Thông tin ban đầu liên quan đến vụ mì ăn liền bị cảnh báo ở EU
Xuất nhập khẩu 22/07/2022 22:55 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tăng tần suất kiểm tra mỳ ăn liền nhập khẩu vào EU Bộ Công Thương nỗ lực thúc đẩy EU gỡ bỏ biện pháp kiểm soát Etylen oxit với mỳ ăn liền xuất khẩu |
Trước đó, Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp quốc gia về vệ sinh dịch tễ và kiểm dịch động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam), Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã thông tin: Đức, Ba Lan, Malta vừa gửi cảnh báo đối với các sản phẩm mì ăn liền, bánh phở vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm của EU.
Cụ thể, Đức cảnh báo sản phẩm mì ăn liền hương vị gà, mì ăn liền hương vị cà ri của Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu (TP Thuận An, tỉnh Bình Dương) bị phát hiện dư lượng ethylene oxide vượt ngưỡng quy định của EU.
Ba Lan cảnh báo sản phẩm mì ăn liền vị gà của Công ty cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam (Vifon, quận Tân Phú, TP.HCM) và nước này đã trả lại lô hàng.
Malta cảnh báo sản phẩm bánh phở hiệu Nguyễn Gia. Malta xác định mối nguy là sản xuất từ gạo biến đổi gene trái phép nên đã thực hiện biện pháp giám sát và thu hồi sản phẩm.
![]() |
Ảnh minh hoạ |
Ngay sau khi nhận được thông tin liên quan đến các sản phẩm mì ăn liền hương vị gà mì ăn liền hương vị cà ri, bánh phở nhập khẩu từ Việt Nam bị phát hiện dư lượng ethylene oxide vượt ngưỡng quy định của EU, Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương đã khẩn trương vào cuộc tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin.
Theo thông tin rà soát sơ bộ từ Vụ Khoa học và Công nghệ vào cuối giờ chiều nay ngày 22/7, trong 03 trường hợp bị cảnh báo chỉ có 01 trường hợp được xác định có chỉ tiêu EO vượt ngưỡng quy định của EU, cụ thể như sau:
Đối với sản phẩm bánh phở hiệu Nguyễn Gia được Malta xác định mối nguy là sản xuất từ gạo biến đổi gene, doanh nghiệp có trách nhiệm đáp ứng các quy định về các sản phẩm theo các tiêu chuẩn mà nước nhập khẩu đưa ra.
Đối với cảnh báo từ Ba Lan về sản phẩm mì ăn liền vị gà của Công ty cổ phần Kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam, thông tin ban đầu, hồ sơ nhập khẩu của doanh nghiệp chưa đầy đủ nên bị trả lại.
Đối với cảnh báo của Đức về sản phẩm mì ăn liền hương vị gà, mì ăn liền hương vị cà ri của Công ty cổ phần thực phẩm Á Châu, hiện vẫn đang được xác minh, tuy nhiên có khả năng lô hàng này xuất khẩu từ năm 2021. Theo quy định của EU, thời điểm này các lô hàng chưa bị kiểm soát chỉ tiêu EO khi xuất khẩu.
Đối tượng kiểm soát EO bao gồm các sản phẩm chế biến bột nói chung và các sản phẩm mì ăn liền nói riêng tại Việt Nam với 3 nhóm chính: nhóm sản phẩm sản xuất trong nước; nhóm sản phẩm nhập khẩu và nhóm sản phẩm xuất khẩu để kiểm nghiệm, đánh giá tính an toàn.
Theo đề nghị từ phía EU, thời gian qua Bộ Công Thương đã triển khai nhiều hoạt động tăng cường kiểm soát trong chuỗi cung ứng thực phẩm như chủ động thiết lập hệ thống kiểm soát chỉ tiêu EO trong thực phẩm thông qua mạng lưới các cơ quan kỹ thuật, cơ sở kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước; hướng dẫn các doanh nghiệp trong ngành gia tăng các biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm trong sản xuất, tập trung vào hệ thống các nhà cung ứng nguyên liệu và lấy mẫu kiểm nghiệm chỉ tiêu EO theo quy định của Liên minh châu Âu (EU). Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã thành lập Tổ công tác kiểm tra các dây chuyền sản xuất và giám sát chủ động trên diện rộng với 03 nhóm sản phẩm mì ăn liền tại Việt Nam bao gồm: nhóm sản phẩm tiêu thụ ở thị trường trong nước, nhóm sản phẩm nhập khẩu và nhóm sản phẩm xuất khẩu. Những lô hàng xuất sau ngày 17/2 đến nay được kiểm soát EO chưa có lô hàng nào bị trả lại
Từ vụ việc trên, một lần nữa Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp, để tránh vi phạm các quy định của các thị trường dự kiến xuất khẩu sản phẩm, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị, tìm hiểu thị trường, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến các biện pháp kỹ thuật của từng thị trường để đảm bảo tuân thủ đầy đủ trước khi tiến hành xuất khẩu hàng hóa. Kể từ ngày 17 tháng 02 năm 2022, Liên minh châu Âu đã áp dụng yêu cầu về chứng thư đối với từng lô sản phẩm mì ăn liền nhập khẩu vào khu vực này. Vì vậy, doanh nghiệp nên lưu ý tới các yêu cầu về hồ sơ để đảm bảo đáp ứng quy định, tránh các trường hợp bị từ chối nhập khẩu liên quan tới thông tin hồ sơ. Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình giải quyết các khó khăn vướng mắc đối với hoạt động xuất khẩu.
TS Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam cho biết: tính từ tháng 01/2022-21/7/2022, trên hệ thống cảnh báo về an toàn thực phẩm và thức ăn chăn nuôi của EU đã phát đi 2.531 cảnh báo, riêng đối với thị trường Việt Nam có 50 cảnh báo tính từ tháng 1/2022-21/7/2022 liên quan đến các mặt hàng thực phẩm, nông sản xuất khẩu vào thị trường EU.
Trong các cảnh báo này, có 3 cảnh báo từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 7/2022 liên quan đến sản phẩm mì ăn liền của Việt Nam xuất khẩu sang EU trong đó có một sản phẩm có hàm lượng ethylene oxide vượt ngưỡng quy định của EU. Các doanh nghiệp lưu ý mỗi một quốc gia có những quy định về an toàn thực phẩm khác nhau để bảo vệ sức khỏe của người dân nước mình, do vậy các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ và tuân thủ các quy định của các nước nhập khẩu.
Hiện Bộ Công Thương đang kiểm tra chi tiết và xác minh làm rõ thông tin để triển khai các biện pháp phù hợp.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

