Thông tin quy hoạch đất: Đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận cách nào?

Để việc tiếp cận thông tin đất đai của đồng bào dân tộc thiểu số được thuận tiện, hiệu quả, cần tăng cường biên dịch các bản tin về đất đai sang nhiều ngôn ngữ.
Chỉ 65% UBND cấp huyện công khai quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất Xây dựng Nghị định về lấn biển phải chặt chẽ, khả thi, đồng bộ, thống nhất Khánh Hoà tiếp tục đấu giá nhiều khu đất vàng

Đó là ý kiến đề xuất của TS. Bế Trung Anh, Ủy viên Thường trực Hội đồng dân tộc của Quốc hội nhằm hướng đến việc tiếp cận thông tin tốt hơn cho đồng bào dân tộc thiểu số tại Tọa đàm “Rà soát việc công khai thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và bảng giá đất cấp tỉnh trên môi trường điện tử năm 2023” diễn ra sáng ngày 12/3.

Ông Bế Trung Anh đưa ra nhận xét sau khi nghe ThS. Lại Thị Lan Vy, Trung tâm Thúc đẩy giáo dục và Nâng cao năng lực phụ nữ, chia sẻ về kết quả nghiên cứu “Đánh giá vòng 3 việc công khai thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và bảng giá đất cấp tỉnh trên môi trường điện tử năm 2023” tại tọa đàm. Theo kết quả nghiên cứu, ngày càng nhiều tỉnh, thành phố và các huyện đã đăng tải công khai bảng giá đất trên môi trường điện tử.

Cụ thể, tính đến ngày 6/10/2023, 73% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã đăng tải công khai bảng giá đất giai đoạn 2020-2024 trên cổng thông tin điện tử của địa phương, tăng 8,1% so với kết quả rà soát năm 2022 và tăng 31,1% so với kết quả rà soát năm 2021. Về việc công khai thông tin quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, tính đến hết ngày 6/10/2023, trong tổng số 705 UBND cấp huyện trên toàn quốc, 65,4% đã công khai quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021-2030, tăng 16,5% so với năm 2022.

Đây là những con số thú vị, cho thấy sự tiến bộ trong việc công khai thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Dù việc tìm hiểu, khả năng nhận biết thông tin rất quan trọng nhưng nghiên cứu cũng cần giải thích lý do tại sao mới chỉ có 65,4% trong tổng số 705 UBND cấp huyện trên toàn quốc đã công khai quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021-2030…”, TS. Bế Trung Anh nói và cho rằng nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng với cả cơ quan luật pháp và chính quyền địa phương khi thực thi nhiệm vụ.

Thông tin quy hoạch đất: Đồng bào dân tộc thiểu số tiếp cận cách nào?
TS. Bế Trung Anh (ngồi giữa) thẳng thắn chỉ ra những khó khăn của đồng bào dân tộc thiểu số trong việc tiếp cận thông tin về luật đất đai. Ảnh: BTC

Đề cập đến dự thảo Luật Đất đai sửa đổi, TS Bế Trung Anh mong muốn dự thảo được dịch ra tiếng dân tộc thiểu số (biên dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau), để đồng bào dân tộc thiểu số có thể dễ dàng tiếp cận thông tin. Theo ông Anh, việc làm này là cần thiết bởi một số đồng bào thiểu số không có chữ viết nhưng có tiếng nói, chưa hiểu tiếng Kinh và với công nghệ hiện đại ngày nay, điều này không hề khó. Không chỉ dịch ngôn ngữ các văn bản Luật Đất đai sang tiếng đồng bào, hơn thế, ông mong muốn áp dụng với nhiều nội dung tuyên truyền chính sách của Đảng và nhà nước.

Chúng ta có đề cập việc tiếp cận thông tin của dân tộc thiểu số nhưng quan trọng chúng ta thực thi có rốt ráo, chặt chẽ, cụ thể hơn không”, TS Bế Trung Anh nói và bày tỏ mong muốn có những hướng dẫn cụ thể hơn.

