Thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng đến Cà Mau năm 2025

Thủ tướng khẳng định hoàn thành 2 tuyến cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị và Đồng Đăng - Trà Lĩnh để góp phần thông suốt toàn tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau.
Thủ tướng dâng hương tại Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh với chiến dịch Biên giới Thủ tướng thị sát dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh Thủ tướng thăm, động viên Bộ đội Biên phòng Lạng Sơn

Giúp tăng cường thông thương trong nước và quốc tế

Chiều tối 2/2 (tức mùng 5 Tết Ất Tỵ), tại tỉnh Lạng Sơn, sau khi dành cả ngày thị sát hiện trường hai dự án cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) và Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để tiếp tục giải quyết các khó khăn, vướng mắc, giải quyết các đề xuất, kiến nghị để thúc đẩy hai dự án cao tốc này.

Trong ngày, Thủ tướng đã dừng chân tại 4 điểm thi công hai dự án này, động viên, tặng quà Tết cán bộ, công nhân trên công trường.

Dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh có tổng chiều dài 121 km, được phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn với tổng mức đầu tư hơn 23.000 tỷ đồng. Giai đoạn 1, cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh được đầu tư với chiều dài hơn 93 km. Điểm đầu tại nút giao cửa khẩu Tân Thanh (huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn). Điểm cuối tại nút giao quốc lộ 3 (xã Chí Thảo, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng).

Thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng đến Cà Mau năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đôn đốc, thúc đẩy tiến độ dự án đường bộ cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dự án được thực hiện theo hình thức BOT do UBND tỉnh Cao Bằng là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, liên danh nhà đầu tư do Tập đoàn Đèo Cả đứng đầu. Với tổng mức đầu tư là 14.114 tỷ đồng trong giai đoạn 1, trong đó vốn ngân sách nhà nước chiếm tỉ lệ 69,43%, tương đương 9.800 tỷ đồng, dự án này đã được hoạch định sẽ hoàn vốn trong khoảng thời gian 22 năm 4 tháng.

Sau khi hoàn thành, tuyến cao tốc này sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Cao Bằng đến Hà Nội và ngược lại từ 6-7 giờ xuống còn khoảng 3,5 giờ. Dự án sẽ mở ra cơ hội phát triển kinh tế-xã hội-văn hóa của hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn, kết nối vùng biên viễn địa đầu Đông Bắc với Thủ đô Hà Nội và các cực kinh tế của cả nước.

Dự án đã khởi công từ ngày 01/01/2024. Theo tiến độ, dự án hoàn thành năm 2026 nhưng đang phấn đấu thông xe trong năm 2025. Theo báo cáo, đến nay, đã cơ bản bàn giao mặt bằng toàn tuyến được 93,14km/93,35km, đạt 99,8% chiều dài tuyến. Các địa phương, cơ quan đang triển khai thủ tục xây dựng 6 khu tái định cư và thực hiện di dời hạ tầng kỹ thuật (22 vị trí đường điện cao thế), tiến độ cơ bản đáp ứng yêu cầu.

Về thi công, các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án, nhà thầu thi công đã huy động 36 mũi thi công, 650 thiết bị, 1.500 nhân sự, đã hoàn thành thông hai hạng mục hầm xuyên núi. Tổng sản lượng thực hiện các gói thầu được 1.360,01/10.056,85 tỷ đồng, đạt 13,52% hợp đồng, nhanh 0,54% so với kế hoạch.

Thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng đến Cà Mau năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi với các đơn vị liên quan tại dự án cao tốc cửa khẩu Hữu nghị-Chi Lăng - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dự án cao tốc đoạn cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng theo hình thức BOT dài khoảng 59,87 km (gồm 43km cao tốc và 16,87km tuyến nối đến cửa khẩu), đi qua địa bàn các huyện Chi Lăng, Cao Lộc, Văn Lãng và TP. Lạng Sơn.

Sau khi hoàn thành đi vào hoạt động, dự án sẽ kết nối các cửa khẩu Hữu Nghị - Cốc Nam - Tân Thanh đến các trung tâm kinh tế Hà Nội - Bắc Giang - Bắc Ninh, rút ngắn thời gian kết nối ra các cảng biển tại khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh, góp phần tăng cường thông thương trong nước và quốc tế, cùng tuyến cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh đồng bộ toàn mạng lưới cao tốc phía bắc, nâng cao hiệu quả vận hành khai thác chung.

