Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải: Cần tăng cường phối hợp trong công tác xúc tiến thương mại

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhận xét công tác phối hợp giữa các đơn vị trong công tác xúc tiến thương mại còn chưa chặt chẽ, chưa hiệu quả và cần phải khắc phục.
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải dự Giao ban Xúc tiến thương mại khu vực miền Trung – Tây Nguyên năm 2023 Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải tham dự triển lãm sản phẩm tiêu biểu miền Trung - Tây Nguyên

Cần công bố sớm kế hoạch xúc tiến thương mại hàng năm

Tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2023 diễn ra tại thành phố Đà Nẵng chiều 11/5, góp ý kiến để hoạt động xúc tiến thương mại ngày càng hiệu quả hơn, nhiều địa phương miền Trung – Tây Nguyên cho rằng Cục Xúc tiến thương mại nên có thông tin sớm hơn đến các địa phương về các chương trình, kế hoạch xúc tiến thương mại trong năm để các địa phương căn cứ vào đó có kế hoạch và làm dự toán.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải: Cần tăng cường phối hợp trong công tác xúc tiến thương mại
Ông Dương Quốc Anh - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng góp ý cần thông tin các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại sớm hơn để các địa phương có sự chủ động trong chuẩn bị kinh phí cũng như tham gia

Ông Nguyễn Thanh Tòng – Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Đắk Nông cho biết kinh phí xúc tiến thương mại của tỉnh không nhiều. Trong khi đó, kế hoạch tổ chức các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại của Cục Xúc tiến thương mại lại thông báo muộn, vì vậy, đơn vị gặp khó khăn trong tham gia các chương trình. “Ví dụ như chương trình triển lãm sản phẩm tiêu biểu miền Trung – Tây Nguyên đang diễn ra từ ngày 11 – 14/5, do Sở không biết trước sự kiện, nên trong kế hoạch dự toán chi của năm 2023 không có nguồn kinh phí cho hoạt động này, vì vậy, tỉnh Đắk Nông không thể có gian hàng triển lãm”, ông Tòng cho hay.

Cùng quan điểm, ông Dương Quốc Anh – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lâm Đồng cũng đề nghị cần sớm có kế hoạch dự kiến các chương trình xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế và thông tin để các địa phương nắm thông tin đồng thời bố trí dự toán. “Ví dụ như chương trình năm 2023 thì đến cuối năm 2022 cần có kế hoạch dự kiến và gửi cho các địa phương. Chúng tôi sẽ căn cứ theo đó làm kế hoạch, dự toán các chương trình”, đại diện tỉnh Lâm Đồng kiến nghị.

“Các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia nên công bố sớm để các địa phương chủ động trong kế hoạch công tác cũng như tìm hiểu thông tin thị trường và có hoạt động tư vấn cũng như có đoàn doanh nghiệp tham gia hiệu quả”, ông Nguyễn Hữu Bình – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại TP. Đà Nẵng góp ý.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải: Cần tăng cường phối hợp trong công tác xúc tiến thương mại
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhận xét công tác phối hợp của các đơn vị xúc tiến thương mại còn thiếu chặt chẽ, chưa hiệu quả và cần khắc phục

Một ý kiến đáng chú ý tại Hội nghị khác đó là đề xuất cần sớm có hướng dẫn kỹ hơn về định mức kinh tế kỹ thuật của hoạt động xúc tiến thương mại để các địa phương căn cứ theo đó có cơ sở cân đối kinh phí hàng năm. “UBND tỉnh giao cho Sở Công Thương thực hiện định mức kinh tế kỹ thuật của hoạt động xúc tiến thương mại nhưng chúng tôi rất khó thực hiện vì chưa có hướng dẫn”, ông Võ Văn Mười – Giám đốc Trung tâm khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Kon Tum cho hay.

Ngoài ra, còn nhiều góp ý để hoạt động xúc tiến thương mại khu vực hiệu quả hơn như đề nghị hỗ trợ hướng dẫn chương trình thương mại xanh, chuyển đổi xanh; có quy định cơ chế tài chính cũng như hỗ trợ cho các hoạt động xúc tiến thương mại trên môi trường số; tổ chức thêm chương trình kết nối cung cầu, kết nối giao thương; mời thêm các nhà phân phối địa phương như chợ đầu mối trong các chương trình kết nối giao thương; hỗ trợ tổ chức các hội chợ OCOP, hội chợ Việt – Lào….

