“Thủ phủ” quất Văn Giang ế ẩm, hàng nghìn gốc quất chực chờ nhổ bỏ

Chỉ còn vài ngày nữa là tới Tết Nguyên đán 2021, tuy nhiên, hàng trăm hộ nông dân trồng quất tại Văn Giang, Hưng Yên lao đao vì quất ế ẩm, nhiều vườn mới chỉ bán được 30-40%, số còn lại có nguy cơ nhổ bỏ, vì không có người mua.

Nếu như mọi năm, đây là thời điểm hoạt động giao thương tại nhiều xã của thị trấn Văn Giang, Hưng Yên diễn ra sôi động, sầm uất với hàng trăm xe tải mỗi ngày vào chở quất đi các tỉnh thành tiêu thụ thì năm nay, dù Tết đã cận kề nhưng nhiều vườn quất vẫn còn ế ẩm, không thương lái tới hỏi mua.

“Thủ phủ” quất Văn Giang, Hưng Yên ế ẩm, hàng nghìn gốc quất chực chờ nhổ bỏ
Nhiều vườn quất tại huyện Văn Giang, Hưng Yên đã chín vàng, căng mọng...
“Thủ phủ” quất Văn Giang, Hưng Yên ế ẩm, hàng nghìn gốc quất chực chờ nhổ bỏ
... tuy nhiên, đều rơi vào tình cảnh vắng khách, ế ẩm, không thương lái tới thu mua.

Anh Nguyễn Mạnh Cường, chủ vườn quất tại ấp Đa Phúc, xã Tân Tiến, Văn Giang, Hưng Yên cho biết: So với năm ngoái, năm nay hầu như tất cả các nhà vườn đều bán chậm. Mặc dù giá thành giảm khoảng 50% thế nhưng vẫn không có thương lái đến hỏi mua. Số lượng các thương lái đặt mua cũng ít hơn so với mọi năm. Nhiều vườn để giá rất rẻ nhưng thương lái vẫn nâng lên đặt xuống, thậm chí không chốt được đơn hàng.

“Chưa năm nào vào thời điểm này quất ế ẩm, khó bán như năm nay. Nhìn chung, số lượng năm nay giảm tới 60-70%. Nhiều nhà vườn còn bị thương lái “hủy kèo”, đặc biệt ở một số nơi như Hải Dương hoặc Quảng Ninh, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 bùng phát trở lại, quất không thể vận chuyển đi tiêu thụ. Các nhà vườn đành ngậm ngùi trả lại tiền cọc cho khách”, anh Cường bộc bạch.

“Thủ phủ” quất Văn Giang, Hưng Yên ế ẩm, hàng nghìn gốc quất chực chờ nhổ bỏ
Đa số các loại quất năm nay giá chỉ bằng một nửa so với năm ngoái...

Theo anh Cường, năm nay, loại quất chậu đẹp chỉ có dao động từ 150.000-160.000/chậu, loại 2 có giá 100.000/chậu (năm trước 200.000-250.000/chậu); quất chum loại đẹp 300.000-350.000/chum (năm trước 400-500.000/chum); quất lùm từ 200.000-250.000/cây, loại xấu hơn từ 130.000-150.000/cây (năm trước 400.000/cây); quất thế loại đẹp 400.000/cây (năm trước từ 700-1.000.000/cây); quất bát 40.000-50.000/bát (năm trước 70.000-80.000/bát)…

Lý giải về việc giá quất năm nay thấp, các thương lái vào thu mua đều chung một lý do là ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhu cầu chơi quất của người dân không nhiều như các năm. Cũng theo thông tin từ nhiều chủ vườn, mọi năm thời điểm này, lượng quất trong vùng hầu như đã bán gần hết, còn năm nay chỉ những gia đình nào bán sớm, có nhiều mối cũ và bán cho các địa phương ngoài vùng dịch thì còn khả năng thu hồi lại vốn, nhưng rất ít, đa số các hộ đều thất thu.

“Ở quanh đây, chỉ có số ít hộ đầu tư lớn, bài bản, còn lại đa phần trung bình bà con chỉ đầu tư khoảng 300-500 triệu đồng/vụ. Nếu được mùa thì mỗi vụ trừ vốn cũng thu được từ 100-200 triệu đồng tiền lời, gần như thay nhân công đi làm công ty. Với năm nay thì gần như nhiều gia đình không bán được, đa phần bị lỗ", anh Cường thông tin.

