Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Cần xây dựng mô phỏng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 6 kiến nghị gửi Trung ương về phát triển điện hạt nhân
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đào tạo nguồn nhân lực là vấn đề then chốt để phát triển điện hạt nhân
Duy trì cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ người tiêu dùng
Tiêu điểm
Bộ Y tế nêu lý do chỉ 62 bệnh được vượt tuyến
Hết giờ Việt Nam 2-1 Thái Lan: Show diễn của Xuân Son
Hà Nội tạm dừng hoạt động thương hiệu bánh cốm Nguyên Ninh
Cần xây dựng chương trình nghiên cứu thiết bị điện hạt nhân
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Phải có tổng hợp lại dữ liệu về đào tạo nhân lực điện hạt nhân
Phố Wall dự báo giá vàng sẽ tăng mạnh trong năm 2025
Trường Đại học Điện lực kiến nghị tăng cường hợp tác quốc tế đào tạo nhân lực cho điện hạt nhân
EVN nêu 3 kiến nghị về đào tạo nguồn nhân lực điện hạt nhân
Đà Nẵng: Mưa lạnh kéo dài, giá rau xanh tăng mạnh
Ông Phan Đăng Phong: Việt Nam có thể nội địa hóa 30% giá trị xây dựng nhà máy điện hạt nhân
EPU đề xuất giải pháp đào tạo nhân lực cho điện hạt nhân
Việt Nam cần bao nhiêu nhân lực cho điện hạt nhân?
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị ‘hiến kế’ phát triển nhân lực điện hạt nhân
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Cần xây dựng mô phỏng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh
Chùm ảnh: Hội nghị về phát triển nhân lực điện hạt nhân
Bộ Công Thương quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2025
Xây dựng Quân chủng Hải quân 'cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại'
Quân đội trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
5/6 dự án giao thông vùng Tây Nguyên tốc độ giải ngân chậm
'Tăng tốc' chuyển đổi phương tiện giao thông xanh
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo loạt giải pháp phát triển nhân lực điện hạt nhân
Xác định giải pháp đưa kinh tế - xã hội Tây Nguyên phát triển nhanh, toàn diện
Thủ tướng: Phương án sắp xếp các cơ quan, đơn vị phải lắng nghe ý kiến nhiều chiều
Bộ Công Thương báo cáo việc theo dõi thi hành pháp luật
Bộ Công Thương triển khai tháng an toàn vệ sinh lao động
Cục Hóa chất: Góp phần phát triển ngành công nghiệp hóa chất
Chùm ảnh: Hội nghị về phát triển nhân lực điện hạt nhân
Năm 2024, ngành Công Thương gặt hái nhiều thành tựu quan trọng
EVN nêu 3 kiến nghị về đào tạo nguồn nhân lực điện hạt nhân
Ngày 2/1/2025, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị “Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân”. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị “Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân”. Hội nghị còn có sự tham dự của Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, lãnh đạo các cục, vụ trong Bộ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các trường đại học, viện nghiên cứu thuộc Bộ.
Ông Nguyễn Tài Anh - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam - phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Chí Bình |
Tại hội nghị, ông Nguyễn Tài Anh - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam - cho biết, việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chương trình điện hạt nhân phụ thuộc rất nhiều rất nhiều vào những nước có công nghệ nguồn.
Chiến sự Nga-Ukraine tối 2/1: Nga tấn công dồn dập vào Chasov Yar; Ukraine nhận 'át chủ bài' UAV
Nga tấn công dồn dập, kiểm soát khu vực chiến lược gần Chasov Yar
Theo kênh thông tin quân sự Rybar, lực lượng Moscow trong tuần qua đã giáng một đòn mạnh vào các tuyến phòng thủ của Ukraine ở khu vực phía bắc nhà máy vật liệu chịu lửa Chasov Yar, gần Kalynove (Kalinivka).
Các nhóm tiên phong của Lực lượng vũ trang Nga (RFAF) đã xâm nhập sâu vào khu vực phía bắc Chasov Yar, với phần lớn khu vực tư nhân đã nằm trong tầm kiểm soát của Moscow. Đồng thời, không quân và pháo binh Nga liên tục trấn áp các vị trí của lực lượng Ukraine tại khu mỏ, gây áp lực lớn lên đội hình phòng thủ của Kiev.
Ở hướng nam, lực lượng Nga đang đẩy mạnh tấn công và tiến gần hơn đến nhà ga xe lửa Chasov Yar, một vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực. Để đối phó, Ukraine tăng cường sử dụng UAV hàng loạt và huy động các đơn vị dự bị để ngăn chặn đà tiến của đối phương.
Những diễn biến mới tại Chasov Yar cho thấy xung đột tiếp tục leo thang ác liệt, khi Nga tập trung nỗ lực vào các khu vực chiến lược nhằm giành lợi thế trong bối cảnh chiến sự kéo dài. Trong khi đó, Ukraine đang phải đối mặt với áp lực gia tăng để bảo vệ các phòng tuyến quan trọng trước sự tấn công dồn dập từ Moscow.
