Thông tư 02, 03 về nhóm nợ và mua bán trái phiếu doanh nghiệp: Mũi tên trúng nhiều đích

Các chuyên gia, nhà phân tích tài chính cùng chung nhận định, Thông tư 02, 03 của Ngân hàng Nhà nước mới ban hành là mũi tên trúng nhiều đích.
Thông tư 02: Ngân hàng được giữ nguyên nhóm nợ nhưng phải trích lập dự phòng từ 50-100% Quy định mới về cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ sẽ được ban hành trước ngày 25/4?

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành liên tiếp 2 Thông tư: Thông tư 02/2023/TT-NHNN (Thông tư 02) quy định về việc tổ chức tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn và Thông tư số 03/2023/TT-NHNN (Thông tư 03) quy định ngưng hiệu lực thi hành Khoản 11 Điều 4 Thông tư số 16/2021/TT-NHNN ngày 10/11/2021 quy định việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp, nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho hộ kinh doanh và doanh nghiệp, tập trung nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, đồng thời gia tăng khả năng tiếp cận vốn.

Bình luận về các thông tư mới của Ngân hàng Nhà nước, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng của BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia phân tích: Bối cảnh kinh tế thế giới và Việt Nam sau quý I/2023 vừa qua còn nhiều khó khăn thách thức và ngày càng bộc lộ rõ nét hơn. Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt và việc Ngân hàng Nhà nước khẩn trương ban hành liên tiếp 2 Thông tư nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp là động thái chính sách cần thiết và kịp thời.

Thông tư 02, 03 về nhóm nợ và mua bán trái phiếu doanh nghiệp: Mũi tên trúng nhiều đích
TS. Cấn Văn Lực, việc Ngân hàng Nhà nước khẩn trương ban hành liên tiếp 2 Thông tư nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cho người dân và doanh nghiệp là động thái chính sách cần thiết và kịp thời

Đối với Thông tư 02, mục tiêu là nhằm giảm bớt khó khăn về nghĩa vụ tài chính, đặc biệt là các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp, giúp người dân và doanh nghiệp dùng tiền đó vào sản xuất kinh doanh, tiêu dùng. Đồng thời, việc giãn nợ sẽ giúp bảo đảm khả năng tiếp cận vốn của người dân và doanh nghiệp, cho phép họ không phải chuyển nhóm nợ, từ đó thúc đẩy sản xuất đầu tư, kinh doanh và tiêu dùng.

Khi doanh nghiệp, hộ kinh doanh được tháo gỡ khó khăn sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong năm 2023, hướng tới việc đạt các mục tiêu quan trọng đặt ra từ đầu năm.

Đối với Thông tư 03, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, việc ban hành Thông tư này nhằm 2 mục đích chính: Thứ nhất là góp phần tháo gỡ khó khăn với thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh các khoản nợ trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn rơi vào quý II, IV tương đối nhiều.

Thứ hai, Thông tư 03 sẽ làm tăng thêm tính linh hoạt, chủ động cho các tổ chức tín dụng cho vay, đầu tư, xem xét mua lại trái phiếu doanh nghiệp, tất nhiên bảo đảm an toàn kiểm soát rủi ro cho cả doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng.

Như vậy, Thông tư 03 sẽ góp phần khơi thông, tăng tính thanh khoản cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp, tăng nguồn lực về vốn cho doanh nghiệp phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong tình hình khó khăn hiện nay theo chủ trương của Chính phủ từ đó thúc đẩy tăng trưởng đến cuối năm và năm tới.

Theo TS. Cấn Văn Lực, điểm đáng chú ý của 2 Thông tư này là gỡ vướng cả 2 phía. Theo đó, các doanh nghiệp, bên vay được cơ cấu lại nợ, không chuyển nhóm nợ, tiếp cận được vốn. Trong khi đó, về phía tổ chức tín dụng có thể đầu tư, cho vay, mua trái phiếu doanh nghiệp khi đáp ứng một số điều kiện đã nêu trong 2 Thông tư.