Để xử lý với số lượng quất tồn đọng, theo anh Cường, với những cây khỏe còn có thế cố gắng khắc phục duy trì cho vụ sau, còn lại chắc bà con phải nhổ bỏ hết để trồng vụ mới.

“Thủ phủ” quất Văn Giang, Hưng Yên ế ẩm, hàng nghìn gốc quất chực chờ nhổ bỏ
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 bùng phát trở lại nên hầu hết số lượng quất tại các vườn ở Văn Giang vẫn còn khá nhiều

Văn Giang, Hưng Yên là vùng trồng cây cảnh có tiếng của miền Bắc. Toàn huyện có khoảng gần 200 ha quất cảnh cung ứng ra thị trường, diện tích trồng tập trung chủ yếu ở các xã Tân Tiến, Long Hưng, Mễ Sở, Liên Nghĩa và Thắng Lợi. Hàng năm, huyện cung cấp một lượng lớn cây cảnh, chủ yếu là quất và bưởi, cam cảnh cho các tỉnh lân cận, thậm chí nhiều tỉnh niềm Nam đặt hàng. Tuy nhiên, theo ghi nhận của Báo Công Thương, năm nay hầu hết tại các xã trồng quất của huyện Văn Giang đều rơi vào tình cảnh ế ẩm, quất tại các vườn vẫn còn khá nhiều, chiếm khoảng 50-60% hàng tồn. Nhiều loại quất thế, to đẹp cũng không bán được.

“Thủ phủ” quất Văn Giang, Hưng Yên ế ẩm, hàng nghìn gốc quất chực chờ nhổ bỏ
Nhiều gia đình đã áp dụng công nghệ 4.0 trong việc tưới và cho cây ăn tại gốc nên chất lượng quất tại đây đẹp hơn hẳn so với nhiều vùng

Vốn có thâm niên trồng quất mấy chục năm, nắm được tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, ông Nguyễn Bình Đa, trú thôn Hà Trạch, xã Mễ Sở, Văn Giang - chủ vườn quất hơn 3.000 cây chia sẻ: "Với kinh nghiệm trồng quất lâu năm, nắm được tình hình thị trường năm nay tiêu thụ khó, tôi đã chốt với các mối lấy quất giao hàng sớm hơn mọi năm. Nhờ “bán tháo” kịp thời nên may mắn lượng lớn quất trong vườn nhà tôi đã tiêu thụ gần hết. Cũng nhờ có kinh nghiệm chăm sóc nhiều năm, đặc biệt áp dụng công nghệ 4.0 trong quá trình chăm sóc cây nên nên chất lượng quất nhà ông tôi cũng được thương lái đặt mua nhiều hơn".

“Mặc dù năm nay giá chung đều thấp hơn nhưng may mắn với gia đình tôi vẫn nhập được cho khoảng hơn 20 đơn hàng tại nhiều tỉnh thành khác nhau như Lào Cai, Yên Bái, Bắc Ninh, Bắc Giang và một số tỉnh miền trong như Thanh Hóa, Nghệ An... Do đó, vẫn đủ thu hồi được vốn”, ông Đa cho hay và thông tin thêm,

Theo ông Đa cho biết, nếu như năm ngoái, nhiều hộ thắng đậm nhờ đầu tư quất bon sai thì năm nay cũng ế ẩm, đìu hiu khách. Ở đây, 95% hộ gia đình chỉ trồng quất, cả năm trông chờhết vào vụ quất Tết nhưng năm nay thu không bù chi, gần như người dân đều lỗ nặng.

“Thủ phủ” quất Văn Giang, Hưng Yên ế ẩm, hàng nghìn gốc quất chực chờ nhổ bỏ
Nhiều người dân cho biết, chỉ những nhà nào có nhiều mối quen, nhanh tay bán trước thì mới thu hồi lại được vốn, còn đa số thua lỗ

Không những vậy, theo ông Đa, năm nay thời tiết bất lợi nên quất không được mùa như mọi năm. Đúng vào thời điểm quất bắt quả thì gặp phải thời tiết nắng nóng, hoa rụng nhiều nên tỉ lệ đậu không nhiều, sau đó lại gặp thời thời tiết mưa liên tiếp cây lại không thể ra hoa dẫn tới nhiều cây không đậu quả. Nhiều ruộng cây vàng lá, héo lá, không có quả, người dân phải vặt bỏ, tỉa quả, phá thế để chuyển sang chăm sóc vào năm sau.

