Thống nhất cao trong xây dựng Đề án về Nhà nước pháp quyền

Dự thảo Đề án Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đạt được sự đồng thuận từ Hội đồng Lý luận Trung Ương.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Hội đồng Lý luận Trung ương về Đề án xây dựng Nhà nước pháp quyền

Sáng 11/8, tại trụ sở Hội đồng Lý luận Trung ương, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" chủ trì buổi làm việc của Thường trực Ban Chỉ đạo với Hội đồng Lý luận Trung ương.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc

Tham dự buổi làm việc có các Ủy viên Bộ Chính trị: Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Phan Đình Trạc; Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng cùng các thành viên Tổ Biên tập xây dựng Đề án, các chuyên gia, nhà khoa học pháp lý.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ghi nhận, đánh giá cao Hội đồng Lý luận Trung ương đã làm tốt chức năng, nhiệm vụ, có nhiều đóng góp trong thời gian qua, nhất là tích cực tham gia xây dựng Đề án, hoàn thành hai chuyên đề quan trọng Ban Chỉ đạo phân công.

Các thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương thống nhất, đánh giá cao sự chuẩn bị bài bản, công phu, bài bản, khoa học, dân chủ của Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án; thống nhất, đồng tình với nội dung Đề án và cho rằng dự thảo Đề án là sản phẩm của trí tuệ tập thể, phản ảnh khái quát, cô đọng, tương đối đầy đủ kết quả nghiên cứu của các cấp ủy, tổ chức đảng, ý kiến của các thành viên Ban Chỉ đạo và tiếp thu một cách phù hợp nhất ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học trên cơ sở cân nhắc, giải quyết hài hòa các yếu tố: cải cách, đổi mới; giữ vững ổn định chính trị, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, định hướng xã hội chủ nghĩa và yêu cầu thực tiễn đất nước.

Dù vẫn còn một số điểm cần được tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu để hoàn chỉnh, nhưng về cơ bản, dự thảo Đề án đã đạt được sự đồng thuận, thống nhất rất cao từ phía Hội đồng Lý luận Trung ương, nhất là cơ sở lý luận, thực tiễn của Đề án và những nội dung cốt lõi đưa vào Nghị quyết.

Nhiều ý kiến đồng tình với những lập luận, giải trình và hướng giải quyết của Ban Chỉ đạo về những vấn đề có ý kiến khác nhau.

Các thành viên Hội đồng Lý luận Trung ương thống nhất đã có đầy đủ cơ sở khoa học lý luận và thực tiễn để tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Đó là sự vận dụng sáng tạo, hợp lý tri thức về nhà nước pháp quyền của thế giới vào thực tiễn Việt Nam, Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam vừa mang đầy đủ những giá trị phổ quát, chuẩn mực của một nhà nước pháp quyền, vừa mang những nét đặc thù chính trị, kinh tế, văn hóa nước ta, do Đảng lãnh đạo.

Cùng với đó là sự đổi mới tư duy lý luận về nhà nước của Đảng ta, từ tư duy lý luận về nhà nước chuyên chính vô sản sang tư duy lý luận về Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa.

Trong bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước có những biến đổi to lớn, toàn diện hiện nay, việc tập trung xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quy luật phát triển tất yếu của Nhà nước Việt Nam, là nguyện vọng và sự lựa chọn của nhân dân, phù hợp với xu hướng phát triển nhà nước trên thế giới, đã được Đảng ta cân nhắc kỹ lưỡng.

Các ý kiến ý kiến thống nhất cao Đề án đã được chuẩn bị bài bản, công phu, dân chủ, khoa học, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, nội dung được biên tập chặt chẽ về câu chữ, không có những sơ hở để các thế lực thù địch lợi dụng, chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta.

Đề án vừa tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế; vừa kế thừa, phát huy những thành tựu đạt được trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới; vừa xác định những đột phá và đề ra những nhiệm vụ, giải pháp phù hợp với thực tiễn, có đổi mới và định hướng cho thời gian dài, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nhanh, bền vững.

Nguyên tắc xây dựng đề án là kiên định và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mac-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; bảo đảm sự lãnh đạo và cầm quyền của Đảng; cụ thể hóa và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả những chủ trương, nhiệm vụ, quy định về xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Cương lĩnh, Hiến pháp năm 2013, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng và tư tưởng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Ông Phan Đình Trạc, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo

Đối với những vấn đề mới mà Cương lĩnh, Hiến pháp, Văn kiện Đại hội XIII của Đảng chưa đề cập, chưa quy định hoặc những vấn đề chưa chín, chưa đủ rõ thì đặt ra nhiệm vụ định hướng nghiên cứu, triển khai trong giai đoạn từ sau năm 2030 đến năm 2045 khi có chủ trương của cơ quan có thẩm quyền.

