Thứ hai 21/04/2025 12:58

Thử nghiệm 3 giải pháp Fintech kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng

Tại dự thảo Nghị định quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đề xuất 3 lĩnh vực thử nghiệm giải pháp Fintech.

Tại dự thảo Nghị định quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước đề xuất 3 lĩnh vực được thử nghiệm giải pháp Fintech gồm: Chấm điểm tín dụng; Chia sẻ dữ liệu qua giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API); Cho vay ngang hàng (P2P Lending).

Dự thảo Nghị định nêu rõ, để đảm bảo tính công bằng, khách quan, công khai và minh bạch, việc xét duyệt các tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm được thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản như sau:

Quá trình xét duyệt tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm đảm bảo tính minh bạch về tiêu chí, quy trình đánh giá, lựa chọn.

Các giải pháp giải pháp Fintech được thử nghiệm gồm: Chấm điểm tín dụng; Chia sẻ dữ liệu qua giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API); Cho vay ngang hàng (P2P Lending).

Việc được tham gia Cơ chế thử nghiệm không đồng nghĩa với việc tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm sẽ được cấp Giấy phép hoạt động chính thức hoặc giải pháp công nghệ tài chính (giải pháp Fintech) được chính thức công nhận để cung ứng ra thị trường.

Các giải pháp Fintech được xem xét tham gia Cơ chế thử nghiệm phải thuộc các lĩnh vực được quy định tại Nghị định này.

Số lượng tối đa tổ chức được xét duyệt tham gia Cơ chế thử nghiệm do Ngân hàng Nhà nước quyết định căn cứ vào khả năng xét duyệt hồ sơ và năng lực giám sát trong từng thời kỳ, phù hợp với điều kiện phát triển thực tế của thị trường trên cơ sở tự nguyện tham gia của các tổ chức; Ngân hàng Nhà nước công khai số lượng tổ chức được xét duyệt trong từng thời kỳ trên tổng số tổ chức nộp hồ sơ tham gia.

Các giải pháp Fintech trong lĩnh vực ngân hàng được phép thử nghiệm tại Cơ chế thử nghiệm gồm những lĩnh vực như sau: Chấm điểm tín dụng; Chia sẻ dữ liệu qua giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API); Cho vay ngang hàng (P2P Lending).

Xem xét cấp Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm khi giải pháp có tính đổi mới sáng tạo, đem lại lợi ích, giá trị gia tăng cho người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam

Dự thảo Nghị định nêu rõ tiêu chí và điều kiện tham gia Cơ chế thử nghiệm đối với các giải pháp Fintech lĩnh vực chấm điểm tín dụng và chia sẻ dữ liệu qua giao diện lập trình ứng dụng mở.

Tổ chức tín dụng được xem xét cấp Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm khi giải pháp đáp ứng các tiêu chí sau:

Là giải pháp có nội dung kỹ thuật và nghiệp vụ mà quy định pháp lý hiện hành chưa hướng dẫn cụ thể, rõ ràng cho việc triển khai, áp dụng;

Là giải pháp có tính đổi mới sáng tạo, đem lại lợi ích, giá trị gia tăng cho người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam, đặc biệt là các giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy mục tiêu phổ cập tài chính;

Là giải pháp đã thiết kế, xây dựng được khung quản lý rủi ro, hạn chế tác động tiêu cực tới hệ thống ngân hàng và hoạt động ngân hàng - tiền tệ - ngoại hối; đã xây dựng phương án hợp lý về xử lý, khắc phục các rủi ro xảy ra trong quá trình thử nghiệm phù hợp;

Là giải pháp đã được tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm thực hiện các biện pháp rà soát, đánh giá đầy đủ trên các khía cạnh hoạt động và chức năng, công dụng, tính hữu ích;

Là giải pháp có tính khả thi để có thể cung ứng ra thị trường sau khi hoàn thành quá trình thử nghiệm.

Công ty Fintech được xem xét cấp Giấy chứng nhận tham gia Cơ chế thử nghiệm khi giải pháp đáp ứng các tiêu chí nêu trên và đáp ứng các điều kiện sau:

Là pháp nhân được thành lập và hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam; không đang trong quá trình chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể, phá sản theo quy định pháp luật; không thuộc nhóm Tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt theo Luật Các tổ chức tín dụng.

Người đại diện theo pháp luật, tổng giám đốc (giám đốc) của tổ chức đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm phải có bằng đại học trở lên về một trong các ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, luật, công nghệ thông tin và có ít nhất 2 năm kinh nghiệm là người quản lý, người điều hành của tổ chức trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và không thuộc những đối tượng bị cấm theo quy định của pháp luật.

Ngọc Linh
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng Lộc Phát ra mắt thương hiệu LPBank Priority và thẻ LPBank Visa Signature

BIZ MBBank lập 'hattrick' tại Sao Khuê 2025 nhờ đổi mới

Lương hưu tháng 5 sẽ chi trả sau kỳ nghỉ lễ 30/4

Bất động sản công nghiệp: Tín hiệu tích cực từ các doanh nghiệp

Ngân hàng ‘chạy đà’ 2025: Những tiếng nói từ mùa đại hội cổ đông

PVcomBank: Bứt phá chuyển đổi số, thu hút triệu khách hàng mới

VietinBank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025

Giá vàng đạt 120 triệu đồng/lượng: Nên để tiền vào đâu?

Luật hóa để làm tan cục ‘máu đông’ nợ xấu

Nhiều địa phương tăng thu, ngành thuế tiếp tục 9 nhiệm vụ

Số người rút bảo hiểm xã hội một lần giảm sâu

VPBank ưu đãi cho chủ thẻ tín dụng tại 2 tuyến phố ẩm thực ở TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Dòng vốn không ào chảy chỉ bằng lập trung tâm tài chính

Tham vọng triệu tỷ đồng của một ngân hàng tư nhân

Trung tâm tài chính: Ngân hàng Việt làm gì để không thua trên sân nhà?

Báo cáo FDI: Gợi ý quan trọng để 'nâng chất' vốn ngoại

TPBank Premier Banking: Đặc quyền đỉnh cao, xứng tầm thượng khách

15 ngân hàng dành 100.000 tỷ đồng cho vay nông, lâm, thủy sản

23 tác phẩm đoạt Giải Báo chí về bảo hiểm năm 2024

Trục lợi bảo hiểm: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”