Tại tọa đàm, TS Bế Trung Anh cũng chỉ ra nhiều vấn đề tại Luật Đất đai sửa đổi đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Theo ông Anh, Luật Đất đai không phải chuyện lớn, chuyện lớn nhất là việc cung cấp đất ở và đất sản xuất cho đồng bào như thế nào. Có hẳn một điều điều khoản về quỹ đất nhưng đi khảo sát tại các tỉnh, địa phương thì bảo không có quỹ đất. Ngay sau đó, Ban soạn thảo đưa thêm vào luật điều 179 để thông tin tường minh và tháo bỏ vướng mắc.

Bên cạnh đó là những định nghĩa, khái niệm còn chưa đúng thực chất. Ông Trung Anh lấy ví dụ, đất tín ngưỡng là đất đền thờ am miếu… nhưng với người đồng bào dân tộc thiểu số tiền ăn không đủ thì làm sao có tiền thờ những việc đó. Đất tín ngưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số phải là rừng, suối, kênh.

Một vấn đề khác là đất chỉ nhằm vào giao đất cho đồng bào ở vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, trong khi đó đối tượng nghèo nằm ở vùng nông thôn mới thì không rõ có được hưởng quyền lợi như trên không. Vì vậy cần phải điều chỉnh luật sao cho không chồng chéo, mâu thuẫn, để đồng bộ.

Bàn luận về vấn đề tiếp cận thông tin của đồng bào dân tộc thiểu số, ông Trương Quốc Cần, Viện trưởng, Viện Tư vấn Phát triển Kinh tế Xã hội Nông thôn và Miền núi (CISDOMA) cũng đánh giá cao nghiên cứu nêu ra trong tọa đàm, giúp việc quản trị đất đai thêm minh bạch.

Đồng thời, cá nhân ông cũng chỉ ra vướng mắc, khó khăn khi tiếp cận thông tin của đồng bào dân tộc thiểu số. Chẳng hạn, thông tin tìm đất sổ đỏ (đất trồng lúa, đất làm nhà), giấy chứng nhận sử dụng đất thì tìm ở đâu? Việc tiếp cận của đồng bào khó khăn, hỏi ai, hỏi ở đâu, ai là người chỉ dẫn... Không những vậy, có trường hợp người dân bị môi giới dẫn dụ, dự án này dự án kia có quy hoạch, ông bà bán đất đi… Vì thiếu thông tin, hiểu biết nên bà con tin, thực hiện và bị lôi kéo vào giao dịch không công bằng.

Qua đó, ông Cần hy vọng đại diện cho cơ quan soạn thảo mạnh dạn đề xuất trong các hướng dẫn, văn bản thông tin chi tiết, cụ thể hơn về đất đai (muốn tìm thông tin về sổ đỏ, kiện tụng thì hỏi ai…). Đồng thời cụ thể hóa thông tin trong văn bản quy phạm pháp luật để giám sát việc thực thi của các cơ quan và giúp người dân tìm được những thông tin cần thiết, hữu ích.

Để thúc đẩy việc công khai thông tin đất đai của các cơ quan nhà nước, nhóm nghiên cứu tiếp tục khuyến nghị các cơ quan nhà nước ở cấp tỉnh và cấp huyện cần triển khai thực hiện đầy đủ việc công khai thông tin đất đai trên môi trường trực tuyến bên cạnh việc cung cấp thông tin trực tiếp tại cơ quan.

Thay mặt nhóm nghiên cứu, ông Lê Đặng Trung, Giám đốc điều hành, Công ty Phân tích thời gian thực (RTA) bày tỏ: “Việc công khai thông tin đất đai được cải thiện qua ba vòng đánh giá cho thấy sự tăng cường trong trách nhiệm giải trình với người dân của chính quyền địa phương. Chúng tôi mong rằng Chính phủ sẽ sớm bổ sung thủ tục cung cấp thông tin theo yêu cầu của người dân vào bộ thủ tục hành chính hiện hành của tất cả các ngành và lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực đất đai và có văn bản hướng dẫn cụ thể để cải thiện hơn nữa việc công khai thông tin”.

Theo dữ liệu từ nghiên cứu, có 18 tỉnh, thành phố gồm Bắc Kạn, Điện Biên, Sơn La, Bắc Giang, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Dương, Trà Vinh, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Hải Phòng đã công khai bảng giá đất giai đoạn 2020 - 2024 trong suốt ba vòng đánh giá. Đồng thời, UBND các tỉnh và thành phố này cũng đã xây dựng chuyên mục thông tin đất đai riêng giúp cho việc tìm kiếm thông tin nhanh chóng và thuận lợi.