Nội dung Đề án đã bao quát đầy đủ các vấn đề trọng tâm trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam như xây dựng và hoàn thiện thể chế; cải cách, đổi mới tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước; đổi mới lập pháp; cải cách hành chính, cải cách tư pháp; kiểm soát quyền lực nhà nước; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò làm chủ của nhân dân…; khái quát chính xác, khách quan về kết quả, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong xây dựng Nhà nước pháp quyền thời gian qua, các quan điểm, mục tiêu, đột phá, nhiệm vụ, giải pháp được nêu phù hợp, bám sát thực tiễn và có tính khả thi.

Chủ tịch nước yêu cầu Tổ Biên tập tiếp thu đầy đủ các ý kiến của Hội đồng Lý luận Trung ương để tiếp tục bổ sung, hoàn thiện Đề án và cho rằng trong thời gian tới, sau khi Nghị quyết được thông qua, Hội đồng Lý luận Trung ương sẽ có nhiệm vụ rất quan trọng là tiếp tục làm sáng tỏ các vấn đề về lý luận về xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, góp phần hoàn thành nhiệm vụ lịch sử, trọng trách cao cả nhưng cũng rất nặng nề mà toàn Đảng, toàn dân ta phải cùng nhau nỗ lực để phát triển đất nước nhanh, bền vững trong nhiều năm tới./.

Theo TTXVN
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng yêu cầu phải thay đổi quan niệm về chất lượng và môi trường sống của nhà ở xã hội.
Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cần nghiên cứu đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai -Hà Nội -Hải Phòng.
Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng các linh mục, tu sĩ, đồng bào Công giáo tại Giáo xứ Lào Cai.
Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Sự lãng phí không chỉ là con số về mặt tài chính mà còn là những hệ lụy xoay quanh nó như lãng phí về nguồn lực đất đai, cơ hội phát triển của đất nước...
Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng mong đưa 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng (Lào Cai) sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc” với tinh thần “sự sống nảy sinh từ cái chết”.

Tin cùng chuyên mục

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Ở thời điểm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ông đang là chàng trai ngoài đôi mươi trào dâng nhiệt huyết với những khát khao cống hiến cho dân, cho nước.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Đại diện Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã giải đáp nhiều nội dung Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam quan tâm về việc phát triển điện hạt nhân.
Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, năm 2024 các bộ, ngành, địa phương đã xử lý kỷ luật 4.741 cán bộ, công chức, viên chức.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thông tin trên được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 của Bộ Nội vụ.
Thủ tướng: Đà Nẵng

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do, Đà Nẵng có vai trò quan trọng, "đi trước mở đường", cần tiến hành thí điểm với tinh thần mạnh dạn làm.
Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Sáng 21/12, Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng.
Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Ngày 21/12, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025.
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Đây là một trong số các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ đặt ra cho Bộ Công Thương về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Về thông tin nhân sự ngày 20/12, Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ; VKSND tỉnh Tuyên Quang điều động, bổ nhiệm lãnh đạo…
Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Cần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, tạo đột phá về ngoại giao kinh tế.
Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Các bộ, ngành, địa phương không để xảy ra tình trạng chậm, muộn làm ảnh hưởng tới kết quả, tiến độ tổng kiểm kê tài sản công của cả nước.
Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân (PAP), Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.
Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt nhấn mạnh, ông luôn tâm niệm cần sống xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam chính quy, tinh nhuệ, hiện đại

Tại Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài diễn văn kỷ niệm.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quân đội luôn luôn đồng cam, cộng khổ với nhân dân trong mọi lúc, mọi nơi

Sáng 20/12, tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Với lòng biết ơn vô hạn, các đại biểu đã thành kính, nghiêng mình tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc.
Nhân sự 19/12: Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Nhân sự 19/12: Quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Về thông tin nhân sự ngày 19/12, công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng liên quan tới tổ chức tại Cục Hậu cần- Kỹ thuật, Quân chủng Hải quân.
Báo Công Thương là

Báo Công Thương là 'cầu nối' lan tỏa thông tin các hoạt động của Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài

Tổng Biên tập Báo Công Thương Nguyễn Văn Minh đề nghị các thương vụ tiếp tục cung cấp thông tin để Báo lan tỏa các hoạt động của thương vụ, về ngành Công Thương
Trung Quốc sẵn sàng cùng Quân đội nhân dân Việt Nam thúc đẩy hợp tác thực chất, toàn diện

Trung Quốc sẵn sàng cùng Quân đội nhân dân Việt Nam thúc đẩy hợp tác thực chất, toàn diện

Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Thượng tướng Đổng Quân và Đoàn đại biểu Quân đội Trung Quốc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động