Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải dự Hội nghị ngành Công Thương 5 thành phố trực thuộc Trung ương

Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải dự Hội nghị ngành Công Thương 5 thành phố trực thuộc Trung ương lần thứ V năm 2022 .
Hội nghị ngành Công Thương 20 tỉnh thành phố phía Nam lần thứ 8: 6 giải pháp cho giai đoạn 2021-2025

Chiều ngày 16/11, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh phối hợp với các địa phương tổ chức Hội nghị ngành Công Thương 5 thành phố trực thuộc Trung ương lần thứ V năm 2022 với chủ đề “Nghiên cứu và xây dựng mô hình phát triển kinh tế ban đêm phù hợp với lợi thế và điều kiện thực tiễn ở các địa phương”.

Tham dự hội nghị có đại diện lành đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương, Giám đốc, Phó giám đốc, lãnh đạo các phòng chuyên môn đơn vị thuộc Sở Công Thương 5 Thành phố trực thuộc Trung ương.

Khai thác tối đa tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải – nhấn mạnh: Sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát trên phạm vi cả nước, Chính phủ, các Bộ, ngành, cơ quan ở Trung ương và các địa phương đang nỗ lực triển khai hiệu quả nhiều giải pháp hỗ trợ khôi phục các chuỗi cung ứng sản xuất, phát triển các sản phẩm và loại hình dịch vụ, trong đó có việc khai thác tối đa tiềm năng cho phát triển kinh tế ban đêm phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại các địa phương.

Hội nghị ngành Công Thương 5 thành phố trực thuộc Trung ương lần thứ V có ý nghĩa quan trọng nhằm thảo luận những vấn đề mới phát sinh từ nhu cầu phát triển và thực tiễn quản lý nhà nước, chia sẻ kinh nghiệm quản lý ngành, lĩnh vực. Đồng thời xây dựng và định hình các mối liên kết, hợp tác phát triển ngành công thương giữa các địa phương trong thời gian tới, qua đó khai thác tiềm năng và phát huy thế mạnh của các trung tâm công nghiệp, thương mại của cả nước.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải dự Hội nghị ngành Công Thương 5 thành phố trực thuộc Trung ương
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phát biểu tại hội nghị

Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, kinh tế đêm không phải là mô hình hoàn toàn mới, mà đã hiện hữu ở nhiều quốc gia trên thế giới và trải qua nhiều thập kỷ tồn tại, phát triển. Ở các quốc gia đó, vai trò của kinh tế đêm được nhấn mạnh như một bộ phận hợp thành trong tổng thể nền kinh tế, trở thành biểu tượng sức sống của các đô thị. Các đô thị có lịch sử phát triển lâu đời như London, New York, hay mới nổi như Bắc Kinh, Bangkok… đều có nền kinh tế đêm phát triển sôi động và rất giàu bản sắc.

Tại Việt Nam thời gian qua, mặc dù chưa có số liệu tính toán cụ thể nhưng dễ dàng nhận thấy sự hiện diện của kinh tế đêm ở nhiều nơi, đặc biệt là những thành phố lớn có trình độ kinh tế phát triển, hoặc khu vực có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc thù vượt trội. Như vậy có thể thấy, kinh tế đêm tồn tại như một thực tại khách quan, xuất phát từ nhu cầu của xã hội và được dẫn dắt bởi thị trường.

Từ góc độ kinh tế, kinh tế đêm phát triển sẽ giúp tối đa hóa lợi ích từ việc sử dụng các nguồn lực sẵn có nhưng không được sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định trong ngày. Qua đó tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện thu nhập cho người lao động, khuyến khích tiêu dùng nội địa và hình thành động lực phát triển mới cho các địa phương, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội cả nước.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải dự Hội nghị ngành Công Thương 5 thành phố trực thuộc Trung ương
Hội nghị ngành Công Thương 5 thành phố trực thuộc Trung ương lần thứ V năm 2022

Ở Việt Nam, loại hình kinh tế đêm chủ yếu thông qua các hoạt động mua sắm, ẩm thực, giải trí... phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng cá nhân tại hệ thống các cơ sở thương mại, khu vực dịch vụ như chợ đêm gắn với du lịch, chợ đầu mối nông, lâm, thủy sản, phố ăn đêm, khách sạn, các chuỗi cửa hàng tiện lợi 24/24, cửa hàng xăng dầu, các tuyến phố đi bộ, nhưng mới chỉ phổ biến ở một số thành phố lớn và các khu du lịch phát triển, trong khi tại các địa phương khác loại hình kinh tế này vẫn còn sơ khai, chưa phát triển.

