Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thông tin về hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Hội nghị Giao ban báo chí

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đã thông tin về hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Hội nghị Giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức sáng 15/11.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải làm rõ vấn đề chiết khấu xăng dầu và mua bán điện ở dự án Trung Nam Bộ Công Thương thực hiện hàng loạt giải pháp để bảo đảm nguồn cung xăng dầu

Thị trường xăng dầu có biến động đặc biệt

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chia sẻ, thị trường xăng dầu Việt Nam chịu ảnh hưởng, phụ thuộc lớn vào thị trường xăng dầu thế giới. Đây là điều hiển nhiên vì ta nhập khẩu 20-25% xăng dầu vào sử dụng thị trường trong nước, số còn lại do Nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn và Bình Sơn sản xuất. Tuy nhiên, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn đang nhập khẩu 100% nguồn dầu thô để chế biến. Nhà máy Lọc hóa dầu Bình Sơn cũng sử dụng 50% nguồn dầu thô nhập khẩu. Như vậy, chúng ta vẫn phụ thuộc 80% dầu thô và xăng dầu thành phẩm để sử dụng.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải thông tin về hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Hội nghị Giao ban báo chí
Thị trường xăng dầu Việt Nam chịu ảnh hưởng lớn của tình hình khó khăn chung trên thị trường thế giới

Từ cuối năm 2021, đặc biệt kể từ khi cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ucraine xảy ra (bắt đầu từ tháng 2/2022), thị trường xăng dầu thế giới có diễn biến phức tạp, nguồn cung khan hiếm, giá liên tục tăng cao (giá xăng dầu thành phẩm thế giới bình quân 10 tháng đầu năm 2022 đã tăng 57-85% so với cùng kỳ năm 2021). Tuy nhiên, từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 9 năm 2022, giá xăng dầu có xu hướng giảm liên lục, đã hơn 10 lần giảm giá, người dân và doanh nghiệp sử dụng xăng dầu được hưởng lợi, CPI ổn định, nhưng doanh nghiệp xăng dầu thì chịu nhiều khó khăn. Từ đầu tháng 10 đến nay, giá thành phẩm xăng dầu thế giới lại có xu hướng tăng trở lại do quyết định giảm sản lượng khai thác dầu của Opec+ và hiện nay tiếp tục có diễn biến phức tạp.

"Hiện nay thị trường xăng dầu thế giới là không bình thường, thậm chí 1 số chuyên gia cho rằng đây là trạng thái dị biệt. Do đó, các giải pháp điều hành cũng sẽ có những chính sách đặc biệt, khác với bình thường" - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải khẳng định.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh, thời gian qua, việc điều hành mặt hàng xăng dầu được thực hiện với mục tiêu hài hòa lợi ích của người dân, người sử dụng xăng dầu; doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu; Nhà nước.

Trong khi đó, hiện nay, cơ quan điều hành chỉ có duy nhất 1 công cụ điều hành giá xăng dầu là Quỹ Bình ổn giá, để khi giá xăng dầu tăng quá cao thì bù vào. Tuy nhiên quỹ này sử dụng từ tiền mua xăng dầu của người dân, nên khi quỹ âm thì không còn tác dụng. Bên cạnh đó, công cụ về thuế phí đã được sử dụng thời gian qua. Song công cụ này chỉ có tác dụng với người dân và doanh nghiệp sử dụng xăng dầu, còn đối tượng là doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu thì không được hưởng lợi.

Ngoài ra, nguồn dự trữ xăng dầu quốc gia là nguồn quan trọng. Nhưng ta chỉ có 5-7 ngày dự trữ xăng dầu quốc gia, nằm ở doanh nghiệp. Trong khi các quốc gia khác như Nhật Bản, Úc là 90 ngày.

