Thỏa thuận kết nối kinh tế trục cao tốc phía Đông được ký kết

4 tỉnh, thành phố và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã chính thức ký kết Thoả thuận kết nối kinh tế trục cao tốc phía Đông.
Tạo không gian phát triển mới từ kết nối kinh tế trục cao tốc phía Đông

Trong khuôn khổ Diễn đàn kết nối kinh tế trục cao tốc phía Đông, lãnh đạo đại diện tỉnh 4 tỉnh, thành phố bao gồm Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã chính thức ký kết Thoả thuận kết nối kinh tế trục cao tốc phía Đông. Đây là một sáng kiến trong thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về đẩy mạnh liên kết vùng, nhằm tăng cường phối hợp khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế của 4 địa phương dọc theo trục đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Móng Cái. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIII cũng như Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của chính phủ đều đưa ra định hướng "tăng cường tính liên kết nội vùng và liên vùng để tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu, tạo không gian phát triển mới”.

Theo đó, thông qua thỏa thuận, sẽ thúc đẩy liên kết kinh tế 4 tỉnh, thành phố trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của mỗi địa phương, cùng ứng phó, giải quyết các thách thức chung nhằm phát triển kinh tế nhanh, bền vững vì sự thịnh vượng của mỗi địa phương và của cả 4 tỉnh, thành phố, đồng thời hình thành vành đai kinh tế phía Đông, trung tâm công nghiệp, kinh tế biển, du lịch và là động lực, cực tăng trưởng kinh tế của vùng đồng bằng sông Hồng.

Nâng cao hiệu quả khai thác cơ sở hạ tầng trong vùng như đường cao tốc, hệ thống cảng biển, sân bay quốc tế, kết nối thị trường trong nước với thị trường Trung Quốc và quốc tế.

Đại biểu đại diện VCCI và 4 tỉnh, thành thảo luận phân tích những thế mạnh, cơ hội nổi trội của từng địa phương để đưa ra mục tiêu phát triển chung.
Đại biểu đại diện VCCI và 4 tỉnh, thành thảo luận phân tích những thế mạnh, cơ hội nổi trội của từng địa phương

Đồng thời, tiếp tục nâng cao chất lượng điều hành kinh tế, xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, đồng bộ của 4 địa phương trong vùng. Nâng cao chất lượng, quy mô và hiệu quả thu hút đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước bằng việc mở rộng không gian kinh tế, phát huy các lợi thế của vùng.

Đặc biệt là, tăng hiệu suất và năng lực cạnh tranh của các khu công nghiệp, hình thành các chuỗi sản xuất và cung ứng hiệu quả.

Cụ thể giai đoạn 2022 – 2025, sẽ có mục tiêu bao gồm các chỉ số về tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp, của 4 địa phương cao hơn mức bình quân của cả nước, nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành phố đứng đầu của cả nước. Các địa phương tiếp tục cải thiện, giữ vị trí trong nhóm dẫn đầu cả nước về môi trường kinh doanh thuận lợi.

Kết nối, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư của 4 địa phương, mỗi năm có ít nhất 4 hoạt động chung cấp vùng. Liên kết và hình thành cơ sở dữ liệu chung về hạ tầng giao thông, hệ thống các khu công nghiệp, chuỗi sản xuất và cung ứng của bốn địa phương. Hình thành cơ chế liên kết cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư của 4 địa phương, cùng hợp tác, đóng góp vào sự phát triển của 4 địa phương. Kết nối, phát triển cộng đồng doanh nghiệp đạt trên 100 nghìn doanh nghiệp vào năm 2025.

Lãnh đạo VCCI và 4 tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên tổ chức Ký kết Thỏa thuận kết nối kinh tế trục cao tốc phía Đông.
Lãnh đạo VCCI và 4 tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên tổ chức Ký kết Thỏa thuận kết nối kinh tế trục cao tốc phía Đông.