Xuất phát từ nhận thức trong quản lý cũng như nhu cầu phát triển của xã hội, trong giai đoạn vừa qua, các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương và địa phương đã cho thấy sự chú trọng trong việc phát triển kinh tế đêm, thể hiện trong các văn bản, chính sách và thực tiễn điều hành của mình. Tuy nhiên những chiến lược dài hạn và phối hợp liên ngành để quản lý và tối đa hóa lợi ích của kinh tế đêm cũng như sự chủ động, cụ thể hóa các chính sách đó tại các địa phương còn khá ít.

Do đó gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 27/7/2020, phê duyệt “Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam” với mục tiêu khai thác tiềm năng phát triển kinh tế ban đêm, tận dụng tối đa cơ hội phát triển kinh tế mới, nâng cao thu nhập và đời sống của người dân, đồng thời hạn chế những rủi ro, tác động tiêu cực với công tác bảo đảm an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Đề án này là khung chính sách để các cơ quan, tổ chức ở các cấp, ngành, địa phương triển khai nhằm thực hiện có hiệu quả các mục tiêu về phát triển kinh tế đêm trong các ngành, lĩnh vực kinh tế trên địa bàn cả nước thời gian tới.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải dự Hội nghị ngành Công Thương 5 thành phố trực thuộc Trung ương
Lãnh đạo các Cục, Vụ thuộc Bộ Công Thương và Lãnh đạo Sở Công Thương các Thành phố trực thuộc Trung ương tham dự hội nghị

Từ góc độ của Bộ Công Thương, vấn đề phát triển kinh tế đêm cũng đã sớm được nhận diện và lồng ghép vào các nhiệm vụ, giải pháp cần triển khai trong công tác quản lý các lĩnh vực công nghiệp và thương mại tại các văn bản chỉ đạo, điều hành hoặc các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách tham mưu trình Chính phủ ban hành.

Gần đây nhất, “Bộ Công Thương đã xây dựng và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” tại Quyết định số 1163/QĐ-TTg ngày 13/7/2021, trong đó các nhiệm vụ và giải pháp về phát triển kinh tế đêm cũng đã được đặt ra. Tại Quyết định 1163 nêu trên, Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Công Thương và UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương xây dựng kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược để thống nhất triển khai trên cả nước trong giai đoạn sắp tới. Bộ Công Thương đã xây dựng, ban hành Quyết định số 111 ngày 27/1/2022 ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược, đồng thời có Công văn số 445 ngày 27/1/2022 gửi các cơ quan, bộ, ngành có liên quan và các địa phương để phối hợp thực hiện các nội dung của chiến lược” – Thứ trưởng Bộ Công Thương thông tin.

Phát triển kinh tế đêm phù hợp với lợi thế và điều kiện thực tiễn ở địa phương

Có thể khẳng định, với bối cảnh và vị thế của Việt Nam như hiện nay, chúng ta có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế đêm dựa trên các tác động tích cực của nhiều yếu tố như tăng trưởng kinh tế, hạ tầng phục vụ kinh tế đêm ngày càng được nâng cấp theo hướng hiện đại, văn minh, dân số trẻ, thu nhập được cải thiện, lao động dồi dào, tài nguyên du lịch phong phú, nét văn hóa đặc sắc cùng với mức độ hội nhập ngày càng cao...

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải dự Hội nghị ngành Công Thương 5 thành phố trực thuộc Trung ương
Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải trao đổi với các đại biểu bên lề hội nghị

Tuy nhiên chúng ta cũng nhận thấy, về tổng thể, kinh tế đêm ở Việt Nam phát triển còn chậm, tại nhiều địa phương hoạt động kinh tế đêm mới chỉ được khai thác ở quy mô nhỏ, mang tính riêng lẻ, manh mún... Không những thế, bên cạnh những lợi ích, chúng ta còn có thể đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn, tác động tiêu cực mà kinh tế ban đêm tạo ra về mất trật tự xã hội, ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng, áp lực, khó khăn trong kiểm soát chất lượng, xuất xứ và giá cả hàng hóa...