Bên cạnh đó, 2 Thông tư có các điều khoản đủ chặt để vẫn "bảo đảm mọi rủi ro trong tầm kiểm soát" với 3 đặc điểm quan trọng.

Cụ thể là xem xét quyết định việc hoãn, giãn nợ về cơ bản do các tổ chức tín dụng chủ động quyết định trên cơ sở đánh giá tình hình doanh nghiệp, khả năng phục hồi, bao gồm trả nợ cả tín dụng thông thường và trái phiếu doanh nghiệp. Thông tư cũng giao quyền tự chủ cho các tổ chức tín dụng trong việc xem xét đánh giá mức độ khó khăn của khách hàng thông qua một số nội dung như doanh thu, thu nhập sụt giảm.

Đối với Thông tư 02 vẫn có "van" an toàn về cơ cấu nợ, giãn hoãn nợ, theo đó, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu tổ chức tín dụng trích lập dự phòng rủi ro có lộ trình. Các tổ chức tín dụng phải trích lập dự phòng tối thiểu 50% trong năm 2023 và 100% trong năm 2024. Ngoài ra, trong quy định của Thông tư 02 cũng đã quy định rõ trách nhiệm của các tổ chức tín dụng trong việc xây dựng và ban hành quy định nội bộ để hướng dẫn thống nhất triển khai trong toàn hệ thống, cũng như tăng cường công tác kiểm tra, giám sát.

Thông tư 02, 03 về nhóm nợ và mua bán trái phiếu doanh nghiệp: Mũi tên trúng nhiều đích

TS. Cấn Văn Lực cho rằng, quy định trên của Ngân hàng Nhà nước khá chặt chẽ nhằm bảo đảm ngay cả trong trường hợp tình huống xấu nhất xảy ra, các tổ chức tín dụng có đủ nguồn lực kiểm soát và xử lý tình hình. Bên cạnh đó, Thông tư 02 về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ có thời hạn cụ thể, trước mắt là tới 30/6/20024. Thời gian cho phép cơ cấu lại nợ, giãn hoãn nợ tối đa 1 năm kể từ ngày khoản đó được cơ cấu lại…

Việc đặt thời hạn là cách xây dựng chính sách duy trì khả năng kiểm soát rủi ro của các ngân hàng. Thông tư 02 cũng có định hướng các ngân hàng phải có các quy định đảm bảo rõ ràng, thống nhất, không đặt thêm điều kiện, thủ tục phức tạp gây khó khăn khi triển khai việc cơ cấu thời hạn trả nợ cho người vay vốn.

Đồng thời, việc thiết kế các Thông tư trên đáp ứng đúng các chỉ đạo hết sức cụ thể của Thủ tướng Chính phủ khi làm việc với Ngân hàng Nhà nước, đặc biệt là "hỗ trợ không quên kiểm soát rủi ro".

Theo đó, lãnh đạo Chính phủ đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước cân nhắc mở rộng đối tượng và kéo dài thời gian áp dụng phù hợp. Thủ tướng đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước thiết kế công cụ kiểm tra, giám sát, kiểm soát và đẩy mạnh phân cấp để tăng cường trách nhiệm của các tổ chức tín dụng và phản ứng chính sách kịp thời, linh hoạt, hiệu quả.

Trong thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo các tổ chức tín dụng khi thực hiện 2 Thông tư, theo dõi sát sao tình hình doanh nghiệp với mục đích kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đồng thời, có thể ngăn ngừa kịp thời các rủi ro.

Chuyên gia Cấn Văn Lực đánh giá, các Thông tư của Ngân hàng Nhà nước là kịp thời quyết liệt, được thị trường, doanh nghiệp đón nhận và hoan nghênh, nhất là trong bối cảnh thị trường khó khăn. Tuy nhiên, cần có sự vào cuộc đồng bộ để chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đi vào cuộc sống một cách thực chất.

