Thời gian nào để kết nạp thành viên thứ 11 của ASEAN?

Timor-Leste đã đi được 8 năm chờ đợi nhưng con đường trở thành thành viên của ASEAN vẫn còn dài và quanh co đối với một quốc gia có nền dân chủ trẻ nhất châu Á. Về mặt địa lý, nước này nằm trong phạm vi của ASEAN, bao gồm 10 quốc gia là Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Brunei, Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.

Với thị trường tiêu dùng khoảng 640 triệu dân và GDP tổng cộng đạt 2,76 nghìn tỷ USD, ASEAN hiện là nền kinh tế lớn thứ năm trên thế giới. Nhưng tại sao quốc gia bán đảo Timor Leste gồm 1,3 triệu dân vẫn chưa được trở thành thành viên thứ 11 của khu vực thịnh vượng này?

Mặc dù có quá khứ lịch sử khó khăn với hơn 400 năm là thuộc địa của Bồ Đào Nha; 24 năm thuộc Indonesia; một cuộc đấu tranh giành độc lập; chính quyền chuyển tiếp của Liên hợp quốc; và bất ổn chính trị sau khi giành độc lập - TimorLeste đã thực hiện tốt một cách dân chủ. Đối với nền kinh tế, nước này đã tăng trưởng 6% vào năm 2018, chỉ kém 7% của Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam. Sự tham gia của Timor Leste vào Cộng đồng các quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha (CPLP), một diễn đàn đa phương gồm 9 thành viên với dân số là 268 triệu người, GDP 2,1 nghìn tỷ USD, cung cấp thêm bằng chứng về năng lực và khả năng của quốc gia này. Timor-Leste đã giữ chức chủ tịch của CPLP trong hai năm (2014-2016), thể hiện năng lực thể chế của mình.

thoi gian nao de ket nap thanh vien thu 11 cua asean

Hành trình trở thành thành viên ASEAN được coi là chìa khóa trong chính sách đối ngoại của Timor Leste kể từ khi nước này độc lập năm 2002 vì những lợi ích kinh tế tiềm năng và giảm rủi ro an ninh khu vực của đất nước. Tư cách thành viên ASEAN sẽ mang lại quyền tiếp cận vào các quỹ cho phát triển quốc gia thông qua các chương trình như Sáng kiến ​​hội nhập ASEAN (IAI), khởi động năm 2000 để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên, vốn mang lại lợi ích lớn cho các thành viên mới hơn như Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam.

Trong số các lĩnh vực ưu tiên trong kế hoạch hoạt động của IAI là cơ sở hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực, công nghệ thông tin viễn thông, hợp tác kinh tế khu vực, du lịch, xóa đói giảm nghèo và cải thiện chất lượng cuộc sống. Timor-Leste tham gia Diễn đàn khu vực ASEAN năm 2005 và tham gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á năm 2007 trước khi đưa ra đơn đăng ký thành viên chính thức đầu tiên vào tháng 3/2011. Với dự kiến ban đầu đưa Timor Leste trở thành thành viên chính thức của ASEAN năm 2015 nên một nghiên cứu khả thi đã được thực hiện.

Năm 2013, Tổng thư ký ASEAN khi đó là ông Lê Lương Minh đã nhấn mạnh, tất cả các quốc gia thành viên đã đồng ý việc gia nhập của Timor Leste, nhưng việc chấp nhận một cách hiệu quả đã bắt đầu từ năm đó với yêu cầu Timor-Leste xây dựng các năng lực cần thiết để có thể đáp ứng các cam kết và đóng góp đầy đủ cho ASEAN. Một số quốc gia, đặc biệt là Singapore, cảm thấy rằng việc gia nhập của Timor Leste sẽ dẫn đến căng thẳng tài chính với các quốc gia thành viên phải đóng góp cho sự phát triển của nước này. Sự đóng góp có khả năng của Timor-Leste đối với hội nhập khu vực của ASEAN thông qua tiềm năng khai thác dầu khí, ước tính sẽ đạt hơn 20 tỷ USD trong thập kỷ tới, không được xem xét đến.