Trong điều kiện đó, thời gian qua, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã phối hợp chặt chẽ, thực hiện nhất quán, đúng quy định (trong việc tính toán, xác định, điều hành giá) tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP và Nghị định 95/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, các Thông tư hướng dẫn và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến giá xăng dầu thế giới; sử dụng công cụ Quỹ Bình ổn giá một cách linh hoạt, hợp lý nhằm hạn chế mức tăng mạnh của giá xăng dầu trong nước so với biến động của giá thế giới, góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã kiến nghị Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Quốc hội điều chỉnh giảm thuế bảo vệ môi trường 02 lần, thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng và đang tiếp tục đề nghị xem xét giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT. Ngoài ra, để tháo gỡ khó khăn cho các thương nhân kinh doanh xăng dầu, Bộ Công Thương đã kiến nghị Bộ Tài chính thực hiện việc rà soát, điều chỉnh các chi phí cấu thành trong giá cơ sở mặt hàng xăng dầu (Premium, chi phí vận chuyển xăng dầu...) cho phù hợp với thực tế, đảm bảo tính đúng, tính đủ, hài hòa lợi ích giữa các chủ thể kinh doanh và sử dụng xăng dầu.

Nhờ chính sách giảm thuế và sử dụng linh hoạt quỹ Bình ổn giá nên giá xăng dầu trong nước biến động phù hợp với diễn biến của giá xăng dầu thế giới nhưng mức tăng thấp hơn mức tăng của giá xăng dầu thế giới. Theo công bố tại website: Globalpetrolprices.com (website xếp hạng giá xăng dầu thế giới), giá xăng, dầu của Việt Nam ngày 14/11/2022 đứng thứ 29 đối với mặt hàng xăng và đứng thứ 33 đối với mặt hàng dầu theo thứ tự từ dưới lên trên (giá xăng, dầu rẻ nhất là tại Venezuela và đắt nhất là tại Hong Kong- Trung Quốc).

Nguyên nhân khiến thị trường xăng dầu khó khăn

Trong thời gian gần đây, thị trường xăng dầu trong nước có hiện tượng thiếu xăng dầu cục bộ, một số doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ xăng dầu đóng cửa hoặc tạm ngừng kinh doanh, bán hàng cầm chừng ảnh hưởng đến việc đáp ứng nhu cầu xăng dầu cho thị trường.

Chia sẻ về nguyên nhân của tình trạng này, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay: Thị trường mặt hàng xăng dầu trên thế giới có biến động rất bất thường do tác động của các vấn đề mang tính toàn cầu đã ảnh hưởng trực tiếp đến biến động của thị trường xăng dầu trong nước. Bên cạnh đó, nhu cầu xăng dầu trong nước tăng khá cao so với dự kiến do sự phục hồi kinh tế của nước ta sau dịch bệnh Covid - 19 là tích cực, cao hơn dự báo (kế hoạch tăng trưởng GDP lúc đầu dự kiến là 6%, tuy nhiên, đến nay, tăng trưởng GDP 2022 dự kiến đạt 8-8,5%). Sự hồi phục kinh tế nhanh, mạnh và vượt kế hoạch khiến nhu cầu tiêu dùng mặt hàng xăng, dầu tăng cao, trong bối cảnh nguồn cung chưa tăng tương ứng.

Ở trong nước, nguồn sản xuất từ 02 nhà máy lọc dầu trong nước 10 tháng đầu năm 2022 chưa đảm bảo theo kế hoạch năm đặt ra. Dù hai nhà máy đã sản xuất vượt công suất, Bình Sơn gần đây sản xuất vượt 112% nhưng vẫn chưa đạt kế hoạch. Như vậy, còn thiếu 170 nghìn m3/tấn xăng, dầu các loại (10 tháng đầu năm, nguồn sản xuất trong nước từ 02 nhà máy đạt 9,7 triệu m3/tấn, trong khi kế hoạch đăng ký 10 tháng đầu năm là 9,87 triệu m3/tấn).