8 thương nhân được phân giao nhập khẩu 107 nghìn tấn đường

Doanh nghiệp FDI chiếm gần 50% kim ngạch xuất khẩu ngành gỗ

Bộ Công Thương tổ chức Phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2023

Tháng 10/2023, Việt Nam là thị trường duy nhất có lượng và trị giá xuất khẩu thủy sản sang Hàn Quốc tăng

Những thay đổi về chính sách từ các thị trường nhập khẩu gỗ chính của Việt Nam
Tin cùng chuyên mục

Nguồn cung thiếu hụt, xuất khẩu cà phê tiếp tục có cơ hội tăng

Xuất khẩu tuần 20/11-26/11: Xuất khẩu tôm sang Mỹ khả quan, xuất khẩu cá tra sẽ tăng trưởng mạnh

Làm sâu sắc thêm quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản

Giá xuất khẩu cà phê bình quân tháng 10/2023 sang thị trường Hoa Kỳ đạt mức cao kỷ lục

Gia tăng tỷ lệ cao su chế biến để đẩy mạnh xuất khẩu sang Trung Quốc

Trung Quốc chiếm tới 99% thị trường xuất khẩu tôm hùm của Việt Nam

Xuất khẩu cá ngừ kỳ vọng hồi phục những tháng cuối năm

Xuất khẩu nông sản, thủy sản sang thị trường Trung Đông, châu Phi: Đâu là lực cản?

Hệ thống thông quan tự động đã hoạt động trở lại bình thường

Việt Nam - Vương quốc Anh: Tận dụng tốt các FTA để tăng thu hút FDI

Khánh Hòa: Xuất khẩu chính ngạch lô tổ yến đầu tiên sang Trung Quốc

Chuyển đổi xanh được xem là tất yếu và sống còn cho doanh nghiệp xuất khẩu

Tháng 10 năm 2023, Việt Nam chi 128 triệu USD nhập khẩu khí đốt hóa lỏng

Dư địa hợp tác thương mại, đầu tư giữa Việt Nam - khu vực Á Âu còn rất lớn

Ukraine muốn bán thịt heo, trứng, sữa vào Việt Nam

Dự báo sầu riêng sẽ chiếm ngôi vương trong các loại trái cây Việt Nam tại Trung Quốc

8 thương nhân đủ điều kiện tham gia Phiên phân giao hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường năm 2023

Sắp diễn ra Diễn đàn Logistics Việt Nam 2023 tại Cần Thơ

Tận dụng lợi thế từ EVFTA, xuất khẩu thủy sản có cơ hội phục hồi