Giai đoạn phân kỳ, dự án có quy mô 4 làn xe, nền đường 17 m, vận tốc thiết kế 80 km/h (giai đoạn hoàn chỉnh 6 làn xe, nền đường 32 m). Tổng mức đầu tư giai đoạn phân kỳ là 11.029 tỷ đồng; kế hoạch hoàn thành năm 2026, đang phấn đấu thông xe trong năm 2025. Dự án do UBND tỉnh Lạng Sơn là cơ quan nhà nước có thẩm quyền, liên danh do tập đoàn Đèo Cả đứng đầu là nhà đầu tư, thời gian vận hành, thu phí hoàn vốn khoảng 25 năm 8 tháng.

Đến nay, địa phương đã bàn giao mặt bằng cho doanh nghiệp dự án được 47,34 km/59,87 km tổng chiều dài toàn tuyến, tương đương 79%. Các khó khăn vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng đã cơ bản được giải quyết, tuy nhiên phần khối lượng còn lại thông thường là rất khó khăn. Khu tái định cư hiện nay đang thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư, dự kiến tổ chức lựa chọn nhà thầu trong quý I năm 2025, dự kiến hoàn thành trong quý II/2025.

Về thi công, các nhà thầu đã huy động 806 kỹ sư và công nhân, 397 thiết bị, tổ chức 39 mũi thi công. Doanh nghiệp dự án đặt mục tiêu thông tuyến trong năm 2025, với sản lượng dự kiến 4.623,53 tỷ đồng. Tuy nhiên, tiến độ dự án còn chậm so với kế hoạch, đồng thời việc nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chậm huy động được nguồn vốn vay cũng làm ảnh hưởng tới tiến độ chung của dự án.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã tập trung thảo luận, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan giải phóng mặt bằng, di dời các công trình kỹ thuật và các đề xuất, kiến nghị liên quan bố trí nguồn vốn, tỉ lệ vốn ngân sách nhà nước tham gia dự án PPP.

Thông toàn tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm nay

Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh Cao Bằng và Lạng Sơn là hai tỉnh có truyền thống lịch sử - cách mạng hào hùng, đóng góp to lớn cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước.

Thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng đến Cà Mau năm 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại cuộc họp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan để tiếp tục giải quyết các khó khăn, vướng mắc, giải quyết các đề xuất, kiến nghị để thúc đẩy các dự án cao tốc - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Tuy nhiên, hai tỉnh có điều kiện khó khăn, giao thông vẫn là một điểm nghẽn, trong 5 phương thức giao thông (đường bộ, đường biển, đường sắt, đường không, đường thủy nội địa) thì hai tỉnh chủ yếu mới có đường bộ, chưa phát huy được hết các tiềm năng, lợi thế phát triển, trong đó có các cửa khẩu với Trung Quốc.

Hoan nghênh tinh thần chủ động của hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng trong đầu tư 2 tuyến cao tốc với sự tham gia của tập đoàn Đèo Cả, Thủ tướng nhấn mạnh, hai dự án cao tốc này có ý nghĩa quan trọng, chiến lược với hai tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn và các tỉnh miền núi phía bắc không chỉ về kinh tế mà cả về quốc phòng - an ninh; đồng thời góp phần tri ân, đền đáp nhân dân hai tỉnh, các thế hệ đi trước đã có đóng góp to lớn, những người đã cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp cách mạng.

Khẳng định lại mục tiêu hoàn thành 2 tuyến cao tốc này trong năm 2025 để góp phần thông suốt toàn tuyến cao tốc từ Cao Bằng tới Cà Mau trong năm nay, Thủ tướng hoan nghênh tinh thần, khí thế làm việc xuyên Tết trên công trường 2 dự án; địa phương và chủ đầu tư cũng quan tâm chính sách, chăm lo Tết cho cán bộ, công nhân trên công trường.

Thủ tướng đánh giá cao và yêu cầu chủ đầu tư, các nhà thầu phải tiếp tục nỗ lực, cố gắng, vượt qua chính mình để tăng tốc, bứt phá; tăng cường nhân lực, máy móc, thi công "3 ca, 4 kíp", "vượt nắng, thắng mưa, không thua gió bão", "chỉ bàn làm, không bàn lùi", làm việc xuyên lễ, xuyên Tết, tất cả vì sự phát triển đất nước; tăng cường áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; bảo đảm an toàn trên công trường; bảo đảm tiến độ và phấn đấu vượt tiến độ đi đôi với nâng cao chất lượng dự án; bảo đảm vệ sinh môi trường, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, tái chế chất thải để phát huy kinh tế tuần hoàn. Đồng thời, tích cực huy động các nhà thầu phụ, các doanh nghiệp địa phương tham gia dự án. Các cơ quan chức năng cần tăng cường kiểm tra, giám sát để các dự án bảo đảm tiến độ, chất lượng và phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Thông tuyến cao tốc từ Cao Bằng đến Cà Mau năm 2025
Thủ tướng đánh giá cao và yêu cầu chủ đầu tư, các nhà thầu phải tiếp tục nỗ lực, cố gắng, vượt qua chính mình để tăng tốc, bứt phá, hoàn thành tiến độ dự án - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Về các khó khăn, vướng mắc, các đề xuất, kiến nghị, Thủ tướng đồng ý về chủ trương việc triển khai ngay giai đoạn 2 của dự án Đồng Đăng - Trà Lĩnh (mở rộng tuyến hiện có dài 93,35 km lên 4 làn xe đầy đủ và xây dựng mới tuyến kết nối cửa khẩu Trà Lĩnh dài 27,71 km); đồng thời triển khai các đoạn tuyến để kết nối cao tốc này với TP. Cao Bằng (dài 17 km) và tới cửa khẩu Tà Lùng (13 km).

