Chủ nhật 04/05/2025 22:43

Thời bán sữa xách tay trực tuyến: Thật giả lẫn lộn

Nghị định chính phủ đã nêu rõ mặt hàng mà chưa được Nhà nước kiểm định và công bố về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ không được lưu thông trên thị trường và càng không được quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Bán sữa xách tay được bán trực tuyến đang trở thành một nghề "hot" để kiếm tiền

 - Tràn lan sữa xách tay

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin và mạng xã hôi, giờ đây người tiêu dùng (NTD) khi có nhu cầu cần mua các loại sữa nhập ngoại chỉ cần tìm kiếm với từ khoá “sữa ngoại xách tay” sẽ nhận được vô số kết quả với hàng nghìn địa chỉ bán mặt hàng này.

Tuy nhiên, một điều đang “nóng” lên trong thời gian gần đây đó là việc khó kiểm soát về chất lượng cũng như nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm. Trong khi, hầu hết các sản phẩm này đều được giới thiệu tốt và bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể.

Thực tế, những sản phẩm sữa nhập khẩu “tiểu ngạch” dạng này đều có bao bì, nhãn mác bằng tiếng nước ngoài mà không hề có nhãn phụ hay hướng dẫn sử dụng nào bằng tiếng Việt. Điều này khiến cho khách hàng khó lòng nhận biết được hết công dụng cũng như khuyến cáo của sữa.

Sữa xách tay đang bán tràn lan trên thị trường

Hơn nữa, những sản phẩm sữa xách tay như vậy đều chưa được cơ quan chức năng kiểm soát về chất lượng, chưa ai có thể khẳng định sản phẩm sẽ cung cấp đủ dinh dưỡng và hoạt chất cho cơ thể, đặc biệt là trẻ nhỏ, như những lời giới thiệu, quảng cáo.

Theo tìm hiểu thực tế, tại một số cửa hàng chuyên kinh doanh hàng xách tay trên phố Cầu Giấy, Ngọc Hà, Tây Sơn, Hà Nội... sữa xách tay bày bán hàng chục loại từ Australia, Hà Lan, Hàn Quốc, Nga, Pháp... Giá bán của các loại sữa xách tay bao giờ cũng rẻ hơn sữa nhập khẩu chính thức.

Đối với sữa chai xách tay thường có giá bán rẻ hơn sữa “chính ngạch” từ 12.000 – 18.000 đồng/chai. Đối với sữa hộp xách tay, mức chênh lệch giá bán phải từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng, tùy vào từng loại sản phẩm.

Chính sự chênh lệch giá này cùng với tâm ý ưa hàng nước ngoài của người tiêu dùng đã vô tình giúp cho thị trường sữa xách tay ngày một nở rộ. NTD thì cứ đổ xô đi mua trong khi các cơ quan quản lý lại mải quản lý và kiểm soát các sản phẩm được nhập khẩu chính thức.

Điều này đã tạo ra lỗ hổng vô cùng lớn đối với việc quản lý và kiểm soát thị trường sữa, đặc biệt là các sản phẩm sữa xách tay. Một thực tế rất đáng báo động là người mua các loại sữa xách tay không hề hay biết nguồn gốc thật của những sản phẩm này. Theo những người bán hàng thì đó là sữa do các tiếp viên hàng không, người thân ở nước ngoài xách về. Rất nhiều bà mẹ là “tín đồ” của hàng xách tay đã không ngần ngại bỏ ra khoản tiền lớn để mua sữa ngoại xách tay cho con.

Mối nguy hại từ bán sữa trực tuyến

Hiện tại, việc buôn bán mặt hàng sữa xách tay đang trở thành một nghề “hot” trong các mặt hàng kinh doanh trực tuyến. Không cần tốn quá nhiều công sức, chỉ cần có nguồn hàng và ngồi một chỗ, những shop online bán hàng xách tay kiểu này tạo uy tín và thương hiệu đối với người tiêu dùng thông qua chiêu trò tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm giữa các bà mẹ trẻ trên mạng.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu, khó có chuyện sữa xách tay được nhiều như vậy, trong khi mỗi lần xách thì cũng chỉ được vài hộp, Tiếp viên hàng không bay đi bay về mỗi lần cũng chỉ mang về được 20 đến 30 hộp. Về lần nào hết lần đó, chủ yếu xách cho bạn bè, người thân, lấy đâu ra mà bán đầy ngoài thị trường. Một ý kiến khác cho rằng, sữa xách tay chủ yếu là sữa giả, sữa nhập lậu từ Trung Quốc, vì hải quan sân bay đã bắt nhiều lô hàng sữa Meiji, S26, Ensure... nhập về từ Đài Loan.

Theo ông Nguyễn Văn Nhiên, Chánh thanh tra Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho biết, điều đáng nói là theo điều 15, Nghị định 45 năm 2005 của Chính phủ về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế thì những mặt hàng mà chưa được Nhà nước kiểm định và công bố về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ không được lưu thông trên thị trường và càng không được quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Vậy "sữa xách tay" là một trong những sản phẩm như vậy.

Tuy nhiên, không hiểu vì sao các trang web quảng cáo các mặt hàng "sữa xách tay" vẫn ngang nhiên hoạt động. Các sản phẩm này thường được rao bán trên mạng, có in số điện thoại của người bán và khi người mua hẹn ở đâu sẽ có người đem đến tận nơi hoặc bán tại nhà. Điều này cũng khó để người mua nhận biết liệu mình có mua phải hàng giả hay không. Nếu xảy ra hậu quả không hay người tiêu dùng chẳng biết bám vào đâu.

Theo Dân Trí

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Cưỡng chế thuế Công ty Xây dựng và Phát triển đô thị Tây Ninh

Công ty Đức Khải bị cưỡng chế vì nợ thuế hơn 560 tỷ đồng

Vụ sữa giả 500 tỷ: Nhóm sản xuất bị lừa 150.000 USD

Điện Biên: Bắt nữ giáo viên khi đang vận chuyển ma túy

Cưỡng chế thuế Công ty Cổ phần công trình giao thông tỉnh Điện Biên

Cưỡng chế thuế hai doanh nghiệp tại Long An nợ thuế số tiền lớn

Cưỡng chế thuế Công ty xây dựng Quyết Thắng tại Lai Châu

Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hoá đơn Công ty Xây dựng và Dịch vụ Nghệ An

Triệt phá đường dây sản xuất 100 tấn thực phẩm chức năng giả

Phú Thọ: Khám xét Công ty Famimoto thu giữ hàng chục tấn mì chính giả

Công khai danh sách 36 doanh nghiệp nợ thuế tại Lai Châu

Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản Công ty Thuần Gia tại Vĩnh Long

Công khai danh sách 259 doanh nghiệp nợ thuế tại Thanh Hóa

Cưỡng chế thuế Công ty CP Khoáng sản PA tại Đắk Lắk

Thành phố Huế: Khởi tố đối tượng làm giả sổ đỏ để lừa đảo

Cưỡng chế thuế Công ty vật liệu xây dựng Bồ Sao tại VĩnhPhúc

Cưỡng chế thuế Công ty Thế Anh Phát tại Nghệ An

Công khai danh sách 42 doanh nghiệp nợ thuế tại Sơn La

TP. Cần Thơ: Công khai 140 doanh nghiệp nợ thuế hơn 50 tỷ đồng

Phát hiện số lượng cực lớn sản phẩm của Công ty Herbitech nghi hàng giả, thu lợi 230 tỷ đồng