Nga đẩy mạnh tấn công trên toàn mặt trận. Ảnh: TASS |
Nga bất ngờ tập kích UAV vào Kiev ngay đầu năm mới
Telegraph đưa tin, ngay rạng sáng ngày 1/1//2025 (giờ địa phương), Nga đã mở cuộc tấn công quy mô lớn bằng máy bay không người lái (UAV) vào thủ đô Kiev của Ukraine.
Đây là đòn đánh hiếm hoi nhằm trực diện vào trung tâm thủ đô Ukraine trong thời gian gần đây, diễn ra chỉ ít giờ sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố trong thông điệp năm mới rằng sẽ "làm mọi thứ để chấm dứt xung đột với Nga trong năm 2025". Đồng thời, ông Zelensky khẳng định việc Nga ngừng xuất khẩu khí đốt qua Ukraine là "thất bại lớn của Moscow".
Cơ quan tình trạng khẩn cấp Ukraine xác nhận UAV Nga đã nhắm vào quận Pechersky, nơi tọa lạc dinh tổng thống và khu chính phủ. Lực lượng không quân Ukraine cho biết, 111 UAV Nga đã tấn công nước này trong đêm. Hệ thống phòng không Kiev đã bắn hạ hoặc vô hiệu hóa 109 UAV, nhưng không nêu rõ số phận của 2 chiếc còn lại.
Theo trang Bulgarian Military, ngay ngày cuối năm 2024, Nga đã triển khai máy bay chiến đấu Su-57 tấn công hàng loạt mục tiêu gần Kiev. Bộ Quốc phòng Nga xác nhận các UAV và vũ khí chính xác cao đã được sử dụng để đánh vào sân bay quân sự và các cơ sở quốc phòng sản xuất thuốc súng của Ukraine.
Các kênh Telegram thân Nga tiết lộ, đợt tập kích còn nhắm tới khu vực Chernihiv, Sumy, và thành phố Vasilkov, cách Kiev khoảng 20 km. Thậm chí, tên lửa siêu vượt âm Kinzhal được cho là đã xuất hiện trong đợt tấn công này.
Ukraine xác nhận, Nga đã phóng tổng cộng 6 tên lửa đạn đạo Iskander-M, 1 tên lửa siêu vượt âm Kinzhal, 6 tên lửa hành trình Kh-69, 8 tên lửa diệt hạm siêu thanh Kh-22, cùng 40 UAV Shahed và UAV mồi nhử.
Sau 34 tháng, xung đột Nga - Ukraine không chỉ chưa có dấu hiệu lắng dịu mà còn bước vào giai đoạn leo thang khó lường. Cả hai bên đang đẩy mạnh các cuộc tấn công nhằm chiếm thế thượng phong trước khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chính thức nhậm chức ngày 20/1 tới.
Ukraine mất hơn 1.000 quân trong ngày đầu năm
Theo hãng thông tấn TASS, Bộ Quốc phòng Nga thông báo trong ngày 1/1/2025, lực lượng Ukraine đã mất 1.050 quân trên khắp các mặt trận.
Nhóm tác chiến phía Tây của Nga chịu trách nhiệm gây thiệt hại lớn nhất, với 330 lính Ukraine thiệt mạng tại các khu vực gần Dvurechnaya, Ivanovka và Kovsharovka thuộc tỉnh Kharkiv, cũng như Torskoye và Terny ở tỉnh Donetsk.
Bộ Quốc phòng Nga còn cho biết lực lượng phòng không của họ đã bắn hạ 7 tên lửa tầm xa HIMARS và Uragan, cùng 66 UAV của Ukraine trong ngày đầu năm mới.
Tại tỉnh Kursk, Ukraine chịu tổn thất nặng nề với 445 lính thiệt mạng, 1 xe bọc thép chở quân, 13 xe chiến đấu bọc thép và 22 xe cơ giới bị phá hủy. Kể từ khi giao tranh tại khu vực này bùng phát, số thương vong của Ukraine đã lên tới 46.460 người, theo Bộ Quốc phòng Nga. Con số này bao gồm 262 xe tăng, 204 xe chiến đấu bộ binh, 143 xe bọc thép chở quân, 1.381 xe chiến đấu bọc thép, 1.280 xe cơ giới, 337 khẩu pháo và hàng loạt trang thiết bị quân sự khác.
Trong khi đó, Tổng tư lệnh Ukraine, ông Oleksandr Syrskyi, phản bác khi khẳng định rằng Nga đã mất hơn 38.000 quân cùng hơn 1.000 thiết bị quân sự kể từ khi Ukraine tiến hành tấn công tại tỉnh Kursk.