Việc kết nối tập trung vào một số lĩnh vực sau:

Một là liên kết trong xúc tiến thương mại, đầu tư: Bốn địa phương sẽ liên kết chặt chẽ, phối hợp nguồn lực với sự tham gia điều phối của VCCI để tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư hiệu quả, tập trung vào các thị trường quan trọng, chiến lược của vùng, trong giai đoạn 2022 và 2023 sẽ tập trung vào hai đối tác chiến lược là Hàn Quốc và Nhật Bản. Tổ chức định kỳ chương trình xúc tiến đầu tư thương mại chung hằng năm ở trong nước và nước ngoài; liên kết truyền thông, quảng bá hình ảnh, thương hiệu của sản phẩm, doanh nghiệp, địa phương và vùng. Tích cực trao đổi thông tin về các hoạt động đầu tư (định hướng đầu tư, các chương trình, dự án liên kết kêu gọi đầu tư; số liệu về đầu tư nước ngoài…) giữa các địa phương.

Hai là liên kết trong giao thông và logistics: Bốn địa phương hướng tới mục tiêu khai thác tốt nhất trục cao tốc phía Đông kết nối từ Hà Nội tới cửa khẩu Móng Cái, cũng như lợi thế về cảng biển, cửa khẩu quốc tế và hạ tầng giao thông, logistics, phục vụ tốt nhất cho các khu công nghiệp, nhà đầu tư và phát triển kinh tế trong vùng. Tiến tới đưa vùng trở thành một trung tâm logistics lớn, quan trọng của khu vực và cả nước. Triển khai các giải pháp cải thiện mạnh mẽ, tạo sự kết nối, nâng cao chất lượng và hiệu quả của hệ thống giao thông, dịch vụ hậu cần logistics. Tiến hành đánh giá hiện trạng, đề xuất và thực hiện các giải pháp để thúc đẩy liên kết dịch vụ hậu cần logistics giữa bốn địa phương trong vùng. Định kỳ hàng năm tổ chức các diễn đàn đối thoại và xúc tiến đầu tư với các nhà đầu tư quốc tế và trong nước trong lĩnh vực logistics để tăng cường thu hút đầu tư vào lĩnh vực này. Nhanh chóng tháo gỡ các rào cản đối với các doanh nghiệp liên quan đến logistics.

Ba là, liên kết trong phát triển chuỗi cung ứng sản xuất: Bốn địa phương hướng tới mục tiêu đưa khu vực trở thành một địa bàn sản xuất công nghiệp quan trọng, hiệu quả, có sự hiện diện ngày càng nhiều của các tập đoàn công nghiệp lớn hàng đầu trên thế giới và đông đảo các doanh nghiệp phụ trợ.

Thực hiện liên kết, phân vai để thu hút và phát triển các ngành nghề theo thế mạnh của từng địa phương trong chuỗi sản xuất và cung ứng, hướng tới các ngành nghề cụ thể như công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp điện tử, công nghiệp cơ khí, chế tạo, công nghiệp chế biến, du lịch, dịch vụ, logistics,…

Các địa phương quy hoạch, đầu tư phát triển các khu, cụm công nghiệp chuyên ngành, liên kết được giữa sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp này là nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp khác, gắn kết về công nghệ và bền vững về môi trường.

Bốn địa phương phối hợp xây dựng và thực hiện các chương trình thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong vùng, có chương trình phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp hỗ trợ tại địa phương, xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ và năng lực sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp trong vùng. Tiến hành lựa chọn một số cụm ngành chung của bốn địa phương để thúc đẩy phát triển.

Bốn là liên kết trong phát triển du lịch, dịch vụ: Bốn địa phương hướng đến mục tiêu đưa ngành du lịch, dịch vụ của vùng phát triển mạnh mẽ cả về quy mô và chất lượng, có kết nối chặt chẽ với nhau để nâng cao hiệu quả của vùng. Phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, dịch vụ như du lịch nghỉ dưỡng cao cấp, du lịch sự kiện, du lịch tâm linh và các loại hình du lịch khác mà các địa phương trong vùng nhiều thế mạnh theo định hướng bổ trợ, hỗ trợ lẫn nhau, hình thành thương hiệu du lịch riêng của vùng.Xây dựng các sản phẩm du lịch chung giữa các địa phương trong vùng.

Các địa phương liên kết trong quy hoạch phát triển hạ tầng du lịch theo hướng thống nhất đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau, phối hợp đầu tư để phát triển các điểm đến, chia sẻ nguồn khách du lịch, phối hợp trong xúc tiến du lịch, hợp tác chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch.