Với những điều kiện thuận lợi, khó khăn trên, phát triển kinh tế đêm ở nước ta trong thời gian tới đòi hỏi sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của các cấp ngành, cả trung ương và địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ với tiềm lực mạnh mẽ cần thể hiện vai trò đầu tàu, thúc đẩy các hoạt động kinh tế đêm một cách hiệu quả. Qua đó lan tỏa mô hình kinh tế này tới các vùng miền, địa phương khác, đóng góp tích cực vào phát triển nền kinh tế cả nước.

Do vậy, thời gian tới, một mặt để kinh tế đêm phát triển hiệu quả, lành mạnh, mặt khác quản lý, kiểm soát tốt và hạn chế những tác động tiêu cực của nó gây ra, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải gợi ý một số nhóm giải pháp tại hội nghị.

Theo đó, các địa phương tiếp tục rà soát chính sách và khung pháp lý liên quan đến phát triển kinh tế đêm. Tập trung vào các quy định về khu vực hoạt động; sản phẩm ưu tiên phát triển ban đêm; thời gian hoạt động; phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm và thẩm quyền giữa các cơ quan quản lý trong quản lý hoạt động kinh tế đêm. Cùng với đó tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật và ý thức chấp hành pháp luật của người dân khi tham gia các hoạt động thúc đẩy kinh tế đêm.

Song song đó, các địa phương cần thực hiện một số công tác như: Tích cực nghiên cứu và xây dựng mô hình phát triển kinh tế đêm phù hợp với lợi thế và điều kiện thực tiễn ở địa phương mình, đặc biệt phù hợp với khả năng xây dựng các cơ sở hạ tầng, nguồn lực đầu tư và khả năng huy động, thu hút đầu tư ở từng địa điểm cụ thể. Đồng thời, xây dựng các quy định và tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ bằng cơ chế, chính sách cho các đơn vị kinh doanh ban đêm tại các điểm tham quan, vui chơi giải trí, khu mua sắm, siêu thị, chợ, cửa hàng tiện ích hoạt động 24/24h...

Các địa phương cần tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, đặc biệt là các cơ quan quản lý chuyên trách tại các địa phương để thúc đẩy kinh tế đêm phát triển hiệu quả, lành mạnh, bền vững.

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương

Bộ Công Thương 'kích hoạt' 6 nhóm giải pháp đảm bảo điện cho tăng trưởng

Bộ Công Thương triển khai 6 nhóm giải pháp trọng tâm nhằm đảm bảo điện ổn định, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên trong năm 2025.
Sửa đổi Hiến pháp: Củng cố vai trò của Mặt trận Tổ quốc và Công đoàn

Sửa đổi Hiến pháp: Củng cố vai trò của Mặt trận Tổ quốc và Công đoàn

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 trước Quốc hội.
Nghị quyết 68 gọi tên báo chí trong nhiệm vụ đầu tiên

Nghị quyết 68 gọi tên báo chí trong nhiệm vụ đầu tiên

Không phải ngẫu nhiên báo chí được đặt lên hàng đầu trong Nghị quyết 68: khi doanh nghiệp cần niềm tin, báo chí không thể đứng ngoài sự thật.
Từ Kazakhstan, hàng Việt

Từ Kazakhstan, hàng Việt 'vươn mình' sang Trung Á, châu Âu

Hàng xuất khẩu hai nước không cạnh tranh trực tiếp, Việt Nam có thể xuất nông sản, thủy sản, dệt may... sang Kazakhstan và tới các nước Trung Á, châu Âu.
Chùm ảnh: Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam chuẩn bị cho buổi tổng duyệt tại Quảng trường Đỏ

Chùm ảnh: Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam chuẩn bị cho buổi tổng duyệt tại Quảng trường Đỏ

Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tích cực tập luyện để chuẩn bị cho buổi tổng duyệt Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ (Liên bang Nga).