Thủ tướng cũng đồng ý với kiến nghị của tỉnh Lạng Sơn về xây dựng đoạn tuyến kết nối tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng tới cửa khẩu Tân Thanh và nâng cấp tuyến đường kết nối Lạng Sơn với Thái Nguyên.

Thủ tướng yêu cầu các cơ quan nghiên cứu, lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp cho các dự án kết nối nói trên, bảo đảm thủ tục chặt chẽ, công khai, minh bạch, các địa phương làm cơ quan chủ quản và phát huy tinh thần tự lực, tự cường, tăng cường tiết kiệm chi để lo ngân sách giải phóng mặt bằng cho các dự án.

Về các đề xuất, kiến nghị liên quan bố trí nguồn vốn, tỉ lệ vốn nhà nước tại các dự án PPP, Thủ tướng nhấn mạnh nguyên tắc trong triển khai các dự án hợp tác công tư là hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro giữa Nhà nước, Nhân dân và doanh nghiệp; nếu thay đổi tỉ lệ vốn thì phải thay đổi thời gian thu phí; nếu điều chỉnh mà hợp lý thì phải làm nhanh, quá trình xử lý cần xem xét khách quan, trung thực, bảo đảm công khai, minh bạch, chống tiêu cực, lãng phí. Thủ tướng giao các Phó Thủ tướng phụ trách lĩnh vực trực tiếp chỉ đạo các nội dung liên quan, quyết định trong tháng 2, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tổng Bí thư: Tăng cường vận động nhân dân đóng góp sửa đổi Hiến pháp qua ứng dụng VNeID

Tổng Bí thư: Tăng cường vận động nhân dân đóng góp sửa đổi Hiến pháp qua ứng dụng VNeID

Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ đạo, cần đa dạng hóa hình thức để nhân dân đóng góp ý kiến vào việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013, không hạn chế hình thức nào.
Thủ tướng: Xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam

Thủ tướng: Xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam

Thủ tướng lưu ý tiếp tục xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam; quốc tế hóa bản sắc, giá trị văn hóa Việt Nam và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa thế giới.
Tháo gỡ rào cản tài chính cho khoa học công nghệ

Tháo gỡ rào cản tài chính cho khoa học công nghệ

Cho ý kiến dự thảo Luật Khoa học Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, đại biểu cho rằng, cần dành tối thiểu 20% kinh phí khoa học công nghệ hàng năm cho sản phẩm nội.
Toàn cảnh Lễ hội Hoa Phượng Đỏ: Rực rỡ

Toàn cảnh Lễ hội Hoa Phượng Đỏ: Rực rỡ 'bữa tiệc' ánh sáng

Người dân thành phố Hải Phòng náo nức chờ đón Lễ kỷ niệm 70 năm Giải phóng và Lễ hội Hoa Phượng Đỏ, cùng với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc.
Hải Phòng: Khánh thành cảng container quốc tế gần 7.000 tỷ đồng

Hải Phòng: Khánh thành cảng container quốc tế gần 7.000 tỷ đồng

Lễ khánh thành bến cảng container quốc tế số 3 và 4 Lạch Huyện - cảng Hải Phòng là một trong những điểm nhấn chào mừng 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng.