Trước tiên, các tổ chức tín dụng cần có các hướng dẫn quy trình nội bộ rõ ràng trong hệ thống ngân hàng của mình. Đồng thời, cần chủ động đưa ra các tiêu chí, để xác định đối tượng hỗ trợ hoặc đầu tư, cho vay, cơ cấu lại nợ. Các tổ chức tín dụng cần chủ động đánh giá thực chất, bản chất các khoản vay và đầu tư, sẵn sàng nguồn lực trích lập dự phòng rủi ro theo quy định.

Ngoài ra, các tổ chức tín dụng cần có kênh thường xuyên trao đổi, làm việc với khách khách hàng, nắm tình hình tháo gỡ vướng mắc kịp thời. Cần phải sát sao trong quá trình kiểm tra nhằm bảo đảm các khoản cơ cấu lại nợ đó, đầu tư trái phiếu an toàn, hiệu qủa, đúng pháp luật.

Về phía các cơ quan quản lý, Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính cần theo dõi, đôn đốc, giám sát thực hiện và kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện. Trước mắt, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước sẽ chủ trì hội nghị trực tuyến toàn ngành về công tác tín dụng và triển khai Thông tư 02/2023.

Đánh giá tác động các quy định mới của Ngân hàng Nhà nước, bộ phận phân tích Công ty CP Chứng khoán VNDirect cho rằng, Thông tư 02 sẽ phần nào tháo gỡ những vấn đề về thanh khoản của các doanh nghiệp, cứu lấy các doanh nghiệp có nền tảng cơ bản tốt (đặc biệt là doanh nghiệp bất động sản hiện nay), từ đó, Thông tư cũng tác động tích cực lên một số ngân hàng. Trước đó, triển vọng kém khả quan của thị trường bất động sản vẫn là một vấn đề đáng quan tâm đối với ngành ngân hàng. Với Thông tư 02/2023, áp lực trích lập dự phòng đối với các ngân hàng sẽ được giảm thiểu khi nợ tái cơ cấu sẽ được phân bổ trong 2 năm 2023 và 2024.

“Thông tư sẽ có tác động tích cực lên tâm lý của nhà đầu tư đối với các ngân hàng có tỷ trọng cho vay bất động sản/vay tiêu dùng cao trong danh mục tín dụng như TCB, MBB, VPB, HDB”, bà Trần Thị Thu Thảo, chuyên gia phân tích từ VNDirect nhận định. Nguyên nhân bởi các ngân hàng này đang đối diện với rủi ro trích lập dự phòng cao hơn so với các ngân hàng có mô hình kinh doanh "an toàn" (ít cho vay bất động sản, không bao gồm trái phiếu doanh nghiệp) trong thời điểm này.

Còn đối với Thông tư 03, các chuyên gia của VNDirect khẳng định, Thông tư 03 đã hoãn thi hành Khoản 11 Điều 4 Thông tư 16/2021, đồng nghĩa với việc tiếp tục cho phép ngân hàng được quyền mua trái phiếu doanh nghiệp (có điều kiện kèm theo). Đây cũng là một cách để các ngân hàng có thể thúc đẩy tăng trưởng cho vay qua việc mua trái phiếu doanh nghiệp, trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng còn yếu (~2% tại cuối Quý 1/202323) và thanh khoản tại ngân hàng đang dư thừa.

“Thông tư cũng sẽ giúp tăng cầu trái phiếu và có lợi cho các ngân hàng hoạt động mạnh trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp như: TCB, MBB, VPB. Tuy nhiên, còn tùy vào khẩu vị rủi ro nhất là trong bối cảnh hiện tại các ngân hàng này cũng ưu tiên việc quản trị rủi ro, cân bằng chất lượng tài sản hơn là mục tiêu tăng trưởng” - chuyên gia của VNDirect thông tin thêm.

Lê Na
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Làm gì để doanh nghiệp miền Trung tiếp cận tín dụng xanh?

Làm gì để doanh nghiệp miền Trung tiếp cận tín dụng xanh?