Năm là liên kết trong cải thiện môi trường kinh doanh: Bốn địa phương cùng xây dựng thương hiệu là khu vực có môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi và hấp dẫn hàng đầu cả nước, có khả năng cạnh tranh cao với khu vực và quốc tế. Các địa phương phối hợp trong xây dựng, thực thi chính sách, quy định; thường xuyên chia sẻ các kinh nghiệm tốt trong cải cách môi trường kinh doanh và đầu tư.

Tiến hành rà soát và cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính, xây dựng chương trình cải thiện chỉ số PCI bền vững, cung cấp hầu hết các dịch vụ công cho doanh nghiệp trên nền tảng trực tuyến, có chương trình chăm sóc và hỗ trợ các nhà đầu tư khi kinh doanh trên địa bàn, giám sát và thúc đẩy thực thi của các sở ngành và chính quyền cấp cơ sở thông qua bộ chỉ số DDCI và các giải pháp quan trọng khác. Đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số, kết nối cơ sở dữ liệu, chính quyền số, doanh nghiệp số trong vùng.

Sáu là liên kết trong đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực: Bốn địa phương hướng đến mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng, phục vụ tốt nhất yêu cầu phát triển kinh tế và là động lực để thu hút đầu tư. Vùng phải là điểm đến thu hút được nguồn lao động có chất lượng, trình độ cao của cả nước và trên thế giới.

Cùng kết nối, phối hợp trong thực hiện các chương trình nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tiến tới chuyên môn hoá đào tạo nghề của các trung tâm đào tạo nghề trong vùng, mở rộng quy mô tuyển sinh và định hướng cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo cho cả bốn địa phương trong vùng. Phối hợp triển khai chương trình hỗ trợ tạo việc làm, cung ứng và dịch chuyển lao động giữa các địa phương. Nâng cao hiệu quả dịch vụ giới thiệu việc làm.Gắn kết hoạt động đào tạo nghề và thị trường sử dụng lao động nhất là các khu công nghiệp. Xây dựng quan hệ lao động hài hoà, bền vững, tiến bộ.

Bảy là liên kết trong bảo vệ môi trường, phát triển bền vững: Bốn địa phương hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường để duy trì sự phát triển bền vững. Thống nhất nguyên tắc là các hoạt động kinh tế không làm tổn hại đến môi trường của địa phương trong vùng. Tiến tới xu hướng đầu tư xanh, tăng trưởng xanh, môi trường kinh doanh xanh trong thời gian tới.

Các địa phương thường xuyên chia sẻ các thông tin về dự án đầu tư lớn hoặc liền kề với các địa phương liên quan trong vùng. Nâng cao năng lực thực thi tốt pháp luật về môi trường. Sàng lọc và quản lý tốt việc tiếp nhận các dự án đầu tư mới. Chia sẻ kinh nghiệm và nguồn lực trong bảo vệ môi trường. Tổ chức biểu dương và nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường.

Cuối cùng là liên kết trong nông nghiệp, chế biến nông sản và ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao: Bốn địa phương tăng cường liên kết và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ nông nghiệp, ngành chế biến nông sản theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Khuyến khích đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp và chế biến nông sản, mở rộng phạm vi vùng nguyên liệu và chuỗi sản xuất ra cấp vùng. Các địa phương tiến hành phối hợp trong các hoạt động: thực hiện chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp và chế biến nông sản; đào tạo nhân lực trong lĩnh vực nông nghiệp; xúc tiến phát triển thị trường tiêu thụ; cung cấp, chia sẻ thông tin về thị trường nông sản, tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm; hỗ trợ về thông tin tuyên truyền và đăng ký sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm nông sản…

Tiến Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phạm Tuấn Anh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

17 gian hàng quốc tế tham gia Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực lớn nhất Hà Giang

17 gian hàng quốc tế tham gia Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực lớn nhất Hà Giang

Lễ hội Văn hóa, du lịch ẩm thực quốc tế Hà Giang lần thứ I, năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 29-31/3, tại Quảng Trường 26/3 thành phố Hà Giang.
Hà Giang: Sắp diễn ra Lễ hội chợ Phong Lưu Khâu Vai huyện Mèo Vạc