Phải tăng tính phối hợp giữa các đơn vị thực hiện công tác xúc tiến thương mại

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải chỉ ra điểm yếu còn tồn tại của hoạt động xúc tiến thương mại miền Trung – Tây Nguyên đó là sự thiếu chặt chẽ, chưa hiệu quả trong công tác phối hợp thực hiện xúc tiến thương mại giữa Cục Xúc tiến thương mại với các địa phương, giữa các Cục Xúc tiến thương mại, các trung tâm xúc tiến thương mại các địa phương với các tổ chức, đơn vị khác.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, khi xây dựng một chương trình trước tiên phải có định hướng đối với thị trường nào, mặt hàng nào, hay thị trường nội địa là gì. Sau đó phối hợp với các địa phương, hiệp hội, ngành hàng thậm chí là một số doanh nghiệp lớn xây dựng chương trình khả thi. Ví dụ chương trình năm 2023 thì cuối năm 2022 phải có kế hoạch rồi, chứ xây dựng xong rồi bảo địa phương tham gia thì rất khó cho địa phương.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải: Cần tăng cường phối hợp trong công tác xúc tiến thương mại
Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại miền Trung - Tây Nguyên là hoạt động để tăng tính phối hợp, trao đổi các giải pháp để hoạt động xúc tiến thương mại khu vực hiệu quả hơn

“Cần phải rất lưu ý sự phối hợp giữa Cục Xúc tiến thương mại với các địa phương để tăng tính hiệu quả trong công tác xúc tiến thương mại. Tôi thấy sự phối hợp giữa Cục Xúc tiến thương mại với các địa phương vẫn thiếu chặt chẽ, chưa hiệu quả”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng đề nghị tăng cường sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa Cục Xúc tiến thương mại, các đơn vị xúc tiến thương mại các địa phương với các đơn vị, tổ chức của Bộ Công Thương. "Công tác xúc tiến thương mại không phải của riêng một Bộ hay ngành nào, cấp nào. Xúc tiến thương mại muốn thành công thì Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến thương mại là đơn vị chủ trì, là đơn vị điều phối, hỗ trợ để các tổ chức khác (như vụ thị trường trong nước, các vụ thị trường nước ngoài), các địa phương thực hiện”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chỉ ra đồng thời cũng lưu ý thêm, các đơn vị xúc tiến thương mại cũng không thể làm thay cho doanh nghiệp là chỉ là đơn vị hỗ trợ, giúp cho doanh nghiệp làm tốt hơn công tác kinh doanh của mình.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải: Cần tăng cường phối hợp trong công tác xúc tiến thương mại
Các chương trình xúc tiến thương mại thông qua các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế phát huy tốt vai trò là kênh kết nối hữu hiệu cho doanh nghiệp miền Trung - Tây Nguyên tiếp cận, mở rộng thị trường

Trong năm 2023, tổng kinh phí thực hiện xúc tiến thương mại của các tỉnh thành khu vực miền Trung – Tây Nguyên là 49.583 tỷ đồng. Trong đó, sẽ tổ chức 8 hội chợ triển lãm cấp vùng; 103 hội chợ triển lãm cấp tỉnh, thành phố; tổ chức cho doanh nghiệp tham gia 7 hội chợ triển lãm nước ngoài và thực hiện 22 phiên chợ hàng Việt về miền núi, hải đảo. Cùng với đó, dự kiến tổ chức 11 đoàn khảo sát thị trường nước ngoài, tổ chức 14 đoàn khảo sát thị trường trong nước; tổ chức 3 đoàn nhập khẩu đến địa phương mua hàng. Ngoài ra còn thực hiện các hoạt động đào tạo, tập huấn, thông tin thương mại…

Vũ Lê - Hạ Vĩ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

5 “rào cản” doanh nghiệp cần lưu ý khi tiếp cận EU

5 “rào cản” doanh nghiệp cần lưu ý khi tiếp cận EU

Trước những lợi thế từ EVFTA, tạo cơ hội rộng mở cho hàng Việt tiếp cận thị trường EU, các doanh nghiệp cũng đối diện với loạt thách thức đang đặt ra.
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam 2025

Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam 2025

Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 34 - VietNam Expo 2025 sẽ diễn ra từ ngày 2-5/4 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội.
Doanh nghiệp Philippines ‘đổ bộ’ Vietnam Expo

