Thông tư 29 liệu có giúp thầy và trò ‘đàng hoàng' dạy thêm, học thêm?

Thông tư 29, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm ra đời liệu có đáp ứng mong mỏi được dạy thêm một cách đàng hoàng của nhiều giáo viên?
Bộ Giáo dục và Đào tạo nói rõ về dạy thêm, học thêm Dạy thêm, học thêm: Hiểu đúng, thực hiện mới đúng

Nhiều giáo viên mong mỏi được dạy thêm một cách đàng hoàng, thay vì cứ phải lén lút như hiện nay. Đó là tâm lý chung của rất nhiều thầy, cô giáo không chỉ ở tỉnh Vĩnh Phúc mà ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Đặc biệt là các giáo viên giáo dạy giỏi, thầy cô có "thâm niên" ôn luyện học sinh giỏi, học sinh thi cuối cấp, thi đại học…

Thông tư 29 liệu có giúp thầy và trò ‘đàng  hoàng' dạy thêm, học thêm?

Điểm mới của Thông tư 29 đã giúp các đơn vị quản lý giáo dục có cơ sở pháp lý rõ ràng hơn để quản lý dạy thêm, học thêm. Ảnh: Thu Thủy

Hơn 10 năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan chức năng vẫn loay hoay đi tìm biện pháp tốt nhất quản lý việc dạy thêm, học thêm. Vấn đề trở thành tâm điểm xã hội, mà người ta gọi là vấn nạn, bởi không ít con em các gia đình, khi chưa được đặt chân đến cổng trường đã chạy đôn, chạy đáo lo chỗ học thêm, lo thầy cô dạy thêm. Hơn nữa, việc này như trở thành "căn bệnh" cố hữu trong xã hội, in hằn trong tâm lý các bậc phụ huynh học sinh bao thế hệ nay, xóa nó đi quả là khó thật. PGS.TS Ngôn ngữ học Đỗ Xuân Thảo, nguyên giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng: "Đó là vùng trũng của ngành giáo dục nước nhà!?".

"Vùng trũng" đó tồn tại đã lâu bởi xuất phát từ nhiều lý do, nhưng tựu chung lại, đó là bệnh thành tích trong ngành Giáo dục vẫn là cái áo choàng quá lớn đầy màu mè khó cởi bỏ.

Đó là tâm lý khoa cử tồn tại dai dẳng trong ý thức hệ người Việt. Đó là chương trình giáo dục phổ thông cho các cấp học còn nặng, có bộ môn quá nặng. Đó là việc hướng dẫn và khả năng tự học của học sinh bị bỏ ngõ. Đó là sự "khoán trắng", phó thác con em mình của một bộ phận phụ huynh cho thầy, cô, nhà trường. Đó là chuyện cơm áo gạo tiền của thầy cô, giáo… Trong vô vàn các lý do đó, ắt hẳn nhu cầu tự thân của việc cần được học thêm từ phía học sinh, phụ huynh là bao nhiêu phần trăm!?

Để đưa việc dạy thêm, học thêm vào khuôn khổ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành rất nhiều văn bản quy định, hướng dẫn, như: Thông tư 17 ngày 16/5/2012 Ban hành quy định về dạy thêm, học thêm. Điều đáng nói là đã hơn 10 năm quy định ban hành, song, việc dạy thêm, học thêm vẫn lộn xộn, vẫn chưa thể đi vào khuôn khổ, trái lại, với nhiều hình thức, tràn lan trong xã hội, dường như không hề có kiểm soát.

Ngày 30/12/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT tiếp tục quy định về dạy thêm, học thêm. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Sau hơn 2 tuần đi vào cuộc sống, nhiều giáo viên cho rằng: Điểm mới mẻ là Thông tư 29 đã giúp các đơn vị quản lý giáo dục có cơ sở pháp lý rõ ràng hơn để quản lý dạy thêm, học thêm, giúp hạn chế tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan, không đúng quy định.

Thông tư yêu cầu các trường học tập trung nâng cao chất lượng dạy và học trong chương trình chính khoá. Giảm áp lực cho học sinh, phụ huynh về việc phải tham gia các lớp học thêm. Thông tư góp phần đảm bảo tính công bằng trong giáo dục, giảm bớt sự chênh lệch về cơ hội học tập giữa các học sinh. Hạn chế tình trạng giáo viên dạy thêm cho chính các học sinh đang dạy trên lớp, gây mất công bằng trong đánh giá và giảng dạy.

