay.
Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Chú trọng chuỗi giá trị để xuất khẩu gạo Việt có giá cao

Để xuất khẩu gạo tận dụng được cơ hội của thị trường cũng như bán được giá cao, doanh nghiệp cần phải chú trọng chuỗi giá trị sản xuất, xây dựng thương hiệu.
Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Tăng cường kết nối cảng biển Việt Nam - Pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế

Kết nối sâu rộng với hệ thống cảng Pháp mở ra cánh cửa cơ hội lớn cho kinh tế Việt Nam, nâng cao năng lực cạnh tranh xuất nhập khẩu của ta trên trường quốc tế.
Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Châu Á - châu Phi tiếp tục là thị trường quan trọng của xuất khẩu gạo Việt Nam

Trong quý I/2024, kim ngạch xuất khẩu gạo sang khu vực thị trường châu Á - châu Phi ghi nhận nhiều tín hiệu tốt khi hầu hết các thị trường chính đều tăng.
Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Các tỉnh Tây Nguyên cần tăng cường tính liên kết vùng để phát triển kinh tế

Đắk Lắk giữ vai trò nòng cốt trong liên kết vùng Tây Nguyên trong các hoạt động xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu theo quy mô chuyên nghiệp.
Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Đắk Lắk: Quyết tâm đưa TP. Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới

Phát triển TP. Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk trở thành “Thành phố cà phê của thế giới”; gắn với phát triển du lịch sinh thái, khai thác các giá trị văn hóa địa phương.
Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Khủng hoảng nguồn cung, giá cà phê Robusta phá kỷ lục cao nhất lịch sử

Giá cà phê Robusta tiếp tục tăng đạt mốc cao nhất trong mọi thời đại. Hiện nay chưa có thông tin nào có thể khiến cho giá cà phê trong nước và thế giới dừng lại
Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Xuất khẩu gạo của Việt Nam tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm

Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.
Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Đắk Lắk: Khai mạc Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Tây Nguyên

Kỳ vọng đưa vùng Tây Nguyên ra khỏi vị trí “vùng trũng” trong phát triển ngoại thương, thu hẹp dần khoảng cách về thu nhập và trình độ phát triển thương mại.
Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Xuất khẩu sắn hướng đến mục tiêu 2 tỷ USD

Hàng năm, xuất khẩu sắn và sản phẩm sắn thu về trên 1 tỷ USD, mặt hàng này đang hướng đến con số xuất khẩu 2 tỷ USD vào năm 2030.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị triển khai công tác điều hành xuất khẩu gạo

Sáng 26/4, tại Cần Thơ, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị tổng kết về xuất khẩu gạo năm 2023, quý I/2024 và bàn định hướng xuất khẩu gạo trong thời gian tới.
Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Giá gạo xuất khẩu được dự báo như thế nào trong năm 2024?

Dù có lúc trồi sụt, nhưng giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam năm 2024 được dự báo sẽ quanh mức 600 USD/tấn, cao hơn con số 575 USD/tấn của năm 2023.
Hà Nội: 100 gian hàng tham gia Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Hà Nội: 100 gian hàng tham gia Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024

Với quy mô 100 gian hàng, Hội chợ hàng lưu niệm Thủ đô năm 2024 do Sở Công Thương Hà Nội tổ chức đã chính thức khai mạc tối 25/4.
Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Việt Nam lần đầu tiên vươn lên vị trí thứ 5 xuất khẩu thủy sản vào Singapore

Trong 15 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào thị trường Singapore, Việt Nam lần đầu tiên vươn lên giữ vị trí thứ 5 tại thị trường này.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động