UAV Nga phá hủy ba xe tăng Ukraine
Theo hãng thông tấn TASS, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, lính dù Nga đã phá hủy 3 xe tăng của Ukraine bằng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái FPV điều khiển bằng sợi quang ở khu vực Kursk.
"Tại các quận biên giới của Vùng Kursk, các phi hành đoàn UAV của một sư đoàn trinh sát thuộc đơn vị pháo binh đổ bộ đường không từ Vùng Krasnodar, sử dụng máy bay không người lái FPV được điều khiển bằng cáp quang không bị ảnh hưởng bởi hệ thống tác chiến điện tử của đối phương, đã tấn công và phá hủy ba xe tăng của quân đội Ukraine, trong đó có một xe tăng do các nước NATO sản xuất và hai xe tăng do Liên Xô sản xuất", Bộ này cho biết.
Trường Đại học Điện lực kiến nghị tăng cường hợp tác quốc tế đào tạo nhân lực cho điện hạt nhân
Sáng 2/1/2025, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị.
PGS.TS Đinh Văn Châu - Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực đã trình bày tham luận tại hội nghị |
Tại hội nghị, PGS.TS Đinh Văn Châu - Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực đã trình bày tham luận về Định hướng đào tạo nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong lĩnh vực điện hạt nhân và an toàn bức xạ phục vụ chương trình điện hạt nhân.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 6 kiến nghị gửi Trung ương về phát triển điện hạt nhân
Sáng 2/1/2025 tại trụ sở Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã lắng nghe các ý kiến đóng góp của các cục, vụ, đơn vị liên quan và các trường đại học trong lĩnh vực ngành Công Thương về công tác chuẩn bị nguồn nhân lực cho phát triển điện hạt nhân.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại Hội nghị “Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân” |
Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tổng hợp 6 kiến nghị gửi Trung ương về những việc cần làm ngay để phát triển điện hạt nhân trong thời gian tới.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đào tạo nguồn nhân lực là vấn đề then chốt để phát triển điện hạt nhân
Sáng 2/1/2025, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, cuối tháng 11/2024, Trung ương, Quốc hội và Chính phủ đã thống nhất chủ trương tái khởi động chương trình điện hạt nhân và dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Đây là chủ trương lớn, hết sức đúng, trúng, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam.
Theo Bộ trưởng, để phục vụ cho chương trình điện hạt nhân và dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, nguồn nhân lực trong ngắn và dài dạn là vô cùng cần thiết kể cả nghiên cứu phát triển năng lượng hạt nhân cho đến nguồn nhân lực kỹ thuật để vận hành các dự án điện hạt nhân.
Tại hội nghị, các đơn vị đã trình bày tham luận, đóng góp nhiều ý kiến về việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân trong nhiều lĩnh vực như: Lĩnh vực điện hạt nhân và an toàn bức xạ phục vụ chương trình điện hạt nhân; lĩnh vực cơ khí - chế tạo, tự động hóa đáp ứng nhu cầu xây dựng, quản lý, vận hành nhà máy điện hạt nhân; lĩnh vực điện – điện tử cho ngành công nghiệp điện hạt nhân Việt Nam…Qua đó các đơn vị cho biết sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ liên quan đến đào tạo nhân lực trong từng lĩnh vực cụ thể cho chương trình điện hạt nhân.
|
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đánh giá, các ý kiến đã thống nhất rất cao sự cần thiết phải chuẩn bị từ sớm, từ xa nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, khoa học kỹ thuật cho chương trình phát triển điện hạt nhân, các dự án điện hạt nhân ở Việt Nam. Việc này không chỉ dừng lại ở dự án điện hạt nhân mà là hệ sinh thái của điện hạt nhân và công nghệ điện hạt nhân trong tương lai.
Bộ trưởng Bộ Công Thương NGUYỄN HỒNG DIÊN phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Quốc Chuyển |
Hội nghị đã thảo luận và cơ bản thống nhất việc cần phải làm trong thời gian tới như khẩn trương dự kiến được nhu cầu, quy mô lĩnh vực chu- yên môn cần đào tạo; đánh giá khả năng thực thi việc đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển điện hạt nhân và hệ sinh thái năng lượng hạt nhân tại Việt Nam của các cơ sở nghiên cứu, đào tạo trong và ngoài ngành Công Thương…
Để thực hiện những công việc trên, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã nêu các giải pháp cần thực hiện ngay, đồng thời có những kiến nghị, đề xuất đến Trung ương, Quốc hội, Chính phủ như sớm ban hành cơ chế, chính sách phù hợp, đủ mạnh và khả thi cho điện hạt nhân, trong đó có chế độ chính sách cho người đào tạo, nghiên cứu.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hy vọng ngành Công Thương trong năm 2025 và những năm tiếp theo sẽ phát huy được vai trò chủ công trong phát triển kinh tế đất nước, đóng góp quan trọng vào sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.