Thông tư đã đưa ra các quy định cụ thể về đối tượng được dạy thêm, học thêm, các trường hợp không được dạy thêm, học thêm, giúp các trường học và đơn vị quản lý giáo dục có định hướng rõ ràng trong việc thực hiện.

Về phía phụ huynh, chị P.T.V ở thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc cho rằng: "Tôi và đại đa số các phụ huynh trong nhà trường có con đang học lớp 12, năm nay thi theo chương trình mới 2018, khi có quy định mới về việc dạy thêm, chúng tôi rất hoang mang bởi việc bồi dưỡng thi tốt nghiệp và thi đại học của các con bị xáo trộn, chưa rõ nên tổ chức ra sao? Nếu dồn về các trung tâm (được cấp phép dạy thêm) thì đâu có kịp, quản lý các con việc học hành liệu có sát sao như ở trường? Những quy định của Thông tư 29 là hợp lý, nhưng thời điểm thực hiện bắt đầu từ năm học tới đây thì phù hợp hơn".

Thông tư 29 liệu có giúp thầy và trò ‘đàng  hoàng' dạy thêm, học thêm?
Dạy thêm, học thêm một cách đàng hoàng sẽ tạo ra góc nhìn nhân văn trong xã hội. Ảnh: Thu Thủy

Đồng tình với ý kiến của các phụ huynh kể trên, ông Trần Hồng Hiệp, nguyên Chánh Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc cũng trao đổi thêm: "Việc đưa dạy thêm, học thêm trong các nhà trường phổ thông vào đúng khuôn khổ là cần thiết, đảm bảo tính pháp lý, công khai, công bằng với các loại hình dịch vụ trên thị trường, đồng thời, để các ngành chức năng thuận lợi trong việc kiểm tra, kiểm soát. Thực hiện được như vậy, phù hợp với nhu cầu thực tiễn đặt ra, người học có nhiều lựa chọn các địa chỉ tin cậy, còn người dạy nói chung thấy thoải mái, nhẹ nhõm, không xảy ra tình trạng dạy học (là một hoạt động cao quý) mà cứ chui lủi, như là hành vi vụng trộm, làm xấu đi hình ảnh thầy cô, nhà trường".

Theo Tiến sĩ Nguyễn Viết Chức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội: "Dạy thêm và học thêm với mục tiêu không trong sáng đã và đang bị dư luận phản đối. Rất tiếc việc đó cũng diễn ra ở nhiều nơi nhưng thực tế cũng có nhiều nơi lại dạy thêm, học thêm tốt. Thông tư 29 ra đời là hợp lý bởi vì hướng đúng tinh thần của Tổng Bí thư Tô Lâm -"không phải cái gì không quản được thì cấm". Dạy thêm, học thêm tử tế có mục đích tốt thì nên khuyến khích... bởi việc dạy thêm có thể hướng dẫn sát sao được các học sinh kém vực lên, hay bồi dưỡng được các học sinh có năng lực thành nhân tài. Đó là mục đích rõ ràng mang tính nhân văn. Từ đó học sinh cũng nhìn giáo viên với góc nhìn trân trọng. Thông tư 29 cũng thể hiện sự quyết tâm của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong quy định thế nào là học thêm, dạy thêm để từ đó nâng cao năng lực quản lý thật tốt".

Thu Thủy
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn: Văn hóa là động lực nội sinh sau 50 năm thống nhất

Đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn: Văn hóa là động lực nội sinh sau 50 năm thống nhất

Theo ĐBQH Bùi Hoài Sơn, sau ngày thống nhất, văn hóa đã đóng vai trò cầu nối, giúp hàn gắn những vết thương chiến tranh, khơi dậy tinh thần đại đoàn kết.
Từ phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm – nhận thức đúng về sáp nhập xã

Từ phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm – nhận thức đúng về sáp nhập xã