Ngoài ra, do giá xăng dầu thế giới biến động phức tạp và khác thường (giá xăng dầu thành phẩm thế giới bình quân 10 tháng đầu năm 2022 đã tăng 57- 85% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 9 năm 2022, giá xăng dầu có xu hướng giảm liên tục với biên độ lớn. Từ đầu tháng 10 đến nay, giá thành phẩm xăng dầu thế giới lại có xu hướng tăng trở lại do quyết định giảm sản lượng khai thác dầu của OPEC+ và hiện nay tiếp tục diễn biến phức tạp khó lường), nhiều doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu bị thua lỗ do đã nhập khẩu khối lượng xăng dầu tương đối lớn với giá cao (trong Quý II), từ Quý III giá lại giảm liên tục. Do thua lỗ, nhiều doanh nghiệp đã thu hẹp hoạt động kinh doanh, nhập khẩu cầm chừng, cắt giảm các chi phí kinh doanh trong đó có việc cắt giảm mạnh chiết khấu bán hàng dẫn đến doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu không đủ chi phí duy trì kinh doanh và cắt giảm sản lượng hoặc gián đoạn việc bán hàng.

Thêm nữa, tỷ giá USD/VND tăng cao dẫn đến chi phí kinh doanh xăng dầu tăng theo làm cho hoạt động kinh doanh xăng dầu càng thêm thua lỗ. Mưa bão ảnh hưởng đến việc vận chuyển xăng dầu từ các nhà máy sản xuất trong nước và nhập khẩu từ nước ngoài về kho của doanh nghiệp, vì vậy làm chậm nguồn cung ứng xăng dầu trong một số thời điểm.

Về nguyên nhân chủ quan, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nêu, từ cuối năm 2021 đến nay, các chi phí kinh doanh xăng dầu thực tế (chi phí vận chuyển, premium…) tăng liên tục và tăng cao nhưng những chi phí này chưa được rà soát, điều chỉnh tăng và tính đúng, tính đủ khi tính giá cơ sở mặt hàng xăng dầu do Nhà nước điều hành nên chưa khuyến khích doanh nghiệp nhập xăng, dầu để cung ứng cho thị trường trong nước.

Trong khi giá xăng dầu tăng, tỷ giá USD/VND tăng thì nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn, khó tiếp cận nguồn ngoại tệ, nguồn tín dụng (các doanh nghiệp không đủ điều kiện để vay tiền tại các tổ chức tín dụng). Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, room tín dụng thì còn, nhưng nếu như các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nhà nước được vay tín chấp thì các doanh nghiệp tư nhân lại không còn tài sản để thế chấp. Vì vậy, nguồn tài chính của các doanh nghiệp đầu mối bị ảnh hưởng đến việc nhập khẩu xăng dầu nên các doanh nghiệp chỉ duy trì nhập lượng hàng đủ để cung cấp cho hệ thống phân phối trực thuộc của doanh nghiệp mình và duy trì lượng hàng dự trữ tồn kho theo quy định.

Một số doanh nghiệp đầu mối khu vực phía Nam bị tước Giấy phép kinh doanh xăng dầu trong thời gian 1-1,5 tháng (do vi phạm hành chính) dẫn đến ảnh hưởng tới nguồn cung xăng dầu tại một số địa bàn. Có doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu bị Tổng cục Hải quan ngừng thông quan mặt hàng xăng dầu do không đáp ứng điều kiện về việc kết nối dữ liệu điện tử theo quy định của Tổng cục Hải quan (áp dụng từ 1/7/2022).

"Thời gian qua, Chính phủ, các bộ ngành đã họp liên tục, bước đầu có quyết định điều chỉnh chi phí thực của doanh nghiệp để đủ, đúng, kịp thời cho doanh nghiệp và dự kiến sẽ điều chỉnh vào kỳ điều hành ngày 21/11. Về tín dụng, dù khó khăn, nhưng Ngân hàng Nhà nước cũng đang vào cuộc quyết liệt" - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chia sẻ.

