Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIV:

Thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Tổ chức Chính phủ và luật Tổ chức chính quyền địa phương

Chiều 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, với tỉ lệ 89,23% đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Tổ chức Chính phủ và luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Trước khi các đại biểu bấm nút biểu quyết, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định đã trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương, trong đó có một số nội dung lớn đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu, chỉnh lý.

thong qua luat sua doi bo sung mot so dieu cua luat to chuc chinh phu va luat to chuc chinh quyen dia phuong
Với 89,23% đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Tổ chức Chính phủ và luật Tổ chức chính quyền địa phương

Cụ thể, có ý kiến tán thành việc giao Chính phủ quyết định thực hiện thí điểm mô hình đổi mới tổ chức bộ máy tại khoản 10 Điều 23 nhưng đề nghị bổ sung thời hạn và hệ quả của việc Chính phủ quyết định thực hiện thí điểm mô hình đổi mới tổ chức bộ máy. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, những vấn đề liên quan đến tổ chức bên trong của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ đều thuộc thẩm quyền của Chính phủ nên việc quyết định tổ chức thí điểm trước khi nhân rộng hay không là do Chính phủ quyết định, không nhất thiết phải quy định vấn đề này trong Luật.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, tại khoản 3 Điều 23 của Luật Tổ chức Chính phủ đã quy định thẩm quyền của Chính phủ trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến tổ chức bên trong của các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Vì vậy, việc thí điểm mô hình mới đối với các tổ chức này, dù không quy định trong Luật thì Chính phủ vẫn có thể tiến hành thí điểm để sơ kết, tổng kết trước khi nhân rộng, thực hiện đại trà. Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu theo nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội là không quy định thẩm quyền thực hiện thí điểm của Chính phủ tại khoản 10 Điều 23 như dự thảo Luật trình Quốc hội để tránh trùng lặp.

Về ý kiến đề nghị xem xét lại việc sửa đổi quy định tại khoản 10 Điều 28 của Luật Tổ chức Chính phủ, nên phân cấp cho địa phương quyết định việc thành lập, giải thể cơ quan, đơn vị khác thuộc UBND cấp huyện như hiện hành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiếp thu và chỉnh lý lại khoản 10 Điều 28 của Luật Tổ chức Chính phủ về thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ như sau: “Quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan, tổ chức khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; quyết định thành lập hội đồng, ủy ban hoặc ban khi cần thiết để giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành”. Như vậy, so với Luật hiện hành, khoản 10 Điều 28 trong dự thảo Luật chỉ bỏ quy định về quyết định các tiêu chí, điều kiện thành lập hoặc giải thể các cơ quan chuyên môn đặc thù, chuyên ngành thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện vì nội dung này thuộc thẩm quyền của Chính phủ đã quy định tại khoản 3 Điều 23.

Về ý kiến bổ sung quy định cho từ chức đối với cán bộ, công chức (khoản 5 Điều 34 của Luật Tổ chức Chính phủ), để bảo đảm tính thống nhất, đề nghị bổ sung nội dung này trong dự thảo Luật sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc cán bộ, công chức có thể xin từ chức đã được Luật Cán bộ, công chức hiện hành quy định cụ thể tại Điều 30 (đối với cán bộ) và Điều 54 (đối với công chức), đây không phải là một hình thức kỷ luật mà do cán bộ, công chức tự nguyện xin từ chức. Do đó, Luật Tổ chức Chính phủ quy định thẩm quyền của Bộ trưởng trong việc cho từ chức đối với cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý là phù hợp và bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Về quy định phân quyền, phân cấp, ủy quyền, ông Định cho biết, có ý kiến đề nghị quy định cụ thể hơn về phân quyền, phân cấp trong dự thảo Luật; làm rõ hơn nữa các nguyên tắc, tiêu chí của việc phân quyền, phân cấp, ủy quyền; quy định một số nhiệm vụ, quyền hạn không được phân cấp; gắn phân quyền, phân cấp với cơ chế kiểm tra, thanh tra vàbảo đảm các điều kiện về tài chính, nguồn lực khác… Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hiện nay, Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã quy định 06 nguyên tắc về phân định thẩm quyền và các nội dung về phân quyền, phân cấp, ủy quyền. Trên cơ sở các quy định đó, các luật khác khi quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp sẽ quy định cụ thể về phân quyền, phân cấp, ủy quyền trong các lĩnh vực chuyên ngành.