Nhu cầu vốn lớn nhưng thiếu cơ chế rõ ràng, nhiều doanh nghiệp sản xuất công nghiệp miền Trung chưa tiếp cận được nguồn tín dụng xanh.
Nghị quyết 68: Thêm động lực cho thị trường chứng khoán

Nghị quyết 68: Thêm động lực cho thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán hồi phục mạnh mẽ nhờ lực đẩy từ khu vực tư nhân và kỳ vọng vào Nghị quyết 68 với các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng dài hạn.
Ninh Thuận: Tăng tốc thu hút đầu tư, phát huy hiệu quả chính sách tín dụng

Ninh Thuận: Tăng tốc thu hút đầu tư, phát huy hiệu quả chính sách tín dụng

UBND tỉnh Ninh Thuận phối hợp với Ngân hàng Phát triển Việt Nam tổ chức Hội nghị kết nối nhà đầu tư, triển khai chính sách tín dụng Nhà nước vào ngày 17/5/2025.
Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của doanh nghiệp Ấn Độ

Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của doanh nghiệp Ấn Độ

Coi Việt Nam là điểm đến đầu tư hấp dẫn, thời gian gần đây, rất nhiều đoàn doanh nghiệp Ấn Độ sang Việt Nam tìm hiểu môi trường đầu tư, kinh doanh.
Trải nghiệm đẳng cấp tại The SENS - Đặc quyền mới dành cho khách hàng VIP của VPBank

Trải nghiệm đẳng cấp tại The SENS - Đặc quyền mới dành cho khách hàng VIP của VPBank

VPBank vừa chính thức ra mắt không gian phòng chờ sân bay cao cấp riêng biệt tại ga quốc nội T3 – nhà ga nội địa lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Mirae Asset

Mirae Asset 'đãi cát tìm vàng' sau mùa báo cáo quý I/2025

37 cổ phiếu có kết quả kinh doanh quý I ổn định, sức tăng trưởng tốt, sở hữu câu chuyện riêng, vừa được Mirae Asset 'phím' cho các "chứng sĩ".
Techcombank giành giải vàng Stevie Awards châu Á - Thái Bình Dương

Techcombank giành giải vàng Stevie Awards châu Á - Thái Bình Dương

Techcombank giành Giải Vàng cho Việt Nam tại APAC Stevie Awards 2025 ở hạng mục “Sáng tạo tiếp thị đa kênh”, cùng 2 giải bạc về thương hiệu và market xuất sắc.
Tăng cường liên kết hệ thống quỹ tín dụng từ mô hình đại lý thanh toán

Tăng cường liên kết hệ thống quỹ tín dụng từ mô hình đại lý thanh toán

Việc triển khai mô hình đại lý thanh toán thông qua Quỹ tín dụng nhân dân giúp ngân hàng tối ưu hóa vận hành và tiết kiệm chi phí.
App ngân hàng hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

App ngân hàng hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện

Hiện người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế có thể thực hiện thủ tục thuận lợi qua cổng dịch vụ công và app ngân hàng.
Giải pháp tài chính đột phá cho người mua nhà: Vay 1 tỷ trả gốc 1 triệu đồng/tháng

Giải pháp tài chính đột phá cho người mua nhà: Vay 1 tỷ trả gốc 1 triệu đồng/tháng

Gói vay 45.000 tỷ đồng từ VIB với lãi suất ưu đãi, trả nợ linh hoạt giúp người trẻ dễ dàng tiếp cận nhà ở, hiện thực hóa giấc mơ an cư.
Ngân hàng giải ngân gần 1.000 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Ngân hàng giải ngân gần 1.000 tỷ đồng để xóa nhà tạm

Các ngân hàng thương mại chuyển kinh phí về các địa phương với tổng số tiền giải ngân đạt khoảng 972 tỷ đồng hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Pi Network tăng giá: Cẩn trọng trước làn sóng đầu cơ mới

Pi Network tăng giá: Cẩn trọng trước làn sóng đầu cơ mới

Trong những ngày qua, trên các sàn giao dịch, đồng Pi Network (Pi) bất ngờ tăng giá mạnh, phá vỡ trạng thái giao dịch ảm đạm suốt nhiều tháng.
Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Thúc đẩy tín dụng xanh mở đường cho khu công nghiệp xanh