Được biết do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên thị trường tiêu thụ quất năm nay có phần bị bó hẹp, chỉ lác đác rất ít thương lái ở các tỉnh lân cận như Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương tới đặt hàng. Các tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An năm nay tiêu thụ rất ít.

“Thủ phủ” quất Văn Giang, Hưng Yên ế ẩm, hàng nghìn gốc quất chực chờ nhổ bỏ
Bưởi cảnh tại Văn Giang cũng trơ trọi vắng khách "hỏi thăm"

Không chỉ cây quất rơi vào tình trạng vắng khách mua, các loại bưởi, cam cảnh ở đây lượng tiêu thụ giảm đáng kể. Nhiều chủ hộ trồng bưởi cho biết, những năm trước, các cây bưởi lớn, sai quả không phải mang đi chào hàng, mà người mua vào tận vườn mua. Thậm chí có thời điểm giá xuống thấp nhưng lượng tiêu thụ vẫn nhiều. Năm nay thì ngược lại, giá đã thấp mà sức mua cũng không khả quan hơn. Chi phí đầu tư làm bưởi cảnh rất lớn, hơn nữa kỹ thuật chăm sóc cũng phải rất công phu. Nhưng với giá bán như hiện tại nếu may mắn thì có thể hòa vốn, không thì bù lỗ rất lớn.

“Thủ phủ” quất Văn Giang, Hưng Yên ế ẩm, hàng nghìn gốc quất chực chờ nhổ bỏ
Những năm gần đây, quất chum, chậu được người tiêu dùng ưu chuộng hơn

Ông Nguyễn Đông Bình, Chủ tịch xã Mễ Sở, Văn Giang cho biết, năm nay lượng tiêu thụ quất không bằng như mọi năm, khó khăn do dịch tái bùng phát trở lại tại Quảng Ninh và Hải Dương và các tỉnh lân cận. Hiện, chỉ có quất chum, quất chậu là những mặt hàng mà thị trường ưa chuộng, dễ bán. Các loại quất còn lại và bưởi chậu đều tình trạng ế ẩm. Từ giờ tới tết giá các loại cây sẽ khó tăng lên, thậm chí còn giảm.

Để tìm hướng khắc phục một phần quất không tiêu thụ được, theo ông Bình cho biết, xã đang huy động bà con thu hái quả để bán, hoặc làm quất sấy nhằm chế biến thành các sản phẩm như mứt, trà... giảm thiểu tối đa thất thu cho bà con.

“Thủ phủ” quất Văn Giang, Hưng Yên ế ẩm, hàng nghìn gốc quất chực chờ nhổ bỏ
Anh Nguyễn Huy Thịnh - một chủ buôn quất tại Hà Đông đang tư vấn cho khách
“Thủ phủ” quất Văn Giang, Hưng Yên ế ẩm, hàng nghìn gốc quất chực chờ nhổ bỏ
Tình cảnh chung của các thương lái bán quất trên nhiều tuyến phố Hà Nội là ế ẩm, vắng khách

Không chỉ các nhà vườn ế ẩm, các thương lái nhập hàng về các tỉnh bán cũng khóc dở mếu dở vì quất. Anh Nguyễn Huy Thịnh, chủ buôn quất ở Hà Đông chia sẻ: Mặc dù hôm nay đã là 25 Tết tuy nhiên sức mua của người dân vẫn rất chậm. Hầu hết chỉ bán được các loại cây nhỏ từ 200 nghìn đồng đến dưới 1 triệu đồng. Các cây to từ 1.500 nghìn đồng trở lên, quất thế đẹp gần như chỉ bán được cho các doanh nghiệp, còn người dân năm nay hầu như không chơi.

Theo anh Thịnh, năm nay anh đầu tư khoảng 100 triệu đồng tiền quất, hiện đã bán được 2/3. Để cứu vãn, vợ chồng mình đã phải đăng lên Facebook nhờ bạn bè ủng hộ. May mắn, nhờ được bạn bè “giải cứu” nên mới đủ thu hồi lại vốn. Dự kiến nếu bán hết thì mới có lời. Cũng theo anh Thịnh, nhiều chủ buôn khác hiện đang phải “bán tháo” để thu hồi vốn.