Bình Thuận là tỉnh có 100% các huyện công khai cả quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021 - 2030 và kế hoạch sử dụng đất cấp huyện năm 2023 trên cổng thông tin điện tử. Các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang, Đồng Nai, Hà Nam và Kon Tum có 100% huyện công khai quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2030 trên môi trường mạng. Tương tự, các tỉnh Đồng Tháp, Trà Vinh, Tây Ninh, Bình Phước, Ninh Thuận và Phú Yên có 100% huyện đã công khai kế hoạch sử dụng đất năm 2023.

Về việc công khai bảng giá đất cấp tỉnh, tính đến ngày 6/10/2023, 73% tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã đăng tải công khai bảng giá đất giai đoạn 2020-2024 trên cổng thông tin điện tử của địa phương, tăng 8,1% so với kết quả rà soát năm 2022 và tăng 31,1% so với kết quả rà soát năm 2021.

Về việc công khai thông tin quy hoạch sử dụng đất cấp huyện, tính đến hết ngày 6/10/2023, trong tổng số 705 UBND cấp huyện trên toàn quốc, 65,4% đã công khai quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thời kỳ 2021-2030, tăng 16,5% so với năm 2022. Về tính đầy đủ, trong số các UBND cấp huyện đã công khai thông tin, 54,2% đã đăng tải đầy đủ 3 văn bản bao gồm quyết định phê duyệt, báo cáo thuyết minh tổng hợp và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

Về việc công khai kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện, tính đến ngày 6/10/2023, trong số 705 UBND cấp huyện có 65,2% đã thực hiện công khai kế hoạch sử dụng đất cấp huyện năm 2023 trên cổng thông tin điện tử của mình, tăng 17,3% so với năm 2021 và tăng 10% so với năm 2022. Trong số này chỉ có 22,8% ban hành kế hoạch sử dụng đất đúng thời hạn và chỉ có 7% đăng tải thông tin đúng thời hạn.

Thanh Thúy

Tin mới cập nhật

Giá nhà trung tâm xa tầm với, khách trẻ "săn mồi" ở thị trường vệ tinh TP. Hồ Chí Minh

Giá nhà trung tâm xa tầm với, khách trẻ "săn mồi" ở thị trường vệ tinh TP. Hồ Chí Minh

Các dự án bất động sản vùng ven đang trở thành nơi thu hút người mua nhà khi nhiều dự án tung ra thị trường với giá phải chăng.
Vì sao phân khúc căn hộ dịch vụ Hà Nội phục hồi trong quý I/2024?

Vì sao phân khúc căn hộ dịch vụ Hà Nội phục hồi trong quý I/2024?

Theo chuyên gia, nguồn vốn FDI và sự cải thiện của hệ thống hạ tầng là hai yếu tố chính giúp phân khúc căn hộ dịch vụ tại Hà Nội phục hồi trong quý I/2024.
Dự án Endless Skyline West Lake bị chậm tiến độ, vì sao?

Dự án Endless Skyline West Lake bị chậm tiến độ, vì sao?

UBND Thành phố Hà Nội vừa có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Tổ hợp văn phòng, khách sạn, căn hộ cao cấp tại lô HH1, khu D6.
Hà Nội: Giá chung cư bị đẩy cao chót vót, giấc mơ an cư của người trẻ ngày càng xa vời

Hà Nội: Giá chung cư bị đẩy cao chót vót, giấc mơ an cư của người trẻ ngày càng xa vời

Giá bán chung cư Hà Nội hiện nay đang dao động 50 - 70 triệu/m2, khiến giấc mơ an cư lạc nghiệp của những người trẻ ngày càng xa vời.
Xuất hiện nhiều “điểm nóng” an ninh trật tự tại các chung cư ở Hà Nội

Xuất hiện nhiều “điểm nóng” an ninh trật tự tại các chung cư ở Hà Nội

Thời gian qua, tại một số chung cư ở Hà Nội đã phát sinh “điểm nóng” về an ninh, trật tự.
"Thổi" giá, tạo sóng "ảo" một số chung cư tại Hà Nội

"Thổi" giá, tạo sóng "ảo" một số chung cư tại Hà Nội

Giá trung bình chung cư tại Hà Nội hiện dao động 50-70 triệu đồng mỗi m2, tăng giá gần 40% sau 5 năm.
Giao dịch đất nền, chung cư và nhà ở bật tăng trong quý I/2024