Đồng thời, dự thảo Luật đã bổ sung nội dung gắn phân quyền, phân cấp với cơ chế kiểm tra, thanh tra khi thực hiện phân quyền, phân cấp, đảm bảo các điều kiện về tài chính, nguồn lực và các điều kiện cần thiết khác cho địa phương, phát huy vai trò của các cấp một cách hiệu quả hơn, tránh chồng chéo, trùng lắp và lãng phí nguồn lực. Để tránh việc phân cấp, ủy quyền tràn lan, dự thảo Luật đã quy định: Các luật khi quy định nhiệm vụ, quyền hạn cho chính quyền địa phương các cấp phải quy định cụ thể các nhiệm vụ, quyền hạn mà chính quyền địa phương không được phân cấp, ủy quyền cho cơ quan nhà nước cấp dưới hoặc cơ quan, tổ chức khác (sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 12 của Luật Tổ chức chính quyền địa phương)…

Trong phần biểu quyết, với kết quả 89,23% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của luật Tổ chức Chính phủ và luật Tổ chức chính quyền địa phương. Như vậy, Quốc hội đã sửa đổi, bổ sung một số điểm trong điều 28 về nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ. Cụ thể, Thủ tướng chỉ đạo việc quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập trong khi đó ở Luật cũ thì chỉ quy định Thủ tướng "chỉ đạo và thống nhất quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương".

Ngoài ra, luật cũng quy định, Thủ tướng quyết định phân cấp hoặc ủy quyền thực hiện những nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng về quản lý công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập thay vì "quyết định việc phân cấp quản lý công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính của bộ máy nhà nước" như quy định trước đây.

Luật (sửa đổi) cũng quy định Thủ tướng quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan, tổ chức khác thuộc UBND cấp tỉnh; quyết định thành lập hội đồng, ủy ban hoặc ban khi cần thiết để giúp Thủ tướng nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những vấn đề quan trọng liên ngành.

Trong khi đó, về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ, luật lần này đã sửa đổi, bổ sung một số khoản mới, như: Bộ trưởng, thủ trưởng các bộ ngành được thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, biệt phái, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức và thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức đối với các tổ chức, đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.

Như vậy, so với quy định cũ, ở luật sửa đổi lần này, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan nganh bộ được mở rộng thêm thẩm quyền biệt phái cán bộ, cho từ chức thay vì cách chức.

Ngoài ra Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan nganh bộ cũng có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho từ chức, điều động, luân chuyển, biệt phái, đình chỉ công tác, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc. So với quy định trước đây, luật lần này đã thay thẩm quyền “cách chức” bằng việc “cho từ chức” và bổ sung thêm quyền điều động, luân chuyển, biệt phái người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc.

Luật sửa đổi, bổ sung lẫn này cũng quy định rõ, thường trực HĐND tỉnh gồm chủ tịch, phó chủ tịch, các ủy viên là trưởng ban của HĐND tỉnh. Trường hợp chủ tịch HĐND tỉnh là đại biểu hoạt động chuyên trách thì có 1 phó chủ tịch; trường hợp chủ tịch HĐND tỉnh là đại biểu hoạt động không chuyên trách thì có 2 phó chủ tịch. Phó chủ tịch HĐND tỉnh là ĐB hoạt động chuyên trách. Trong khi đó, thường trực HĐND huyện gồm chủ tịch, 1 phó chủ tịch và các ủy viên là trưởng ban của HĐND huyện. Chủ tịch HĐND huyện có thể là đại biểu hoạt động chuyên trách; phó chủ tịch HĐND huyện là đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách.
Hoàng Châu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028 đã thành công tốt đẹp

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028 đã thành công tốt đẹp

Sau 3 ngày làm việc tích cực, nghiêm túc, trách nhiệm, Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2023 – 2028 đã thành công tốt đẹp.
Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII ra mắt Đại hội

Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII ra mắt Đại hội

Hôm nay 3/12, ngày làm việc cuối cùng của Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII đã ra mắt Đại hội.
Ủy ban Thương mại của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu họp lần 3

Ủy ban Thương mại của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu họp lần 3

Ngày 1/12, theo quy định của Hiệp định EVFTA và thống nhất giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU), 2 bên đã tổ chức phiên họp lần thứ ba.
COP28 đánh giá tiến trình thực hiện Thỏa thuận Paris

COP28 đánh giá tiến trình thực hiện Thỏa thuận Paris

Theo kế hoạch COP28 dự kiến công bố bản Đánh giá Toàn cầu đầu tiên về tiến trình thực hiện Thoả thuận Paris của cộng đồng quốc tế trong nỗ lực ứng phó với BĐKH.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch WEF và Tổng giám đốc HSBC

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch WEF và Tổng giám đốc HSBC

Chiều 2/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới Borge Brende và tiếp Tổng Giám đốc toàn cầu Tập đoàn HSBC.