Sau đó, có 4 đánh giá đã được thực hiện bao gồm cả đánh giá của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Kết quả chỉ trì hoãn chấp nhận Timor Leste với cùng lý do "chưa sẵn sàng". Khi ASEAN công nhận sự gia nhập của Việt Nam, Lào, Myanmar và Campuchia trong khoảng thời gian từ 1995 - 1999, không có điều kiện tiên quyết nào như vậy. Nhưng với sự hợp tác và hội nhập rộng rãi hơn ở ASEAN ngày nay, tư cách thành viên đã trở nên đòi hỏi kỹ thuật cao hơn. Không giống như trước đây, một thành viên mới sẽ phải tuân thủ 64 yêu cầu pháp lý và thay đổi luật pháp để đảm bảo tính đồng nhất trong khối. Hy vọng cho sự gia nhập của Timor-Leste đã được đưa ra một lần nữa vào năm 2017 trước lễ kỷ niệm 50 năm thành lập ASEAN tại Manila, bên lề Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 31. Nhưng nước Chủ tịch ASEAN khi đó - Philippines đã khẳng định việc xem xét gia nhập vẫn đang được nghiên cứu.

Việc gia nhập của một thành viên được điều chỉnh bởi Điều 6 của Hiến chương ASEAN, bao gồm ba điều kiện: quốc gia phải ở khu vực Đông Nam Á, quyết định kết nạp thành viên phải được nhất trí và phải có khả năng thực hiện các cam kết và nghĩa vụ. Timor-Leste đã đáp ứng hầu hết các yêu cầu, bao gồm cả việc mở đại sứ quán ở tất cả các nước ASEAN. Mặc dù khoảng cách giữa Timor-Leste và các quốc gia giàu có là khá lớn, có lẽ ASEAN cần thể hiện thiện chí tốt hơn với một quốc gia đủ điều kiện trở thành thành viên.

Malaysia được xem là một quốc gia đã chân thành ủng hộ sự gia nhập của Timor-Leste trên lập trường rằng đây là quốc gia cuối cùng còn lại ở Đông Nam Á vẫn nằm ngoài khối. Trong những năm đầu độc lập của Timor-Leste, Malaysia đã hỗ trợ trong các lĩnh vực an ninh, phát triển nguồn nhân lực và năng lực thể chế. Malaysia cũng là quốc gia đầu tiên mở văn phòng liên lạc tại Dili vào tháng 4/2000 để tạo điều kiện cho mối quan hệ chặt chẽ hơn với Timor-Leste. Văn phòng này đã trở thành Đại sứ quán Malaysia vào ngày 20/5/2002, sau khi khôi phục độc lập của Timor-Leste. Nước này cũng xem Thủ tướng Malaysia Tun Dr Mahathir Mohamad là một chính khách toàn cầu và khu vực với sự hỗ trợ sẽ giúp đẩy tư cách thành viên của họ vào ASEAN. Ông là người đứng đầu chính phủ đầu tiên đến thăm đất nước này. Một phái đoàn cấp cao do Bộ trưởng Ngoại giao Timor-Leste Dionisio da Costa Babo Soares dẫn đầu, dự kiến ​​sẽ đến thăm Putrajaya vào tháng 7/2019 để vận động sự ủng hộ của Malaysia.