Giao dịch đất nền, chung cư và nhà ở bật tăng trong quý I/2024

Báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng cho thấy lượng giao dịch đất nền, căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ 3 tháng đầu năm đều tăng mạnh so với quý IV/2023.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh bất động sản năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh bất động sản năm 2024

Theo các chuyên gia kinh tế, thị trường bất động sản năm 2024 đã qua cơn bĩ cực, nhiều tín hiệu tươi sáng xuất hiện, dòng tiền cũng tốt hơn.
Rà soát quy định về khu chức năng trong Luật Xây dựng, Luật Đất đai để tránh mâu thuẫn

Rà soát quy định về khu chức năng trong Luật Xây dựng, Luật Đất đai để tránh mâu thuẫn

Để tránh chồng chéo, đảm bảo sự thống nhất trong các quy định của pháp luật, cần rà soát quy định về khu chức năng trong Luật Xây dựng, Luật Đất đai.
Bất ngờ với thị trường văn phòng hạng sang ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Bất ngờ với thị trường văn phòng hạng sang ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Nếu như thị trường văn phòng hạng sang tại TP. Hồ Chí Minh ghi nhận sự ổn định thì phân khúc này tại Hà Nội thể hiện sự phục hồi dù nền kinh tế còn khó khăn.

Tin khác

Chuyên gia: Căn hộ tại Hà Nội đã trở thành tài sản thay vì là tiêu sản

Chuyên gia: Căn hộ tại Hà Nội đã trở thành tài sản thay vì là tiêu sản

Chuyên gia của Savills nhận định tâm lý người mua nhà đã có sự chuyển biến, chung cư được xem là một tài sản thay vì quan điểm tiêu sản như trước kia.
Toàn cảnh khu nhà tái định cư bỏ hoang trong Khu đô thị Sài Đồng

Toàn cảnh khu nhà tái định cư bỏ hoang trong Khu đô thị Sài Đồng

3 tòa nhà tái định cư trong Khu đô thị Sài Đồng, quận Long Biên, TP Hà Nội bị bỏ hoang hàng chục năm gây lãng phí nguồn lực và khiến nhiều người xót xa.
Giá nhà chung cư "sốt" bất thường: Chuyên gia khuyên gì?

Giá nhà chung cư "sốt" bất thường: Chuyên gia khuyên gì?

Thời gian gần đây, giá nhà chung cư liên tục “tăng nóng” khiến không ít người “sốt ruột” xuống tiền liền tay mà bỏ quên những rủi ro.
Vì sao doanh nghiệp và cả người mua nhà chưa dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng?

Vì sao doanh nghiệp và cả người mua nhà chưa dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng?

Doanh nghiệp và cả người mua nhà để ở chưa dễ dàng trong việc tiếp cận vốn tín dụng, nguồn vốn vẫn đang là một vấn đề lớn.
Nguồn cung nhà ở sơ cấp đang bị “tê liệt”

Nguồn cung nhà ở sơ cấp đang bị “tê liệt”

Các chuyên gia bất động sản nhận định hiện nay tính thanh khoản thấp và thị trường nhà ở sơ cấp đang bị tê liệt.
Bình Định sắp xây khu du lịch 4.350 tỷ, có khách sạn 4 sao, biệt thự nghỉ dưỡng trên khu đất 43ha

Bình Định sắp xây khu du lịch 4.350 tỷ, có khách sạn 4 sao, biệt thự nghỉ dưỡng trên khu đất 43ha

Dự án Khu du lịch Tân Thanh sau khi chọn được nhà đầu tư và đi vào hoạt động sẽ góp phần phát triển du lịch của địa phương, thu hút khách du lịch đến Bình Định.
Dự án Khu nhà ở Minh Giang – Đầm Và ra sao sau 2 năm tái khởi động?

Dự án Khu nhà ở Minh Giang – Đầm Và ra sao sau 2 năm tái khởi động?

