Thông tin mới nhất về các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp

Đến ngày 25/8/2023, vẫn còn 8 dự án chưa gửi hồ sơ đàm phán; Sản lượng điện phát của các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã COD đạt hơn 357 triệu kWh.
Đã có 66/85 dự án năng lượng tái tạo gửi hồ sơ, 51 dự án ký hợp đồng Thêm 2 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp hoàn thành thủ tục COD

Theo thống kê của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), hiện cả nước có 85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp. Trong đó có 77 nhà máy, phần nhà máy điện gió với tổng công suất 4185,4 MW và 8 nhà máy, phần nhà máy điện mặt trời với tổng công suất 506,66 MW.

Các dự án này được triển khai xây dựng nhằm tận hưởng cơ chế giá FIT theo các Quyết định 13/2020/QĐ-TTg về cơ chế khuyến khích điện mặt trời và Quyết định 39/2018/QĐ-TTg về cho điện gió do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Tuy nhiên vì nhiều lý do chủ quan, khách quan nên các dự án điện gió, điện mặt trời không hoàn thành đấu nối kịp trước thời hạn 31/12/2020 và 31/10/2021.

Để gỡ khó cho chủ đầu tư các dự án năng lượng tái tạo, đồng thời huy động nguồn điện này, tránh lãng phí, căn cứ Luật Giá, Luật Điện lực và các Nghị định có liên quan, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương ban hành Thông tư 15, Quyết định 21 quy định phương pháp xác định khung giá áp dụng cho các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp. Bộ cũng có nhiều văn bản đôn đốc chủ đầu tư thực hiện, chỉ đạo hướng dẫn EVN khẩn trương phối hợp với nhà đầu tư thỏa thuận thống nhất giá điện để sớm đưa dự án này vào vận hành. Trên cở sở các văn bản pháp luật và các cuộc họp, trao đổi, hầu hết các nhà đầu tư đã đồng thuận về giải pháp mà Bộ Công Thương đưa ra.

Với sự nỗ lực của Bộ Công Thương, EVN và các chủ đầu tư đến ngày 25/8/2023, số lượng dự án đã gửi hồ sơ cho Công ty Mua bán điện để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện là 79/85 dự án với tổng công suất 4.449,86MW; trong đó 67 dự án (tổng công suất 3.849,41MW) đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần của khung giá (theo Quyết định số 21/QĐ-BCT ngày 07/01/2023 của Bộ Công Thương).

EVN và chủ đầu tư đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng PPA với 61/67 dự án; Bộ Công Thương đã phê duyệt giá tạm cho 58 dự án với tổng công suất 3.181,41MW.

23 dự án đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu công trình/một phần công trình; 29 dự án đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực toàn nhà máy/một phần nhà máy; 39 dự án đã có quyết định gia hạn chủ trương đầu tư.

Tuy nhiên đến ngày 25/8, vẫn còn 6 dự án với tổng công suất 284,70MW chưa gửi hồ sơ đàm phán.

Sản lượng điện của các nhà máy/ một phần nhà máy điện gió, điện mặt trời không ngừng tăng lên, góp phần bổ sung nguồn điện quốc gia, đồng thời giải quyết khó khăn tài chính cho chủ đầu tư.

Tính đến ngày 25/8/2023, sản lượng điện phát lũy kế của 20 nhà máy/phần nhà máy năng lượng tái tạo (NLTT) chuyển tiếp (tổng công suất 1.171,72MW) đã hoàn thành thủ tục COD đến ngày 25/8/2023 đạt hơn 357 triệu kWh; trong đó riêng ngày 24/8 đạt 7,6 triệu kWh, chiếm khoảng 0,8% tổng sản lượng nguồn điện được huy động.

Thông tin mới nhất về các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp
Thông tin mới nhất về các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp

Nguyên Vũ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bạc Liêu: Mong sớm sửa đổi Luật Điện lực, tháo gỡ khó khăn cho điện gió

Bạc Liêu: Mong sớm sửa đổi Luật Điện lực, tháo gỡ khó khăn cho điện gió

Các nhà máy điện năng lượng tái tạo tại tỉnh Bạc Liêu đang gặp khó khăn, chỉ hoạt động khoảng 70% công suất do hạn chế về khả năng truyền tải lên lưới.
Cần chính sách phù hợp đẩy mạnh khai thác năng lượng điện gió, điện mặt trời tại Việt Nam

Cần chính sách phù hợp đẩy mạnh khai thác năng lượng điện gió, điện mặt trời tại Việt Nam

Việt Nam là nước có tiềm năng rất lớn về năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng gió và năng lượng mặt trời nhưng chưa được khai thác hết tiềm năng.
21 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã hoàn thành COD, phát điện thương mại

21 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã hoàn thành COD, phát điện thương mại

Tính đến ngày 6/10, có 21 nhà máy/phần nhà máy năng lượng tái tạo chuyển tiếp với tổng công suất 1.201,42MW đã hoàn thành thủ tục COD, phát điện thương mại
62 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm

62 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm

Tính đến hết ngày 29/9/2023, đã có 62 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp được Bộ Công Thương phê duyệt giá tạm.
Gỡ khó các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp: Chuyển biến tích cực

Gỡ khó các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp: Chuyển biến tích cực

Với tinh thần "lợi ích hài hoà, rủi ro chia sẻ", đến nay hầu hết các chủ đầu tư các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã đồng thuận với chính sách đưa ra.

Tin cùng chuyên mục

Thêm 2 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp hoàn thành thủ tục COD

Thêm 2 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp hoàn thành thủ tục COD

Thống kê đến ngày 18/8/2023, đã có 20 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp hoàn thành thủ tục COD, phát điện thương mại lên lưới.
Đã có 66/85 dự án năng lượng tái tạo gửi hồ sơ, 51 dự án ký hợp đồng

Đã có 66/85 dự án năng lượng tái tạo gửi hồ sơ, 51 dự án ký hợp đồng

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã công bố thông tin mới nhất về tiến độ xử lý các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đến ngày 7/6/2023.
Gỡ khó điện tái tạo chuyển tiếp: 65/85 dự án gửi hồ sơ, 56 đề xuất giá tạm

Gỡ khó điện tái tạo chuyển tiếp: 65/85 dự án gửi hồ sơ, 56 đề xuất giá tạm

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết: đến 17h30 ngày 2/6 đã có 65/85 dự án năng lượng tái tạo chưa có giá gửi hồ sơ, 56 dự án đề xuất giá tạm.
Bộ trưởng Bộ Công Thương làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm về năng lượng tái tạo

Bộ trưởng Bộ Công Thương làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm về năng lượng tái tạo

Chiều 1/6 tại kỳ họp thứ 5, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã giải trình về vấn đề chống lãng phí trong việc đầu tư các dự án năng lượng tái tạo.
Đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm: Phát triển năng lượng tái tạo cần hài hoà lợi ích

Đại biểu Quốc hội Trần Văn Lâm: Phát triển năng lượng tái tạo cần hài hoà lợi ích

Đại biểu Trần Văn Lâm cho rằng, để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phát triển năng lượng tái tạo cần một chính sách đồng bộ.
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động