Minh Việt
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

AEC không nên lo lắng về việc bị “chảy máu chất xám”

AEC không nên lo lắng về việc bị “chảy máu chất xám”

Mới đây, dựa trên nghiên cứu ấn phẩm Di chuyển và di cư của lao động có kỹ năng nghề: Thách thức và cơ hội cho Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), bà Elisabetta - Chuyên gia Vụ Nghiên cứu kinh tế và hợp tác khu vực, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) - cho rằng: Nhận thức di cư của lao động có kỹ năng nghề làm tổn hại đến nguồn lực của quốc gia là sai lầm; Ý niệm "chảy máu chất xám" cũng đã lỗi thời. Do vậy các quốc gia ASEAN cũng không nên lo lắng.
Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Nhiều nội dung hướng tới cộng đồng doanh nghiệp

Năm Chủ tịch ASEAN 2020: Nhiều nội dung hướng tới cộng đồng doanh nghiệp

Một nội dung quan trọng thảo luận mở giữa đại diện SOM ASEAN Việt Nam và Ban Thứ ký ASEAN tại cuộc “Tọa đàm cấp cao về Năm ASEAN 2020”, diễn ra ở Hà Nội, ngày 26/8/2019, do Bộ Ngoại giao tổ chức, là lắng nghe đề xuất từ doanh nghiệp nhằm thúc đẩy hội nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hiệu quả, chuẩn bị các nội dung nghị sự cho năm Chủ tịch ASEAN 2020 của Việt Nam.
Hiệp định RCEP: Ký kết trong năm 2020?

Hiệp định RCEP: Ký kết trong năm 2020?

Tại Hội nghị Bộ trưởng các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) giữa kỳ lần thứ 8 vừa diễn ra tại Bắc Kinh (Trung Quốc), các bên đã nhất trí kết thúc 100% đàm phán mở cửa thị trường và nỗ lực để hướng đến việc ký kết hiệp định trong năm 2020 tại Việt Nam.
Sau Singapore và Việt Nam, EU đẩy mạnh các hiệp định thương mại tự do với các nước lớn trong ASEAN

Sau Singapore và Việt Nam, EU đẩy mạnh các hiệp định thương mại tự do với các nước lớn trong ASEAN

Sau khi đạt được các hiệp định thương mại tự do trong năm nay với Singapore và Việt Nam, Liên minh châu Âu (EU) thậm chí còn có động lực lớn hơn cho các nền kinh tế lớn khác ở Đông Nam Á để đẩy nhanh tiến độ đạt được các hiệp định thương mại, nhưng các cuộc đàm phán với EU đang gặp những khó khăn nhất định.
Timor Leste mong muốn sớm gia nhập ASEAN

Timor Leste mong muốn sớm gia nhập ASEAN

Đã 8 năm kể từ khi Timor-Leste nộp đơn đăng ký chính thức để trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhưng cho đến nay, khối này vẫn chưa chấp nhận Timor-Leste là thành viên thứ 11 của mình.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần thứ 8 tại Bắc Kinh

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh sẽ tham dự Hội nghị Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần thứ 8 tại Bắc Kinh

Theo chương trình nghị sự của ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng RCEP giữa kỳ lần thứ 8 sẽ được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc vào ngày 02-03/8. Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Hội nghị này, cùng với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các đơn vị của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Tại sao Cộng đồng kinh tế ASEAN không được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?

Tại sao Cộng đồng kinh tế ASEAN không được hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung?

Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đã tạo ra cuộc thảo luận ở khu vực Đông Nam Á về việc các quốc gia sẽ được hưởng lợi từ các công ty đa quốc gia chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc, nhưng không có nhiều ý kiến cho rằng cơ hội thuộc về Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC).
ASEAN và vai trò ổn định Đông Nam Á trước xung đột Mỹ - Trung

ASEAN và vai trò ổn định Đông Nam Á trước xung đột Mỹ - Trung

Cạnh tranh điều tất yếu mang tính tự nhiên và có thể chấp nhận được đối với các quốc gia để giành lợi thế về thị trường, công nghệ… Nhưng để có được một cuộc đối đầu có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, thậm chí xung đột, căng thẳng thì sẽ có những ảnh hưởng không tốt.
ASEAN phát động Giải thưởng về công nghệ thông tin và truyền thông

