Bán hàng nhập lậu, giả nhãn hiệu Nike, Adidas, Yody... bị phạt hàng trăm triệu Dư luận xôn xao vụ hóa đơn của Garage BV Canada Hà Tĩnh ghi ‘phong bì cho đăng kiểm’ |
Liên tục thời gian ngắn, nhiều nhà hàng, quán ăn ở Hà Tĩnh bị ‘sập bẫy’ chiêu trò ‘gọi điện đặt tiệc’ kèm theo một số yêu cầu đặc biệt. Các đối tượng sẵn sàng chuyển khoản tiền đặt cọc vài triệu đồng để lấy lòng tin, “thả con săn sắt, bắt con cá rô”.
Nội dung tin nhắn nhằm lừa đảo các chủ nhà hàng. Ảnh:CAHT |
Chị N.T.A - nhân viên quản lý một nhà hàng ăn uống trên địa bàn xã Hộ Độ (tỉnh Hà Tĩnh) vừa trình báo lên cơ quan Công an. Mới đây, ngày 23/4/2023 chị nhận được cuộc gọi của một người xưng tên là Tiến gọi đến số hotline của nhà hàng để đặt 5 bàn tiệc.
Sau đó lấy số điện thoại cá nhân liên hệ qua Zalo của chị N.T.A để trao đổi thực đơn đặt món và yêu cầu nhà hàng chuẩn bị sẵn một loại rượu vang ngoại để tiếp khách, do nhà hàng không có sẵn loại rượu đó nên vị khách này đã giới thiệu cho chị N.T.A số điện thoại của một người chuyên cung cấp loại rượu đó để nhờ nhà hàng chuẩn bị sẵn.
Sau khi liên hệ để đặt rượu, chị N.T.A đã làm theo yêu cầu và chuyển khoản số tiền đặt rượu là 13.050.000đ vào tài khoản của người cung cấp rượu. Tuy nhiên, đến tối ngày 23/4/2023 chị N.T.A vẫn chưa thấy rượu chuyển về và cũng không thấy anh Tiến là người đặt bàn tới, lúc đó chị mới nhận ra là đã bị lừa.
Tương tự, chủ một nhà hàng gà tươi trên địa bàn TP. Hà Tĩnh cũng mới trình báo cơ quan Công an về việc nhà hàng nhận được cuộc gọi từ một người xưng là giáo viên của một trường học đặt bàn tiệc.
Sau khi trao đổi thực đơn món ăn qua Zalo, người này đã yêu cầu nhà hàng cung cấp một loại rượu vang, theo yêu cầu loại rượu này trên địa bàn hiện không có, khi nhà hàng phản hồi lại thì người khách đặt bàn đã cho nhà hàng số điện thoại liên hệ đặt rượu. Để tạo niềm tin người khách đặt bàn đã tạo giao diện giả mạo đã chuyển khoản thành công số tiền cần để đặt rượu cho nhà hàng để yêu cầu nhà hàng chuyển qua cho số điện thoại cung cấp rượu mà người khách này đã giới thiệu. Tuy nhiên, do nghi ngờ đối tượng lừa đảo nên nhà hàng chưa thực hiện theo yêu cầu và thực tế số tiền người khách chuyển cũng không tới tài khoản của nhà hàng, đến thời điểm đặt món vị khách cũng không tới.
Không riêng trường hợp của chị N.T.A mà nhiều nhà hàng khác cũng bị “sập bẫy” với kịch bản tương tự. Điều đáng nói, các đối tượng này dàn cảnh rất khéo để nhà hàng rơi vào trạng thái tâm lý bị dồn ép dẫn đến "sập bẫy".
Theo Công an Hà Tĩnh, đây là thủ đoạn lừa đảo có tổ chức, rất tinh vi, các đối tượng sử dụng sim “rác” cùng nhiều tài khoản Zalo ảo với ảnh đại diện và tên tài khoản phù hợp nên rất khó phát hiện. Để tránh những hành vi lừa đảo trên, người dân cần nâng cao cảnh giác, nhất là các cơ sở kinh doanh ăn uống và nhà hàng. Khi gặp trường hợp trên, người dân phải bình tĩnh, đến ngay cơ quan Công an nơi gần nhất để được hướng dẫn giải quyết.