Đỗ Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quý I/2024, Bắc Ninh “hút’’ gần 745,2 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài

Quý I/2024, Bắc Ninh “hút’’ gần 745,2 triệu USD vốn đầu tư nước ngoài

Trong quý I/2024, các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) tiếp tục rót vốn vào tỉnh Bắc Ninh 105 dự án, với gần 745,2 triệu USD, đứng thứ 2 cả nước.
Thừa Thiên Huế: Cảnh báo thời tiết nắng nóng, giông lốc nguy hiểm

Thừa Thiên Huế: Cảnh báo thời tiết nắng nóng, giông lốc nguy hiểm

Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thừa Thiên Huế phát thông báo cảnh báo về tình hình nắng nóng diện rộng và thời tiết giông lốc nguy hiểm những ngày tới.
Nhà thầu nào trúng gói thầu xây dựng trụ sở làm việc cơ quan tỉnh Khánh Hoà?

Nhà thầu nào trúng gói thầu xây dựng trụ sở làm việc cơ quan tỉnh Khánh Hoà?

Liên danh Công ty CP Vinhomes - Công ty CP Cơ điện Đoàn Nhất trúng gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị dự án trụ sở làm việc cơ quan tỉnh Khánh Hoà.
Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Bà Rịa – Vũng Tàu có thêm 22 sản phẩm OCOP 4 sao

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã trao giấy chứng nhận 22 sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh cho 14 đơn vị trên địa bàn.
TP. Hồ Chí Minh: Xử lý vi phạm nồng độ cồn không có vùng cấm, không ngoại lệ

TP. Hồ Chí Minh: Xử lý vi phạm nồng độ cồn không có vùng cấm, không ngoại lệ

Công an TP. Hồ Chí Minh tiếp tục xử lý nghiêm vi phạm nồng độ cồn theo đúng tinh thần thượng tôn pháp luật, không có vùng cấm, không ngoại lệ.

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai và VCCI hợp tác cải thiện môi trường đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp

Lào Cai và VCCI hợp tác cải thiện môi trường đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp

UBND tỉnh Lào Cai và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ký kết hợp tác triển khai cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp.
Hải Phòng chuyển 920 tỷ đồng tiền thưởng vượt thu cho đầu tư công và cho vay giải quyết việc làm

Hải Phòng chuyển 920 tỷ đồng tiền thưởng vượt thu cho đầu tư công và cho vay giải quyết việc làm

Với trên 920 tỷ đồng được thưởng từ vượt thu xuất nhập khẩu, Hải Phòng thống nhất chi đầu tư công và cho vay giải quyết việc làm để phát triển kinh tế -xã hội.
Quảng Bình- Quảng Trị: Rà soát các dự án trồng và chăm sóc cây xanh

Quảng Bình- Quảng Trị: Rà soát các dự án trồng và chăm sóc cây xanh

Các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị vừa yêu cầu các địa phương liên quan kiểm tra tình hình thực hiện các dự án trồng và chăm sóc cây xanh mà Bộ Công an yêu cầu.
Đồng Nai: Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản

Đồng Nai: Tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp khai thác khoáng sản

Ngày 28/3, UBND tỉnh Đồng Nai đã có buổi làm việc nghe báo cáo vướng mắc của các doanh nghiệp hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố Biên Hòa.
Hà Nội: Điểm sáng thu hút đầu tư trong quý I/2024

Hà Nội: Điểm sáng thu hút đầu tư trong quý I/2024

Trong quý I/2024, thành phố Hà Nội đã hoàn thành nhiều mục tiêu quan trọng về duy trì và phát triển kinh tế.
17 gian hàng quốc tế tham gia Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực lớn nhất Hà Giang

17 gian hàng quốc tế tham gia Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực lớn nhất Hà Giang

Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực quốc tế Hà Giang lần thứ I, năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 29-31/3, tại Quảng Trường 26/3 thành phố Hà Giang.
Long An: Hơn 80% cửa hàng xuất hoá đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng

Long An: Hơn 80% cửa hàng xuất hoá đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng

Đến thời điểm hiện tại, trên địa bàn tỉnh Long An có 386/474 cửa hàng bán lẻ xăng dầu thực hiện xuất hóa đơn điện tử sau mỗi lần bán hàng, tương ứng trên 80%.
Yên Bái: Giảm vốn đầu tư từ khu vực nhà nước

Yên Bái: Giảm vốn đầu tư từ khu vực nhà nước

Yên Bái đang đặt mục tiêu cụ thể nhằm thực hiện định hướng giảm vốn đầu tư khu vực nhà nước, tăng đầu tư khu vực ngoài nhà nước.
Quý I/2024, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ của Yên Bái tăng 8,11%