Doanh nghiệp Philippines ‘đổ bộ’ Vietnam Expo

Thương vụ Việt Nam tại Philippines vận động và hỗ trợ tối đa cho các hiệp hội, doanh nghiệp Philippines sang Việt Nam tìm kiếm cơ hội hợp tác tại Vietnam Expo.
Cơ hội

Cơ hội 'vàng' cho hợp tác doanh nghiệp Việt Nam - Belarus

Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Belarus 2025 diễn ra ngày 2/4 sẽ tạo cơ hội kết nối doanh nghiệp hai nước, thúc đẩy hợp tác kinh tế và mở rộng giao thương.
Toạ đàm: Vượt

Toạ đàm: Vượt 'rào cản' pháp lý, xúc tiến hàng Việt tiếp cận thị trường EU

Chiều 1/4, Báo Công Thương tổ chức tọa đàm: Vượt “rào cản” pháp lý, xúc tiến hàng Việt tiếp cận thị trường EU và phát trực tiếp trên các nền tảng số của báo

Tin cùng chuyên mục

Thành phố Huế: Kết nối cung cầu ‘sân chơi’ cho doanh nghiệp

Thành phố Huế: Kết nối cung cầu ‘sân chơi’ cho doanh nghiệp

Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và hỗ trợ doanh nghiệp thành phố Huế phối hợp, hỗ trợ hàng trăm doanh nghiệp, đơn vị sản xuất được kết nối cung cầu.
Đảng bộ Cục Xúc tiến thương mại:

Đảng bộ Cục Xúc tiến thương mại: 'Quyết liệt, tận tâm' cho nhiệm kỳ mới

Đảng bộ Cục Xúc tiến thương mại quyết tâm đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh hội nhập, hướng tới thương mại bền vững trong nhiệm kỳ 2025-2030.
Dấu ấn Đảng bộ Cục Xúc tiến thương mại: Lực đẩy quan trọng phía sau cú tăng tốc ngành Công Thương

Dấu ấn Đảng bộ Cục Xúc tiến thương mại: Lực đẩy quan trọng phía sau cú tăng tốc ngành Công Thương

Xúc tiến thương mại giai đoạn mới không chỉ là chuyện tổ chức hội chợ, đó còn là cách một quốc gia bước ra thế giới bằng chính bản sắc và nội lực của mình.
Tăng "sức đề kháng" cho hàng Việt tại thị trường EU

Tăng "sức đề kháng" cho hàng Việt tại thị trường EU

Châu Âu nói chung, thị trường EU nói riêng vẫn là thị trường xuất khẩu và xuất siêu quan trọng hàng đầu của Việt Nam cả hiện tại và tương lai.
Thị trường Halal và cơ hội tỷ đô cho doanh nghiệp Việt

Thị trường Halal và cơ hội tỷ đô cho doanh nghiệp Việt

Thị trường Halal với quy mô hàng nghìn tỷ USD mở ra cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam. Để khai thác hiệu quả, cần chiến lược bài bản và hệ sinh thái đồng bộ.
Xúc tiến xuất khẩu: ‘Lực đẩy’ mạnh cho dệt may mở thị trường

Xúc tiến xuất khẩu: ‘Lực đẩy’ mạnh cho dệt may mở thị trường

Xúc tiến xuất khẩu tại chỗ đã, đang giúp ngành dệt may thu hút lượng lớn nhà nhập khẩu. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã tìm hiểu, chọn Việt Nam làm cứ điểm.
Mặt hàng tiêu dùng nhanh Việt Nam được ưu chuộng tại Ấn Độ

Mặt hàng tiêu dùng nhanh Việt Nam được ưu chuộng tại Ấn Độ

Các sản phẩm chế biến thực phẩm như cà phê hòa tan, bánh kẹo, đồ dùng tiêu dùng nhanh (FMCG) của Việt Nam đã nhận được phản hồi tích cực từ phía đối tác Ấn Độ.
Bộ Công Thương triển khai loạt giải pháp xúc tiến xuất khẩu

Bộ Công Thương triển khai loạt giải pháp xúc tiến xuất khẩu

Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy xuất khẩu nông sản và mở rộng thị trường.
HCM City Export: Nơi doanh nghiệp tăng kết nối, đẩy đơn hàng

HCM City Export: Nơi doanh nghiệp tăng kết nối, đẩy đơn hàng

Đó là khẳng định của ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tại Hội chợ hàng Việt Nam tiêu biểu Xuất khẩu 2025 (HCM City Export).
HCM City Export 2025: Kết nối giao thương, mở rộng xuất khẩu