Tin cùng chuyên mục

Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Đại biểu Quốc hội kiến nghị hoàn thiện hành lang pháp lý để bảo vệ nhà nghiên cứu, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trước rủi ro pháp lý.
Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam

Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam

Sáng 13/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với đại diện cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng người dân phải có sinh kế, cuộc sống ổn định từ chính sách nuôi, trồng, phát triển, thu hoạch cây dược liệu.
Hải Phòng: Khánh thành Bến cảng Container quốc tế số 3, 4

Hải Phòng: Khánh thành Bến cảng Container quốc tế số 3, 4

Ngày 13/5, Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng đã tổ chức khánh thành Bến cảng Container quốc tế số 3, số 4 tại Lạch Huyện, tổng mức đầu tư gần 7000 tỷ đồng.
Đảm bảo hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Đảm bảo hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp, nhiều đại biểu đã đóng góp ý kiến, giúp tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động của doanh nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Mỗi đồng vốn Nhà nước đầu tư phải có mục tiêu sinh lời rõ ràng

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Mỗi đồng vốn Nhà nước đầu tư phải có mục tiêu sinh lời rõ ràng

Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định, luật mới chuyển từ quản lý doanh nghiệp sang quản lý vốn nhà nước, tăng quyền tự chủ nhưng gắn với chế tài hậu kiểm.
Từ Nghị quyết 68 đến luật quản lý vốn: Nhận thức rõ hơn về vai trò doanh nghiệp nhà nước

Từ Nghị quyết 68 đến luật quản lý vốn: Nhận thức rõ hơn về vai trò doanh nghiệp nhà nước

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ tỷ lệ vốn, trách nhiệm doanh nghiệp nhà nước, thù lao người đại diện và khái niệm liên quan trong quản lý vốn nhà nước.
Luật về vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Cần có cơ chế bảo vệ tài sản Nhà nước

Luật về vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Cần có cơ chế bảo vệ tài sản Nhà nước

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm các chủ thể quản lý vốn nhà nước, bảo đảm minh bạch và hiệu quả trong đầu tư, sử dụng tại doanh nghiệp.
Miễn thuế đất nông nghiệp đến năm 2030: Cánh tay tài khóa hỗ trợ tam nông

Miễn thuế đất nông nghiệp đến năm 2030: Cánh tay tài khóa hỗ trợ tam nông

Dự thảo nghị quyết kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030 được trình Quốc hội sáng 13/5 nhằm tiếp tục hỗ trợ tam nông, tái cơ cấu nông nghiệp.
Những mặt hàng nào được đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng?

Những mặt hàng nào được đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng?

Sáng 13/5, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng trình bày dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng.
Quốc hội xem xét loạt cơ chế đặc thù để phát triển TP. Hải Phòng

Quốc hội xem xét loạt cơ chế đặc thù để phát triển TP. Hải Phòng

Xây dựng khu thương mại tự do, ưu đãi phát triển khoa học công nghệ, thu nhập đặc thù cho cán bộ là những chính sách đặc thù có thể áp dụng cho TP. Hải Phòng.
Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm: Mở ra chương mới hợp tác với các nước bạn bè truyền thống

Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm: Mở ra chương mới hợp tác với các nước bạn bè truyền thống

Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm không chỉ củng cố mà còn làm mới, định vị lại quan hệ với các nước trên nền tảng tình hữu nghị lâu đời, qua các thế hệ.
Hoàn thiện khung pháp lý cho đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Hoàn thiện khung pháp lý cho đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp bổ sung nhiều quy định quan trọng, khép kín quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.
Chính phủ đề xuất 41 chính sách đặc thù cho Hải Phòng đúng dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng

Chính phủ đề xuất 41 chính sách đặc thù cho Hải Phòng đúng dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng

Hải Phòng cần cơ chế đặc thù, vượt trội để tạo đột phá phát triển giai đoạn 2026-2030, trong đó trọng tâm là 41 chính sách thí điểm trên 6 lĩnh vực.
Bố trí kinh phí kịp thời cho người lao động khi sắp xếp bộ máy

Bố trí kinh phí kịp thời cho người lao động khi sắp xếp bộ máy

Thủ tướng yêu cầu kịp thời bố trí kinh phí để đảm bảo việc chi trả chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động... theo đúng quy định.
Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Belarus

Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm Belarus

Tổng Bí thư Tô Lâm Tổng Bí thư Tô Lâm kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus
Việt Nam - Belarus nhất trí tăng kim ngạch xuất nhập  khẩu

Việt Nam - Belarus nhất trí tăng kim ngạch xuất nhập khẩu

Tại cuộc gặp, lãnh đạo hai nước Việt Nam - Belarus nhất trí tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc các cấp, tăng kim ngạch xuất nhập khẩu, khoa học công nghệ...
Siết chặt xử lý 7 hành vi gây lãng phí nghiêm trọng

Siết chặt xử lý 7 hành vi gây lãng phí nghiêm trọng

Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực vừa ký ban hành Hướng dẫn số 63 về một số nội dung công tác phòng, chống lãng phí.
Chính phủ yêu cầu xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết FTA năm 2025

Chính phủ yêu cầu xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết FTA năm 2025

Bộ Công Thương xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết FTA trong năm 2025 với một số quốc gia tiềm năng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 5.
Mobile VerionPhiên bản di động