Tin cùng chuyên mục

Ông Phan Văn Bản - Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam trúng cử BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII

Ông Phan Văn Bản - Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam trúng cử BCH Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII

Chiều tối qua (2/12), Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã tiến hành bầu Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam khóa XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Bài 2: Bản lĩnh, trách nhiệm người đứng đầu

Bài 2: Bản lĩnh, trách nhiệm người đứng đầu

Cử tri, nhân dân đánh giá cao chất lượng phiên chất vấn, nội dung chất vấn đã đi đúng - trúng, thậm chí xoáy sâu vào các vấn đề dư luận đang đặc biệt quan tâm.
Bài 1: Giám sát tới cùng các lời hứa, cam kết

Bài 1: Giám sát tới cùng các lời hứa, cam kết

Thông qua chất vấn, Quốc hội sẽ nắm được tình hình thực hiện các nghị quyết và việc thực hiện các lời hứa, cam kết của Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp Phó Chủ tịch thứ nhất Thượng viện Bỉ, Chủ tịch Liên minh Bỉ Việt

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tiếp Phó Chủ tịch thứ nhất Thượng viện Bỉ, Chủ tịch Liên minh Bỉ Việt

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có buổi tiếp và làm việc với Phó Chủ tịch thứ nhất Thượng viện Bỉ, Chủ tịch Liên minh Bỉ - Việt (BVA) và một số doanh nghiệp EU.
Việt Nam là điểm đến tin cậy để đầu tư, thúc đẩy chuyển đổi xanh

Việt Nam là điểm đến tin cậy để đầu tư, thúc đẩy chuyển đổi xanh

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp, quỹ đầu tư tiếp tục coi Việt Nam là địa điểm tin cậy để đến đầu tư, thúc đẩy chuyển đổi xanh.
Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh, toàn diện

Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân và tổ chức công đoàn vững mạnh, toàn diện

Tại phiên trọng thể Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam diễn ra ngày 2/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã phát biểu chỉ đạo đại hội.
Thái Bình tổ chức hội nghị Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Thái Bình – Hàn Quốc năm 2023

Thái Bình tổ chức hội nghị Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Thái Bình – Hàn Quốc năm 2023

Ngày 2/12, tại Thái Bình, UBND tỉnh Thái Bình tổ chức hội nghị Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch Thái Bình – Hàn Quốc năm 2023 mở ra nhiều cơ hội cho hợp tác
Dấu ấn của Công đoàn ngành Công Thương tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Dấu ấn của Công đoàn ngành Công Thương tại Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Tham dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028, Đoàn đại biểu ngành Công Thương gồm 14 công đoàn viên tiêu biểu.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới dự ngày hội lớn của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tới dự ngày hội lớn của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn Việt Nam

Sáng nay 2/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã chính thức khai mạc phiên trọng thể.
Thúc đẩy làm sâu sắc và nâng tầm hơn nữa Quan hệ song phương Việt Nam-Trung Quốc

Thúc đẩy làm sâu sắc và nâng tầm hơn nữa Quan hệ song phương Việt Nam-Trung Quốc

Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị khẳng định phát triển quan hệ với Việt Nam là ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc.
Các đối tác cam kết hỗ trợ Việt Nam 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng

Các đối tác cam kết hỗ trợ Việt Nam 15,5 tỷ USD để chuyển đổi năng lượng

Thủ tướng vừa công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố chính trị thiết lập quan hệ đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng.
Hôm nay (2/12) diễn ra phiên trọng thể Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028

Hôm nay (2/12) diễn ra phiên trọng thể Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028

Hôm nay (2/12), tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội), diễn ra phiên trọng thể Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Công đoàn Công Thương Việt Nam đề xuất tới Đại hội 4 vấn đề về công tác đối ngoại

Công đoàn Công Thương Việt Nam đề xuất tới Đại hội 4 vấn đề về công tác đối ngoại

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 – 2028 diễn ra từ ngày 1-3/12. Đoàn đại biểu ngành Công Thương tham dự Đại hội gồm 14 công đoàn viên tiêu biểu.
Thái Bình: Khai mạc Chương trình Giao lưu văn hóa – kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc

Thái Bình: Khai mạc Chương trình Giao lưu văn hóa – kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc

Tối 1/12, UBND tỉnh Thái Bình long trọng tổ chức Lễ khai mạc Chương trình Giao lưu văn hóa - kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc "Thai Binh Homecoming Day"
Thủ tướng chính thức dự Lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh COP28

Thủ tướng chính thức dự Lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh COP28

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có mặt tại Dubai dự Lễ khai mạc Hội nghị thượng đỉnh COP28.
Hơn 500 nhà Lãnh đạo và CEO tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023 tại Bình Dương

Hơn 500 nhà Lãnh đạo và CEO tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023 tại Bình Dương

Từ ngày 3 đến 5/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis châu Á 2023, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương.
Hàng triệu đoàn viên công đoàn, người lao động cả nước hướng về Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Hàng triệu đoàn viên công đoàn, người lao động cả nước hướng về Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Sáng nay 1/12, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) đã chính thức khai mạc Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất tin, bài báo chí

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất tin, bài báo chí

Ngày 01/12/2023, tại Lâm Đồng, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp cùng Vinamilk tổ chức chương trình tập huấn cho lãnh đạo các cơ quan báo chí.
Khai mạc Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028

Khai mạc Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028

Sáng ngày 1/12/2023, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, khai mạc Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Việt Nam tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ

Việt Nam tạo thuận lợi nhất cho nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ

Việt Nam tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp lớn, công nghệ cao, có kinh nghiệm quản lý, trong đó có doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ vào đầu tư, kinh doanh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động