Tin cùng chuyên mục

Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Kazakhstan

Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Kazakhstan

Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Kazakhstan, Việt Nam - Kazakhstan đã ra Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược.
Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương có tân Phó Bí thư

Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương có tân Phó Bí thư

Chiều 6/5, tại Hà Nội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Bộ Ngoại giao thông tin vụ người Việt tử vong tại Đài Bắc

Bộ Ngoại giao thông tin vụ người Việt tử vong tại Đài Bắc

Bộ Ngoại giao cho biết, các cơ quan chức năng sở tại đã phát hiện 4 công dân Việt Nam tử vong tại một căn hộ ở thành phố Đào Viên.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ trong thời gian tới

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ trong thời gian tới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian tới.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải tạo đột phá về khoa học, công nghệ để phát triển đất nước bền vững

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải tạo đột phá về khoa học, công nghệ để phát triển đất nước bền vững

Tại thảo luận tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị luật phải tạo đột phá về khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo để phát triển đất nước bền vững.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế giữ vững đà tăng trưởng

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế giữ vững đà tăng trưởng

Chiều nay (6/5), Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn chủ trì.
Đại biểu Trần Khánh Thu: Không nên nhìn nhận học thêm chỉ từ góc độ tiêu cực

Đại biểu Trần Khánh Thu: Không nên nhìn nhận học thêm chỉ từ góc độ tiêu cực

Đại biểu Trần Khánh Thu nêu quan điểm dạy thêm, học thêm xuất phát từ nhu cầu tự thân của xã hội, học sinh và phụ huynh, không nên quy kết là tiêu cực, ép buộc.

'Giữ chân' giáo viên vùng khó: Không thể 'cào bằng' thiệt thòi cho tất cả

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, không thể để giáo viên vùng khó thiệt thòi, luật phải sửa từ thực tiễn và không thể 'cào bằng'...
Doanh nghiệp lớn từ Mỹ, EU tăng đầu tư tại Việt Nam

Doanh nghiệp lớn từ Mỹ, EU tăng đầu tư tại Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp Mỹ, EU mở rộng đầu tư tại Việt Nam, cho thấy vị trí quan trọng của nước ta trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đại diện 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak 2025

Đại diện 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak 2025

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày 6 - 8/5, với hơn 2.700 đại biểu, trong đó có 1.300 khách quốc tế từ 85 quốc gia, lãnh thổ.
Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?

Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?

Nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục; có ý kiến đề nghị phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền tuyển dụng.
Thủ tướng

Thủ tướng 'giao KPI' mỗi Bộ, ngành, địa phương phấn đấu có 2 công trình chào mừng 2/9

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ, ngành, địa phương, tập đoàn phấn đấu có ít nhất 2 công trình đủ điều kiện khởi công hoặc khánh thành, chào mừng 80 năm Quốc khánh 2/9.
Sửa Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Tăng hiệu lực, thống nhất trong quản lý

Sửa Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Tăng hiệu lực, thống nhất trong quản lý

Sửa đổi luật nhằm thống nhất hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu lực hậu kiểm và gỡ nút thắt quản lý chất lượng hàng hóa nhóm 2, đặc biệt trong môi trường số hóa.
Doanh nghiệp là trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Doanh nghiệp là trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Ngày 6/5, tiếp tục chương trình kỳ họp, Quốc hội nghe báo cáo thẩm tra Luật đổi mới sáng tạo, nhấn mạnh cơ chế đột phá và vai trò trung tâm của doanh nghiệp.
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025

Ngày 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025.
Sửa đổi Hiến pháp: Bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng

Sửa đổi Hiến pháp: Bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng

Theo Đại biểu Quốc hội, việc sửa đổi Hiến pháp là một bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo, thể chế sâu rộng, đặt nền móng pháp lý cho đổi mới tổ chức bộ máy.
Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo bắt đầu từ 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Giám đốc Công an TP.HCM Lê Hồng Nam kiểm tra, chỉ đạo an ninh Đại lễ Vesak 2025

Giám đốc Công an TP.HCM Lê Hồng Nam kiểm tra, chỉ đạo an ninh Đại lễ Vesak 2025

Trung tướng Lê Hồng Nam chỉ đạo Công an TP.HCM sẵn sàng bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại lễ Vesak 2025, diễn ra từ ngày 6 - 8/5/2025.
Tạo cơ chế linh hoạt triển khai nhà máy điện hạt nhân

Tạo cơ chế linh hoạt triển khai nhà máy điện hạt nhân

Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) quy định Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hành trình trọn đời vì dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hành trình trọn đời vì dân tộc

Cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là hành trình vượt gian nan, gắn bó máu thịt với nhân dân, cống hiến trọn vẹn vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Mobile VerionPhiên bản di động