ASEAN phát động Giải thưởng về công nghệ thông tin và truyền thông

Bộ Thông tin và Truyền vừa thông báo phát động Giải thưởng ASEAN về Công nghệ thông tin và truyền thông (ASEAN ICT Awards – AICTA). Đây là giải thưởng uy tín bậc nhất khu vực, được tổ chức thường niên, dưới sự giám sát và công nhận của các Bộ trưởng phụ trách lĩnh vực ICT của 10 quốc gia ASEAN.
Thủ tướng: ASEAN cần ưu tiên hàng đầu cho củng cố đoàn kết

Thủ tướng: ASEAN cần ưu tiên hàng đầu cho củng cố đoàn kết

ASEAN cần đẩy mạnh liên kết kinh tế nội khối, sớm hoàn tất đàm phán Hiệp định RCEP, chú trọng kết nối và phát triển các mạng lưới trung tâm công nghệ 4.0, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ.
Hy vọng hoàn tất hiệp định RCEP vào cuối năm nay và ký kết vào năm 2020

Hy vọng hoàn tất hiệp định RCEP vào cuối năm nay và ký kết vào năm 2020

Khi xem xét những tiến bộ hữu hình được thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2019, mặc dù cơ hội để kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) vào cuối năm nay là khá ảm đạm, nhưng các quan chức thương mại vẫn tin tưởng các cuộc đàm phán sẽ được hoàn thành vào tháng 11 trong nỗ lực thúc đẩy nguyên tắc “trung tâm ASEAN”.    
Hiệp định RCEP sẽ sớm hoàn tất trong năm 2019

Hiệp định RCEP sẽ sớm hoàn tất trong năm 2019

Đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đã đạt được tiến bộ đáng kể và hiện đang đi vào giai đoạn cuối cùng, dự kiến sẽ kết thúc trong năm 2019. Khi hoàn tất, RCEP sẽ tạo ra một khu vực tự do mậu dịch rộng lớn.
Nông dân Philippines có thể tổn thất 4 tỷ USD khi thuế suất bằng 0 trong ASEAN

Nông dân Philippines có thể tổn thất 4 tỷ USD khi thuế suất bằng 0 trong ASEAN

Theo một nghiên cứu của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), nông dân Philippines có thể phải chịu thiệt hại lên tới 4 tỷ USD khi chế độ thương mại thuế quan bằng 0 trong ASEAN. 
Công bố cuốn sách “Câu chuyện du lịch Việt Nam”

Công bố cuốn sách “Câu chuyện du lịch Việt Nam”

Chiều ngày 18/1/2019, trong khuôn khổ Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF 2019), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam tổ chức lễ công bố cuốn sách “Câu chuyện du lịch Việt Nam” - “Tourism Stories - The Vietnam Edition”.
Cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác du lịch

Cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế trong hợp tác du lịch

Ngày 9/1/2019, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chính thức họp báo thông tin về Diễn đàn Du lịch ASEAN 2019 (ATF) sẽ diễn ra tại TP. Hạ Long (Quảng Ninh) từ ngày 14-19/1/2019.  
Việt Nam khẩn trương chuẩn bị cho Diễn đàn du lịch ASEAN 2019

Việt Nam khẩn trương chuẩn bị cho Diễn đàn du lịch ASEAN 2019

Thông tin báo cáo từ Tổng cục Du lịch cho biết, hiện nay các công tác chuẩn bị cho Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF) 2019  tại Quảng Ninh đang được khẩn trương hoàn tất. 
Những gã khổng lồ công nghệ sẽ đào tạo 20 triệu nhân lực trẻ Đông Nam Á vào năm 2020

Những gã khổng lồ công nghệ sẽ đào tạo 20 triệu nhân lực trẻ Đông Nam Á vào năm 2020

Microsoft, Google và các công ty công nghệ lớn khác đã cam kết sẽ giúp đào tạo kỹ năng số cho khoảng 20 triệu người ở Đông Nam Á vào năm 2020 để bảo đảm lực lượng dân số trong độ tuổi lao động đang phát triển của khu vực này có thể đáp ứng phù hợp với thị trường việc làm trong tương lai.
Doanh nghiệp cần mạnh mẽ, chủ động hơn