Nỗ lực đảm bảo cung ứng đủ xăng dầu cho thị trường

Trong thời gian tới, theo dự báo của các tổ chức quốc tế, các chuyên gia, do tình hình địa chính trị trên thế giới còn phức tạp, khó lường, nguồn cung xăng dầu sẽ vẫn còn tiếp tục khó khăn. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ luôn sâu sát, điều hành quyết liệt và đã chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương thực hiện các giải pháp.

Cụ thể, Bộ Công Thương đã chỉ đạo các thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu cung cấp đầy đủ xăng dầu cho thị trường trong nước, bảo đảm không để thiếu hụt xăng dầu, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và tiêu dùng của xã hội; tăng cường kiểm tra, giám sát việc bảo đảm tổng nguồn xăng dầu tối thiểu của các thương nhân theo đúng quy định.

Bộ Công Thương cũng đang tích cực cùng Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp rà soát, đề xuất sửa đổi bổ sung Nghị định số 95/2021/NĐ-CP ngày 01 tháng 11 năm 2021 và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 về kinh doanh xăng dầu theo trình tự, thủ tục rút gọn; bảo đảm khoa học, hợp lý, hiệu quả, khả thi, đáp ứng yêu cầu thực tiễn và công tác quản lý nhà nước, hài hòa lợi ích của nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương và các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu định kỳ trước ngày 20 hàng tháng rà soát, tổng hợp, thống kê các chi phí liên quan đến kinh doanh xăng dầu và chủ động xem xét việc điều chỉnh theo quy định, bảo đảm sát với thực tiễn của thị trường và hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Thực hiện ngay nhiệm vụ này để phục vụ kỳ điều hành giá ngày 21 tháng 11 năm 2022. Các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu có trách nhiệm báo cáo kịp thời, trung thực, chính xác các thông tin theo yêu cầu của Bộ Tài chính.

Các Bộ: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư theo chức năng, nhiệm vụ được giao nghiên cứu, xử lý những khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý xăng dầu dự trữ quốc gia, hoàn thiện phương án nâng mức dự trữ quốc gia xăng dầu theo chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ và quy định của Luật dự trữ quốc gia và các văn bản hướng dẫn liên quan.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương chỉ đạo các ngân hàng thương mại rà soát cụ thể vướng mắc của từng doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu để xử lý, hỗ trợ tháo gỡ kịp thời và tạo điều kiện tối đa bảo đảm nguồn vốn tín dụng cho doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp chặt chẽ với các Bộ: Công Thương, Tài chính chỉ đạo các cơ quan báo chí và phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam để thông tin tuyên truyền có định hướng, phản ánh khách quan, trung thực, toàn diện về tổng thể thị trường xăng dầu trong nước và thế giới trong bối cảnh có nhiều khó khăn như hiện nay, ổn định tâm lý xã hội và người dân, tránh gây hoang mang trong dư luận. Các Bộ: Công Thương, Tài chính chủ động cung cấp thông tin kịp thời cho Bộ Thông tin và Truyền thông và các cơ quan báo chí theo quy định.

Bộ Công Thương, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam chỉ đạo Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, Công ty Cổ phần Lọc Hóa dầu Bình Sơn có phương án phân phối xăng dầu hợp lý, ưu tiên nhu cầu mua hàng của doanh nghiệp đã và đang nhập khẩu xăng dầu để hỗ trợ bù đắp chi phí.

Các Bộ: Công Thương, Công an, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Thủ trưởng các cơ quan chức năng liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ được giao tăng cường kiểm tra, giám sát, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với hành vi đầu cơ găm hàng, buôn lậu xăng dầu qua biên giới và các hành vi vi phạm khác trong kinh doanh xăng dầu; đồng thời tạo điều kiện để các doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung xăng dầu và an ninh năng lượng quốc gia.