HCM City Export 2025: Kết nối giao thương, mở rộng xuất khẩu

HCM City Export 2025 không chỉ là nơi để doanh nghiệp trưng bày, giới thiệu sản phẩm, mà còn gặp gỡ, tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường và thúc đẩy xuất khẩu.
Cẩn trọng với

Cẩn trọng với 'cạm bẫy' khi xuất khẩu sang Algeria

Dù tình trạng lừa đảo qua Internet tại Algeria không phổ biến, tuy nhiên doanh nghiệp Việt Nam vẫn được khuyến cáo thận trọng, kiểm tra và xác minh đối tác.
Quảng bá bơ Lâm Đồng trên chuyến bay Việt Nam - Hàn Quốc

Quảng bá bơ Lâm Đồng trên chuyến bay Việt Nam - Hàn Quốc

Lâm Đồng dự kiến hợp tác với Vietnam Airlines quảng bá bơ đặc sản trên chuyến bay đến Hàn Quốc, hướng đến mục tiêu thúc đẩy tiêu thụ và xuất khẩu mặt hàng bơ.
Gỡ đầu ra cho nông sản Điện Biên - Bài cuối: Nâng sản phẩm từ lượng và chất.

Gỡ đầu ra cho nông sản Điện Biên - Bài cuối: Nâng sản phẩm từ lượng và chất.

Để nông sản Điện Biên có chỗ đứng trên thị trường, cần một giải pháp tổng thể, giải quyết các điểm nghẽn và hướng tới phát triển bền vững.
Huyện Tuần Giáo và giấc mơ “thủ phủ” mắc ca Tây Bắc

Huyện Tuần Giáo và giấc mơ “thủ phủ” mắc ca Tây Bắc

Huyện Tuần Giáo đang đẩy mạnh triển khai các giải pháp chiến lược, từng bước hiện thực hóa khát vọng trở thành thủ phủ trồng và chế biến mắc ca của miền Tây Bắc
Gỡ đầu ra cho nông sản Điện Biên - Bài 2: Định vị từ thương hiệu

Gỡ đầu ra cho nông sản Điện Biên - Bài 2: Định vị từ thương hiệu

Việc yếu và thiếu những sản phẩm chất lượng, chưa có các thương hiệu mạnh chiếm lĩnh thị trường đang là rào cản của nông sản Điện Biên.
Niêm yết các sản phẩm mới trên Sở Giao dịch Hàng hoá: Hoạt động cụ thể trong xây dựng Trung tâm tài chính

Niêm yết các sản phẩm mới trên Sở Giao dịch Hàng hoá: Hoạt động cụ thể trong xây dựng Trung tâm tài chính

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) tiếp tục tổ chức buổi tập huấn cho thành viên tại TP. Hồ Chí Minh qua đó nhằm nâng cao gia tăng giao thương hàng hóa.
Quảng Ninh: TP. Đông Triều nâng cao, đổi mới sản phẩm OCOP

Quảng Ninh: TP. Đông Triều nâng cao, đổi mới sản phẩm OCOP

TP. Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh, không ngừng đổi mới, hoàn thiện sản phẩm OCOP để nâng hạng sao, đáp ứng nhu cầu của thị trường; với 54 sản phẩm OCOP.
Bình Phước: Thúc đẩy xúc tiến thương mại sản phẩm chủ lực

Bình Phước: Thúc đẩy xúc tiến thương mại sản phẩm chủ lực

Sở Công Thương tỉnh Bình Phước có nhiều giải pháp thúc đẩy xúc tiến thương mại, hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng, chủ lực của địa phương.
Gỡ đầu ra cho nông sản Điện Biên - Bài 1: Khó chồng khó

Gỡ đầu ra cho nông sản Điện Biên - Bài 1: Khó chồng khó

Với nhiều nỗ lực của các cấp chính quyền, ngành nông nghiệp tỉnh đã có nhiều khởi sắc, song, số lượng và chất lượng sản phẩm nông sản còn bỏ ngỏ.
Sắp diễn ra tọa đàm

Sắp diễn ra tọa đàm 'Nới quy định, tạo đòn bẩy cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ'

Sáng 21/3, Báo Công Thương sẽ tổ chức tọa đàm "Nới quy định, tạo đòn bẩy cho xúc tiến xuất khẩu tại chỗ" và phát trực tiếp trên các nền tảng số của báo.
Mobile VerionPhiên bản di động