Doanh nghiệp cần mạnh mẽ, chủ động hơn

Gần 3 năm sau khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) hình thành, trong khi hàng hóa của các nước trong khu vực, nhất là hàng Thái Lan tràn vào Việt Nam thì ở chiều ngược lại, DN Việt Nam vẫn chưa tận dụng được tiềm năng lớn từ thị trường này. 
Tăng cường phổ biến hoạt động của thống kê ASEAN

Tăng cường phổ biến hoạt động của thống kê ASEAN

Sáng ngày 31/10, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo phổ biến hoạt động của Ủy ban Thống kê cộng đồng ASEAN do Tổng cục Thống kê phối hợp với Cơ quan Thống kê ASEAN thuộc Ban Thư ký ASEAN, Dự án COMPASS tổ chức nhằm tăng cường phổ biến thông tin về các hoạt động của thống kê ASEAN.  
Khởi động Chương trình Thủ lĩnh thanh niên Đông Nam Á 2019

Khởi động Chương trình Thủ lĩnh thanh niên Đông Nam Á 2019

Ngày 10/10, Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam chính thức khởi động chương trình tìm kiếm ứng viên cho Chương trình Thủ lĩnh Thanh niên Đông Nam Á 2019. Học sinh lớp 10 và lớp 11 các trường trung học phổ thông Việt Nam có năng lực lãnh đạo thể hiện qua kết quả học tập, sự đóng góp cho cộng đồng cũng như các hoạt động ngoài giảng đường, có khả năng tiếng Anh tốt có thể nộp đơn tham gia chương trình.
Thị trường ASEAN đang mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam

Thị trường ASEAN đang mở ra rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam

Với không gian thị trường 660 triệu dân, GDP dự kiến đạt 2,75 ngàn tỷ USD vào năm 2030, Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) mở ra rất nhiều cơ hội cho các DN Việt Nam.
"Phiên chợ" ý tưởng quốc tế

"Phiên chợ" ý tưởng quốc tế

Với sự góp mặt của các nhà lãnh đạo, chính trị, giới kinh doanh, nhà khoa học, tổ chức xã hội, Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), theo như cách nói của ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), có thể xem như một "phiên chợ" ý tưởng và cơ hội tuyệt vời để bàn về kinh tế toàn cầu. 
Hơn 28 triệu việc làm ở ASEAN có khả năng bị ảnh hưởng trong 10 năm tới

Hơn 28 triệu việc làm ở ASEAN có khả năng bị ảnh hưởng trong 10 năm tới

Trong khuôn khổ Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 (WEF ASEAN 2018), chiều 12/9, tại Hà Nội, Tập đoàn Cisco đã công bố Báo cáo nghiên cứu “Công nghệ và Tương lai việc làm ASEAN” nghiên cứu tác động của trí tuệ nhân tạo tới việc làm của 6 nền kinh tế lớn nhất ASEAN, gồm: Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan, Việt Nam. Theo đó, trong vòng 10 năm tới, các quốc gia này có khả năng bị ảnh hưởng lớn về cơ hội việc làm...
Sự sẵn sàng của các nước ASEAN đối với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Sự sẵn sàng của các nước ASEAN đối với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0

Tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30, ngày 29/4/2017 tại Manila, Philippines, các nhà lãnh đạo ASEAN đã chỉ đạo các nước ASEAN cần có sự chuẩn bị sẵn sàng để tận dụng tối đa các cơ hội do cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) mang lại, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế một cách toàn diện và sự phát triển cân bằng, chia sẻ thịnh vương chung trong khu vực ASEAN cũng như đối với từng nước trong khu vực.
Thứ trưởng Trần Quốc Khánh chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế các nước CLMV lần thứ 10

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế các nước CLMV lần thứ 10

Trong chương trình Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 50 (AEM 50), tại Singapore, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh đã chủ trì Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam lần thứ 10 (CLMV EMM 10).
Xem thêm

Đọc nhiều

Mobile VerionPhiên bản di động