Hiện, mới chỉ có 1 - 2% khu công nghiệp của Việt Nam là khu công nghiệp xanh. Cần thúc đẩy mạnh mẽ tín dụng xanh để mở đường cho xanh hóa khu công nghiệp.
Từng bước gỡ

Từng bước gỡ 'mạng nhện sở hữu chéo' trong hệ thống ngân hàng

Sở hữu chéo là một trong những "điểm nghẽn" cản trở quá trình lành mạnh hóa thị trường tài chính - ngân hàng.
Mới nhất: Từ 1/7/2025 chi trả lương hưu qua ba hình thức

Mới nhất: Từ 1/7/2025 chi trả lương hưu qua ba hình thức

Từ ngày 1/7/2025, theo quy định mới của Luật Bảo hiểm xã hội 2024, người lao động sẽ có quyền lựa chọn hình thức nhận lương hưu phù hợp.
VIB giới thiệu bộ giải pháp tài chính và số hóa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

VIB giới thiệu bộ giải pháp tài chính và số hóa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

VIB phối hợp với đối tác Visa và VNPAY giới thiệu bộ giải pháp tài chính và số hóa toàn diện được thiết kế đặc biệt nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Thị trường bảo hiểm dần ấm lên, doanh nghiệp tìm lại đà tăng trưởng

Thị trường bảo hiểm dần ấm lên, doanh nghiệp tìm lại đà tăng trưởng

Thị trường bảo hiểm phục hồi với tốc độ tích cực, mở ra cơ hội tăng trưởng mới cho các doanh nghiệp sau thời gian dài gặp khó.
Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch được đề cử HĐQT Vietravel

Chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch được đề cử HĐQT Vietravel

Ông Trần Du Lịch là người gắn bó nhiều thập kỷ với kinh tế Việt Nam, dày dạn kinh nghiệm trong cả hoạch định, phản biện chính sách và điều hành doanh nghiệp.
Tăng tốc với danh mục phí “siêu sốc” từ Bac A Bank

Tăng tốc với danh mục phí “siêu sốc” từ Bac A Bank

Bac A Bank chính thức triển khai chương trình “Phí siêu sốc - Tăng tốc kinh doanh” với mong muốn hỗ trợ các khách hàng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
SeABank được vinh tại lễ trao giải Vietnam ESG Awards

SeABank được vinh tại lễ trao giải Vietnam ESG Awards

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á vừa vinh dự nhận danh vị “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững” tại lễ trao giải Vietnam ESG Awards
Taseco Airs

Taseco Airs 'chia tay' khách sạn 'đất vàng' ven biển Đà Nẵng?

Taseco Oceanview Đà Nẵng hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú, nhà hàng, là chủ khách sạn À La Carte có vị trị đẹp bậc nhất ven biển thành phố.
Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thanh tra hoạt động kinh doanh vàng

Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ phối hợp với các bộ, ngành để tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng.
Những

Những 'nhân tố mới' trong báo cáo PCI 2024

Bên cạnh sự vươn lên dẫn đầu của thành phố Hải Phòng, báo cáo PCI 2024 cũng ghi nhận ‘nhân tố mới’ là tỉnh Hưng Yên khi lần đầu tiên đứng trong Top 10.
4 tháng, Việt Nam thu hút 13,82 tỷ USD vốn FDI

4 tháng, Việt Nam thu hút 13,82 tỷ USD vốn FDI

4 tháng năm 2025, Việt Nam thu hút được 13,82 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tăng kỷ lục với 39,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thu ngân sách 4 tháng đầu năm 2025 tăng 2 con số

Thu ngân sách 4 tháng đầu năm 2025 tăng 2 con số

Lũy kế tổng thu ngân sách Nhà nước 4 tháng đầu năm 2025 ước đạt 944,1 nghìn tỷ đồng, bằng 48% dự toán năm và tăng 26,3% so với cùng kỳ năm trước.
Mobile VerionPhiên bản di động