Quý I/2024, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ của Yên Bái tăng 8,11%

Hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh ổn định khiến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của Yên Bái quý I/2024 ước tăng 8,11%.
Hà Giang: Chấm dứt khai thác khoáng sản tại huyện Vị Xuyên

Hà Giang: Chấm dứt khai thác khoáng sản tại huyện Vị Xuyên

Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang vừa ban hành văn bản yêu cầu chấm dứt hoạt động khai thác khoáng sản tại thôn Toòng, xã Ngọc Minh, huyện Vị Xuyên theo quy định
Phú Yên sẽ có khu chung cư cao cấp hơn 2.100 tỷ đồng

Phú Yên sẽ có khu chung cư cao cấp hơn 2.100 tỷ đồng

Tỉnh Phú Yên vừa chấp thuận chủ trương đầu tư khu chung cư cao cấp tại TP. Tuy Hoà, rộng hơn 2,1 ha, tổng vốn đầu tư hơn 2.100 tỷ đồng.
Đà Nẵng: 23 cơ sở, đơn vị phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Đà Nẵng: 23 cơ sở, đơn vị phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính

Đà Nẵng sẽ có 23 cơ sở phải kiểm kê khí nhà kính và tần suất kiểm kê là 2 năm/lần gồm 19 cơ sở ngành Công Thương, 1 cơ sở ngành TN&MT và 3 công trình xây dựng.
Tuần tra liên hợp song phương trong đêm khu vực biên giới Hà Giang

Tuần tra liên hợp song phương trong đêm khu vực biên giới Hà Giang

Tối 26/3, Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, BĐBP Hà Giang đã phối hợp Đội tuần tra Đại đội quản lý biên giới huyện Nà Pô (Trung Quốc) kiểm tra liên hợp biên giới Hà Giang.
Nhiều địa phương vùng Tây Nam Bộ “về đích” việc xuất hoá đơn điện tử

Nhiều địa phương vùng Tây Nam Bộ “về đích” việc xuất hoá đơn điện tử

Đến chiều ngày 27/3, gần 95% cửa hàng kinh doanh xăng dầu ở một số tỉnh vùng Tây Nam Bộ đã “về đích” thực hiện xuất hóa đơn điện tử.
Long An: Tăng cường sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Long An: Tăng cường sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả

Ngành điện Long An đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, đồng thời kêu gọi khách hàng thực hành tiết kiệm điện, sử dụng điện an toàn và hiệu quả.
Lào Cai: Tổng doanh thu từ du lịch quý I đạt trên 6.300 tỷ đồng

Lào Cai: Tổng doanh thu từ du lịch quý I đạt trên 6.300 tỷ đồng

Thông tin từ UBND tỉnh Lào Cai cho biết, trong quý I/2024, tổng lượng khách du lịch đến Lào Cai đạt 2.022.816 lượt, trong đó, khách quốc tế đạt 218.421 lượt.
Hải quan Bình Dương: Phát hiện hơn 300 vụ vi phạm, truy thu gần 100 tỷ đồng

Hải quan Bình Dương: Phát hiện hơn 300 vụ vi phạm, truy thu gần 100 tỷ đồng

Từ đầu năm đến nay, Cục Hải quan Bình Dương phát hiện hơn 300 vụ vi phạm pháp luật về hải quan, trị giá hàng hóa vi phạm gần 100 tỷ đồng.
Cơ cấu lại ngành hàng để tạo điểm nhấn “kéo khách” trở lại chợ truyền thống

Cơ cấu lại ngành hàng để tạo điểm nhấn “kéo khách” trở lại chợ truyền thống

Tại TP. Hồ Chí Minh, hiện nay lượng khách đến chợ truyền thống giảm 20-30% so với thời điểm trước dịch và giảm 30-50% so với thời điểm năm 2019.
Hà Giang: Xác định 6 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024

Hà Giang: Xác định 6 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024

Ngày 26/3, Hội đồng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội nghị tư vấn, xác định nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh năm 2024.
Đồng Nai: Định hướng phát triển kinh tế xanh hướng đến Net Zero

Đồng Nai: Định hướng phát triển kinh tế xanh hướng đến Net Zero

Đồng Nai tập trung các giải pháp để thực hiện đề án giảm thiểu khí carbon giai đoạn 2025 - 2030 giảm 20%, tiến tới đưa phát thải nhà kính về 0 vào năm 2050.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động