“Dù 1 cửa hàng đóng cửa thì cũng là trách nhiệm của các Bộ ngành, trong đó có Bộ Công Thương. Chúng tôi nhận trách nhiệm và cho rằng đây là việc phải làm tốt hơn nữa. Chúng tôi sẽ cố gắng làm tốt những việc trong chức năng nhiệm vụ của mình. Những việc không thuộc chức năng, Bộ Công Thương sẽ phối hợp các bộ ngành báo cáo với Chính phủ, quốc hội, Ủy ban Thường vụ quốc hội để có giải pháp xử lý" - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Kinh doanh xăng dầu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai: Ưu tiên đảm bảo cung cấp điện toàn hệ thống dịp lễ, Tết

Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai: Ưu tiên đảm bảo cung cấp điện toàn hệ thống dịp lễ, Tết

Công ty Điện lực Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai đã ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị điện lực, xí nghiệp trực thuộc đảm bảo cung cấp điện an toàn dịp lễ, Tết.
Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia: 7 nhóm giải pháp chiến lược từ PGS.TS. Vũ Trọng Lâm

Đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia: 7 nhóm giải pháp chiến lược từ PGS.TS. Vũ Trọng Lâm

An ninh năng lượng luôn được xem là huyết mạch của sự phát triển kinh tế-xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống, PGS.TS. Vũ Trọng Lâm đưa ra 7 nhóm giải pháp.
Tập trung nguồn lực cho dự án sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Tập trung nguồn lực cho dự án sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Tại Kỳ họp thứ 9, diễn ra vào tháng 6/2025, dự kiến Bộ Công Thương sẽ trình Quốc hội cho ý kiến dự thảo Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi).
Nga mong muốn trở thành quốc gia dẫn đầu trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Nga mong muốn trở thành quốc gia dẫn đầu trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Theo đặc phái viên của Điện Kremlin, Liên bang Nga đang mong muốn trở thành quốc gia đi đầu trong xây dựng nhà máy điện hạt nhân và đang tham gia vào 10 dự án.
Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Mô hình kho LNG trung tâm: Giải pháp chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia

Mô hình kho LNG trung tâm được coi là giải pháp tối ưu hóa hạ tầng kho chứa, cảng biển; tăng hiệu quả, chống lãng phí đầu tư cơ sở hạ tầng năng lượng quốc gia.

Tin cùng chuyên mục

Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Hiện thực hóa 4 quy hoạch ngành quốc gia: Khơi thông nguồn lực phát triển đất nước

Việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện và hiện thực hóa hiệu quả 4 quy hoạch ngành quốc gia sẽ góp phần chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển đất nước.
Đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống

Đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống

Ngày 21/12/2024, Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) đã tổ chức đóng điện Dự án đường dây 220kV Nậm Sum – Nông Cống.
EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2

EVNNPT đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2

Theo EVNNPT, việc hoàn thành đóng điện đường dây 220kV Rạch Giá 2 - Kiên Bình mạch 2 sẽ tăng cường cấp điện cho tỉnh Kiên Giang, đảo ngọc Phú Quốc.
Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định về giấy phép hoạt động điện lực theo Luật Điện lực

Bộ Công Thương lấy ý kiến về Tờ trình, Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về giấy phép hoạt động điện lực.
EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm

Ngày 21/12, EVNNPT đã đóng điện Trạm biến áp 220kV Nam Cấm (Nghệ An), thiết thực chào mừng 70 năm Ngày truyền thống ngành Điện lực Việt Nam.
70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

70 năm ngành điện Việt Nam và sứ mệnh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Sau 70 năm hình thành và phát triển, ngành điện Việt Nam luôn là một trong những trụ cột an ninh năng lượng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Chung tay tìm giải pháp đẩy nhanh các dự án điện khí LNG