Tổng Bí thư nhấn mạnh: Mục tiêu cao nhất là xây dựng chính quyền cấp xã tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, gần dân, sát dân, chủ động hướng về nhân dân...
Khi đạo đức bị đem bán, viên thuốc trở thành tội ác

Khi đạo đức bị đem bán, viên thuốc trở thành tội ác

Những viên thuốc giả được đóng gói tinh vi, tung ra thị trường như “thần dược” chữa xương khớp khiến người tiêu dùng sập bẫy.
Sáp nhập xã, phường: Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường: Gọn trong bộ máy, rộng trong kết nối

Sáp nhập xã, phường đã và đang mang lại những lợi ích cốt lõi, nổi bật như tinh gọn bộ máy quản lý và tăng cường kết nối cộng đồng dân cư.
Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Hiệp định EVFTA đã, đang và sẽ giúp hàng Việt Nam chinh phục thị trường Áo trong bối cảnh cần đa dạng hoá thị trường xuất khẩu như hiện nay.

Tin cùng chuyên mục

Kiểm soát thương mại chiến lược: Hướng đi cần thiết trong hội nhập

Kiểm soát thương mại chiến lược: Hướng đi cần thiết trong hội nhập

Nghị định kiểm soát thương mại chiến lược sẽ là công cụ then chốt để Việt Nam điều phối hài hòa giữa hội nhập và bảo vệ lợi ích quốc gia.
Quán ăn không nhận chuyển khoản: Đừng

Quán ăn không nhận chuyển khoản: Đừng 'đi lùi' trong thời đại số

Thanh toán không dùng tiền mặt đã phổ biến với nhiều tiện ích, nhưng vẫn có một số quán ăn dù ở thành phố lớn vẫn treo biển “không nhận chuyển khoản”…
Cục trưởng Cục Thống kê nêu giải pháp ‘mở khóa’ tăng trưởng

Cục trưởng Cục Thống kê nêu giải pháp ‘mở khóa’ tăng trưởng

Để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025, bên cạnh tranh thủ cơ hội đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, Việt Nam cần phát huy mạnh mẽ nội lực.
Các tỉnh top cuối FTA Index: Những cánh én chưa đủ gọi mùa xuân

Các tỉnh top cuối FTA Index: Những cánh én chưa đủ gọi mùa xuân

Từ bảng xếp hạng FTA Index 2024 cho thấy nhiều địa phương vẫn loay hoay với các Hiệp định thương mại tự do và các chỉ số đạt được chưa cao.
Quảng cáo sai sự thật: Lỗ hổng trách nhiệm, vấn đề đạo đức

Quảng cáo sai sự thật: Lỗ hổng trách nhiệm, vấn đề đạo đức

Tham gia quảng cáo sai sự thật không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh của người nghệ sĩ mà còn đặt ra nhiều vấn đề về lỗ hổng trách nhiệm và đạo đức xã hội.
Việt Nam khẳng định vai trò quốc gia trách nhiệm qua sứ mệnh cứu hộ Myanmar

Việt Nam khẳng định vai trò quốc gia trách nhiệm qua sứ mệnh cứu hộ Myanmar

Hành trình nhân đạo tại Myanmar đã khép lại, Việt Nam khẳng định vị thế quốc gia trách nhiệm trong khu vực.
Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Quy định của EU rất rõ ràng và hướng đến bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, đôi khi doanh nghiệp Việt ‘lơ đễnh’ có thể dẫn đến việc bị cấm nhập khẩu.
Tội ác

Tội ác 'trời không dung, đất không tha': Mẹ sát hại con để trục lợi bảo hiểm

Mẹ giết con - tội ác hiếm gặp với cả các “loài”! Mẹ giết con để trục lợi bảo hiểm lấy tiền ăn chơi, cờ bạc thì đúng là tội ác “trời không dung, đất không tha”.
Thuật toán vô cảm, KOLs vô trách nhiệm và thế hệ bị dẫn lối sai

Thuật toán vô cảm, KOLs vô trách nhiệm và thế hệ bị dẫn lối sai

PGS.TS Trần Thành Nam đã chỉ ra bản chất “bệnh lý văn hóa” của thời đại số, cảnh báo về sự xuống cấp thẩm mỹ, sự thao túng của thuật toán vô cảm.
Kiểm soát thương mại chiến lược: Bước đi quan trọng

Kiểm soát thương mại chiến lược: Bước đi quan trọng

Theo luật sư Nguyễn Thanh Hà, việc xây dựng Nghị định về kiểm soát thương mại chiến lược là một bước đi quan trọng, phản ánh tầm nhìn chiến lược của Việt Nam.
Hơn 100 trang kiểm toán không trả lời nổi câu hỏi: Tiền đi đâu?