Hà Giang: Sắp diễn ra Lễ hội chợ Phong Lưu Khâu Vai huyện Mèo Vạc

Lễ hội chợ Phong Lưu Khâu Vai sẽ diễn ra trong 2 ngày 4-5/5/2024 (tức ngày 26-27/3 Âm lịch) tại huyện Mèo Vạc (Hà Giang) với nhiều hoạt động phong phú.
Từ 1/4: Hà Nội thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ

Từ 1/4: Hà Nội thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ

Từ 1/4, Cục Thống kê thành phố Hà Nội sẽ tổ chức thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024 (gọi tắt điều tra DSGK 2024) trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Yên Bái: Giảm vốn đầu tư từ khu vực nhà nước

Yên Bái: Giảm vốn đầu tư từ khu vực nhà nước

Yên Bái đang đặt mục tiêu cụ thể nhằm thực hiện định hướng giảm vốn đầu tư khu vực nhà nước, tăng đầu tư khu vực ngoài nhà nước.
Quý I/2024, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ của Yên Bái tăng 8,11%

Quý I/2024, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ của Yên Bái tăng 8,11%

Hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh ổn định khiến tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ của Yên Bái quý I/2024 ước tăng 8,11%.

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Chấm dứt khai thác khoáng sản tại huyện Vị Xuyên

Hà Giang: Chấm dứt khai thác khoáng sản tại huyện Vị Xuyên

Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Giang vừa ban hành văn bản yêu cầu chấm dứt hoạt động khai thác khoáng sản tại thôn Toòng, xã Ngọc Minh, huyện Vị Xuyên theo quy định
Yên Bái: Sản xuất của doanh nghiệp chế biến chế tạo tốt hơn trong quý II/2024

Yên Bái: Sản xuất của doanh nghiệp chế biến chế tạo tốt hơn trong quý II/2024

Kết thúc quý I/2024, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp đã ổn định và bắt đầu tăng trưởng, góp sức vào kết quả công nghiệp đạt được của Yên Bái.
Tuần tra liên hợp song phương trong đêm khu vực biên giới Hà Giang

Tuần tra liên hợp song phương trong đêm khu vực biên giới Hà Giang

Tối 26/3, Đồn Biên phòng Sơn Vĩ, BĐBP Hà Giang đã phối hợp Đội tuần tra Đại đội quản lý biên giới huyện Nà Pô (Trung Quốc) kiểm tra liên hợp biên giới Hà Giang.
Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy tiếp nhận 01 trẻ em thất lạc trên biên giới

Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy tiếp nhận 01 trẻ em thất lạc trên biên giới

Chiều ngày 26/3, Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy (Bộ đội Biên phòng Hà Giang) đã tiếp nhận một trẻ em thất lạc trên biên giới, khu vực mốc 264.
Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp của Lai Châu quý I/2024 giảm hơn 50%?

Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp của Lai Châu quý I/2024 giảm hơn 50%?

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Lai Châu giảm mạnh ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng chung, tỉnh đang tập trung thực hiện các giải pháp tháo gỡ.
Gia Lai: Tiết kiệm hơn 12,6 triệu kWh điện trong quý 1/2024

Gia Lai: Tiết kiệm hơn 12,6 triệu kWh điện trong quý 1/2024

Sở Công Thương Gia Lai cho biết, sản lượng điện tiết kiệm trên toàn tỉnh trong quý 1/2024 ước đạt hơn 12,6 triệu kWh so với cùng kỳ năm 2023.
Tây Ninh: Sản xuất công nghiệp, thương mại tăng tốc

Tây Ninh: Sản xuất công nghiệp, thương mại tăng tốc

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh Tây Ninh tăng khoảng 14%, xuất khẩu tăng 21% cho thấy ngành Công Thương của địa phương đang trên đà tăng tốc.
Hà Giang: Xác định 6 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024

Hà Giang: Xác định 6 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2024

Ngày 26/3, Hội đồng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tỉnh Hà Giang đã tổ chức Hội nghị tư vấn, xác định nhiệm vụ KH&CN cấp tỉnh năm 2024.
Thái Bình mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Đức về sản xuất ô tô, thiết bị điện tử