Ngày 20/12, tại Hà Nội, Tạp chí Luật sư Việt Nam đã tổ chức Toạ đàm với chủ đề tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý để phát triển các dự án điện khí LNG.
Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Bộ Công Thương rốt ráo chuẩn bị đưa Luật Điện lực vào thực thi

Thứ trưởng Trương Thanh Hoài nhấn mạnh, Bộ Công Thương đang tích cực xây dựng Nghị định, Thông tư hướng dẫn nhằm sớm triển khai hiệu quả Luật Điện lực.
Tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân đạt Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2024

Tôn vinh các doanh nghiệp, cá nhân đạt Giải thưởng hiệu quả năng lượng năm 2024

Ngày 20/12, diễn ra Lễ trao giải “Hiệu quả năng lượng trong công nghiệp - công trình xây dựng và Giải thưởng Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024".
Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Bộ Công Thương xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí

Về nhiệm vụ, giải pháp trung và dài hạn, Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp xây dựng lộ trình chuyển đổi nhiên liệu cho các nhà máy điện than và khí.
Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

Tăng cường cấp điện cho Hà Nội qua dự án truyền tải điện hơn 1.600 tỷ đồng

UBND thành phố Hà Nội vừa có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án truyền tải điện với tổng vốn hơn 1.600 tỷ đồng.
Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Công ty Điện lực Cao Bằng: Lan tỏa nghĩa tình ngành điện

Cứ đến tháng 12 hàng năm cùng với các công ty điện lực trên toàn quốc, Công ty Điện lực Cao Bằng lại có nhiều hoạt động thiết thực nhằm tri ân khách hàng.
Lào Cai: Điện lực Bắc Hà

Lào Cai: Điện lực Bắc Hà 'Thắp sáng làng quê', tri ân khách hàng

Chương trình "Thắp sáng làng quê” do Điện lực Bắc Hà triển khai tại các vùng sâu, vùng xa của huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai đã mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực.
Đà Nẵng: Nâng cao năng lực thực hành sử dụng năng lượng bền vững

Đà Nẵng: Nâng cao năng lực thực hành sử dụng năng lượng bền vững

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là yếu tố quan trọng để có nguồn năng lượng bền vững và góp phần vào mục tiêu xây dựng Đà Nẵng- thành phố môi trường.
Nhiều dự án điện khí LNG có nguy cơ lỗi hẹn tiến độ

Nhiều dự án điện khí LNG có nguy cơ lỗi hẹn tiến độ

Thông tin trên được đưa ra tại Diễn đàn Chuỗi phân phối LNG toàn cầu và vị thế Việt Nam, tổ chức ngày 18/12/2024 tại Hà Nội.
Vietsovpetro vượt đà suy giảm, hoàn thành chỉ tiêu sớm 20 ngày

Vietsovpetro vượt đà suy giảm, hoàn thành chỉ tiêu sớm 20 ngày

Năm 2024, Vietsovpetro đạt gia tăng trữ lượng trên toàn Lô 09-1 là hơn 2,5 triệu tấn dầu, hoàn thành các chỉ tiêu sản xuất sớm 20 ngày.
Danh sách các tác phẩm đoạt giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Danh sách các tác phẩm đoạt giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Chiều 17/12, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024.
Báo Công Thương đoạt giải B báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Báo Công Thương đoạt giải B báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Chiều 17/12, Bộ Công Thương và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao 'Giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả' năm 2024.
Longform | Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo đủ điện cho nhu cầu sử dụng dịp cuối năm

Longform | Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo đủ điện cho nhu cầu sử dụng dịp cuối năm

Cuối năm, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã và đang triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo cung ứng điện đầy đủ với chất lượng tốt nhất.
EVNGENCO2 tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các dự án, nhà máy điện tại Lào

EVNGENCO2 tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư với các dự án, nhà máy điện tại Lào

Tổng Công ty Phát điện 2 (EVNGENCO2) tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư các dự án và cung cấp dịch vụ O&M cho các nhà máy điện tại nước CHDCND Lào.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động