Năm 2022, Dự án Khu nhà ở Minh Giang – Đầm Và thuộc địa phận của 2 huyện Mê Linh và Đông Anh (Hà Nội) tái khởi động xây dựng sau 14 năm bỏ hoang.
Hậu Giang: Chuyển đổi đất trồng lúa để thực hiện dự án hơn nghìn tỷ

Hậu Giang: Chuyển đổi đất trồng lúa để thực hiện dự án hơn nghìn tỷ

Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chấp thuận việc chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa để thực hiện Dự án Khu đô thị mới Ngã Bảy của UBND tỉnh Hậu Giang.
Quản lý bất động sản: Chuyên gia khuyên gì?

Quản lý bất động sản: Chuyên gia khuyên gì?

Để các dự án bất động sản nâng cao hiệu quả vận hành, các chuyên gia cho biết, việc tối ưu công tác xây dựng và quản lý dự án là vô cùng quan trọng.
Luật Đất đai mới có lợi cho Việt kiều và người thuộc diện tái định cư

Luật Đất đai mới có lợi cho Việt kiều và người thuộc diện tái định cư

Chuyên gia cho biết, Việt kiều và người thuộc diện tái định cư là những đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ những thay đổi về Luật Đất đai mới.
Xem thêm

Đọc nhiều

Giá tiêu hôm nay 3/5/2024:  Đồng loạt tăng mạnh 1.500 đồng/kg, Đắk Lắk và Bình Phước lên đỉnh 100.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 3/5/2024: Đồng loạt tăng mạnh 1.500 đồng/kg, Đắk Lắk và Bình Phước lên đỉnh 100.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 3/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 3/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 5/5/2024: Tăng “bốc đầu”, Đắk Nông và Bình Phước lập đỉnh mới 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 5/5/2024: Tăng “bốc đầu”, Đắk Nông và Bình Phước lập đỉnh mới 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 5/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 5/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 4/5/2024: Tiếp đà tăng sốc, Đắk Lắk chinh phục mức giá kỷ lục 101.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 4/5/2024: Tiếp đà tăng sốc, Đắk Lắk chinh phục mức giá kỷ lục 101.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 4/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 4/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay 6/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 6/5/2024: Đồng loạt chững lại, cao nhất 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 6/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 6/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 4/5/2024: Giá dầu thế giới giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 3 tháng

Giá xăng dầu hôm nay ngày 4/5/2024: Giá dầu thế giới giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 3 tháng

Giá xăng dầu hôm nay ngày 4/5/2024, giá dầu thế giới đồng loạt giảm mạnh, ghi nhận mức thấp nhất trong 3 tháng qua với dầu WTI giảm 1,06%, dầu Brent giảm 0,98%.
Giá tiêu hôm nay 8/5/2024: Biến động trái chiều, Đắk Lắk lên mức đỉnh 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 8/5/2024: Biến động trái chiều, Đắk Lắk lên mức đỉnh 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 8/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 8/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 5/5/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc không phanh

Giá xăng dầu hôm nay ngày 5/5/2024: Giá dầu thế giới tuần lao dốc không phanh

Giá xăng dầu hôm nay ngày 5/5/2024, giá dầu thế giới kết thúc tuần giảm mạnh theo đó dầu WTI xuống mốc 77,99 USD/thùng, dầu Brent dưới ngưỡng 83 USD/thùng.
Giá tiêu hôm nay 7/5/2024: Tiếp tục đi ngang, dao động từ 103.000 – 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 7/5/2024: Tiếp tục đi ngang, dao động từ 103.000 – 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 7/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 7/5 thế nào?
Giá tiêu hôm nay  9/5/2024: Tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu chạm đỉnh 104.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 9/5/2024: Tăng từ 1.000 – 1.500 đồng/kg, Bà Rịa – Vũng Tàu chạm đỉnh 104.000 đồng/kg

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 9/5/2024, giá tiêu Đắk Lắk, Gia Lai, giá tiêu Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay tăng hay giảm; giá tiêu mới nhất ngày 9/5 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay ngày 8/5/2024: Dầu thế giới đảo chiều giảm trước tín hiệu về nguồn cung của FED

Giá xăng dầu hôm nay ngày 8/5/2024: Dầu thế giới đảo chiều giảm trước tín hiệu về nguồn cung của FED

Giá xăng dầu hôm nay ngày 8/5/2024, giá dầu thế giới đảo chiều giảm nhẹ khi bớt lo ngại về nguồn cung, theo đó, dầu WTI giảm 0,13%, dầu Brent giảm 0,35%.
Phiên bản di động