Thái Bình mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Đức về sản xuất ô tô, thiết bị điện tử

Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận mong muốn các doanh nghiệp đến từ Đức đẩy mạnh hợp tác đầu tư trong lĩnh vực cơ khí, ô tô, thiết bị điện tử…
Bắc Ninh có thêm nhà máy điện rác quy mô lớn

Bắc Ninh có thêm nhà máy điện rác quy mô lớn

Dự án Nhà máy điện rác Thăng Long - Bắc Ninh có tổng diện tích khoảng 5ha, công suất xử lý 500 tấn/ngày, công suất phát điện 11MW.
Đồng Nai: Sửa đổi nội dung chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025

Đồng Nai: Sửa đổi nội dung chương trình khuyến công giai đoạn 2021-2025

UBND tỉnh Đồng Nai mới ban hành quyết định về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình khuyến công trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
Hà Nội: Thêm 10 tuyến xe buýt thí điểm thẻ, vé điện tử

Hà Nội: Thêm 10 tuyến xe buýt thí điểm thẻ, vé điện tử

UBND TP. Hà Nội thống nhất về chủ trương triển khai thí điểm thẻ, vé điện tử đối với 10 tuyến buýt do Tổng công ty Vận tải Hà Nội đang khai thác vận hành.
Tuyên Quang: Quyết tâm không để sự cố mất điện xảy ra trong mùa nắng nóng 2024

Tuyên Quang: Quyết tâm không để sự cố mất điện xảy ra trong mùa nắng nóng 2024

Điện lực Tuyên Quang chủ động triển khai các phương án ứng phó quyết tâm không để sự cố mất điện xảy ra trong những đợt cao điểm nắng nóng 2024 .
Hà Giang tiết kiệm được hơn 8.000 kWh trong Giờ Trái đất 2024

Hà Giang tiết kiệm được hơn 8.000 kWh trong Giờ Trái đất 2024

Công ty Điện lực Hà Giang cho biết, sau 1 giờ tắt đèn hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2024 từ 20h30 - 21h30 ngày 23/3, toàn tỉnh đã tiết kiệm được 8.666 kWh.
Cao Bằng: Rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công

Cao Bằng: Rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công

Sở Công Thương Cao Bằng đề nghị các đơn vị trong tỉnh phối hợp rà soát cơ sở công nghiệp nông thôn, xây dựng đề án khuyến công năm 2024, 2025.
Từ 1/4/2024: Hà Nội dừng hoạt động 5 tuyến xe buýt

Từ 1/4/2024: Hà Nội dừng hoạt động 5 tuyến xe buýt

Từ ngày 1/4/2024, Hà Nội sẽ dừng hoạt động 5 tuyến buýt có trợ giá, bao gồm các tuyến số 10 (10A và 10B), 14, 18, 44, 145.
Quảng Trị: Đầu tư Trung tâm dịch vụ hậu cần và logistics Khu kinh tế Đông Nam

Quảng Trị: Đầu tư Trung tâm dịch vụ hậu cần và logistics Khu kinh tế Đông Nam

Tại Quảng Trị, mục tiêu của Trung tâm dịch vụ hậu cần và logistics Khu kinh tế Đông Nam là hoạt động dịch vụ liên quan đến vận tải; kho bãi container…
Bộ GTVT đề nghị Vĩnh Phúc bố trí vốn cho dự án mở rộng QL2 đoạn Vĩnh Yên - Việt Trì

Bộ GTVT đề nghị Vĩnh Phúc bố trí vốn cho dự án mở rộng QL2 đoạn Vĩnh Yên - Việt Trì

Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc bố trí vốn ngân sách địa phương tham gia thực hiện dự án mở rộng QL2 đoạn Vĩnh Yên-Việt Trì.
Tuyên Quang: Triển khai tuyên truyền điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Tuyên Quang: Triển khai tuyên truyền điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024

Thực hiện kế hoạch của Tổng cục Thống kê, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang triển khai tổ chức Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024.
Vĩnh Long tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu nông, thủy sản

Vĩnh Long tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu nông, thủy sản

Trên cơ sở tiềm năng sẵn có Vĩnh Long định hướng tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm nông, thủy sản gắn với vùng nguyên liệu tập trung.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động