Hơn 100 trang kiểm toán không trả lời nổi câu hỏi: Tiền đi đâu?

Từ bản kiểm toán dày hơn 100 trang của Phạm Thoại đến chuỗi lùm xùm từ thiện trước đó, công chúng vẫn chưa thể thôi hỏi: Tiền đã đi đâu?
FTA Index: Cú hích để Việt Nam bứt tốc trên đường đua hội nhập

FTA Index: Cú hích để Việt Nam bứt tốc trên đường đua hội nhập

Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam chia sẻ những góc nhìn sâu sắc về vai trò của FTA Index và 3 trụ cột hành động doanh nghiệp cần thực hiện.
Cứu hộ động đất ở Myanmar: Lan tỏa lòng nhân ái để hồi sinh sau thảm họa

Cứu hộ động đất ở Myanmar: Lan tỏa lòng nhân ái để hồi sinh sau thảm họa

Thế giới bàng hoàng trước trận động đất kinh hoàng tại Myanmar và Thái Lan. Trong tận cùng đau xót, lòng nhân ái của lại tỏa sáng để hồi sinh sau thảm họa...
Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Không để lỡ nhịp xuất khẩu thủy sản sang Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu thủy sản quan trọng nhất của Việt Nam, vì vậy cần ưu tiên giải quyết ngay vấn đề về các tiêu chuẩn của Luật Bảo vệ thú biển.
Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi: Thương sai, hại lớn

Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi: Thương sai, hại lớn

Giao xe cho con khi chưa đủ tuổi là đang đặt con vào những tình huống dễ gây tai nạn giao thông, còn cha mẹ thì vướng vòng lao lý vì vi phạm pháp luật.
Từ trăn trở của Tổng Bí thư nghĩ về chiến lược tầm vóc Việt

Từ trăn trở của Tổng Bí thư nghĩ về chiến lược tầm vóc Việt

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết mang tiêu đề “Tương lai cho thế hệ vươn mình”. Trong bài viết, Tổng Bí thư thể hiện sự trăn trở về tầm vóc người Việt.
Vụ Hậu

Vụ Hậu 'pháo': 'Bàn tay đen' và sự tha hóa quyền lực

Vụ án đưa, nhận hối lộ xảy ra tại Vĩnh Phúc cho thấy, khi "bàn tay đen" thao túng chính quyền, mọi quy định của pháp luật đều có thể bị "bẻ cong".
Chuyên gia tổ chức nói chuyện đại bàng có tổ và đàn ong thiếu rừng

Chuyên gia tổ chức nói chuyện đại bàng có tổ và đàn ong thiếu rừng

Nguyên Vụ trưởng Vụ Cơ sở Đảng Nguyễn Đức Hà nhận định, cần có bước đi đột phá về kinh tế tư nhân để giải quyết băn khoăn của Tổng Bí thư về cán bộ dôi dư.
Sáp nhập tỉnh - Nới không gian phát triển cho Đà Nẵng

Sáp nhập tỉnh - Nới không gian phát triển cho Đà Nẵng

Nếu thành phố Đà Nẵng thuộc diện sắp xếp, sáp nhập tỉnh sẽ mở ra dư địa không gian phát triển mạnh mẽ hơn không chỉ cho thành phố mà còn trong khu vực.
Chó mèo cũng là ‘người tiêu dùng’: Một phản hồi thẳng thắn với Chu Thanh Huyền

Chó mèo cũng là ‘người tiêu dùng’: Một phản hồi thẳng thắn với Chu Thanh Huyền

Phát ngôn “Hổ sa cơ không đến lượt chó mèo lên tiếng” của Chu Thanh Huyền gây phản ứng dữ dội, cho thấy thái độ thiếu tôn trọng người tiêu dùng và cộng đồng.
Mobile VerionPhiên bản di động