Thiếu vaccine tiêm chủng: Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi Bộ Y tế có trốn tránh trách nhiệm?

Thiếu vaccine, vật tư y tế, thuốc điều trị được đại biểu quốc hội quan tâm, tuy nhiên, phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Y tế được cho là chưa thỏa đáng.
Đảm bảo không để thiếu thuốc phòng chống dịch bệnh Vụ tiêm vắc xin hết hạn sử dụng ở Thanh Hóa, Bộ Y tế yêu cầu làm rõ trách nhiệm Bộ trưởng Bộ Y tế: Mong sớm xóa bỏ tâm lý “sợ mua sắm, sợ đấu thầu”

Chiều 31/5 sau khi Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan báo cáo trả lời chất vấn về các vấn đề liên quan đến nguyên nhân tình trạng thiếu thuốc chữa bệnh, vật tư, y tế, vaccine trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia cũng như giải pháp của Bộ Y tế, một số đại biểu cho rằng phần trả lời chưa thỏa đáng, Bộ Y tế đang trốn tránh trách nhiệm.

Có thể khẳng định, một trong những thành tựu nổi bật của ngành y tế Việt Nam trong hơn hai thập kỷ qua đó chính là một phần lớn nhờ thực hiện tốt Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.

Thiếu vaccine tiêm chủng: Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi Bộ Y tế có trốn tránh trách nhiệm?
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan trong phiên thảo luận, chất vấn sáng ngày 31/5 tại hội trường

Sáng ngày 1/6, trả lời báo chí bên lề hành lang Quốc hội, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan – Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh cho rằng, những bệnh cơ bản như: bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm não… được xóa sổ nhờ Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia phát huy hiệu quả, do vậy nhiều trẻ em đã sống sót, không bị mắc các bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên tiêm vaccine cần được tiêm đủ liều, đúng thời gian, thuốc đảm bảo chất lượng thì mới giữ vững được kết quả.

Thực tế, từ đầu năm 2023 đến nay tình trạng thiếu vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng đã diễn ra tai các địa phương và đến nay chưa được giải quyết, trong khi nhu cầu tiêm chủng ngày càng tăng cao.

Năm 2014 do thiếu vaccine nên nhiều trẻ em chết bởi bệnh sởi, tình trạng này tiếp tục xảy ra trong năm nay, tôi đánh giá rất nguy hiểm”- đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho biết.

Vậy đâu là nguyên nhân khan hiếm vaccine? Trả lời câu hỏi này, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan khẳng định, nguyên nhân do công tác lập kế hoạch cũng như điều hành để làm sao kịp thời có vaccine. Mặc dù có một thời gian chuỗi cung ứng bị đứt gãy do doanh nghiệp sản xuất có sự thay đổi. Nhưng đối với mặt hàng vaccine không có nhiều nhà cung cấp, trong nước có những sản phẩm được sản xuất rất tốt, ở nước ngoài nguồn cung không thiếu. “Thủ tục làm làm sao để có vaccine hợp pháp đúng thời hạn, có chất lượng mới là vấn đề”- Đại biểu Lan cho biết.

Thiếu vaccine tiêm chủng: Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi Bộ Y tế có trốn tránh trách nhiệm?
Bộ trưởng Bộ Y tế tại phiên thảo luận, chất vấn

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho hay, đối với tiêm chủng mở rộng, vaccine là mặt hàng đặc biệt, có ít nhà cung cấp, chuyện báo trước phải có thời hạn để sản xuất cho kịp. Đồng thời, với số lượng lớn được thông báo trước nếu mua tập trung chúng ta có thể thương lượng được mức giá hết sức phù hợp. Vaccine không như những thuốc bình thường để có thể tiến hành đấu thầu riêng rẽ. Để đảm bảo nhu cầu, mọi năm chúng ta tập trung tất cả nhu cầu vaccine và Bộ Y tế tiến hành đấu thầu.

Tuy nhiên 2022 có sự thay đổi, sự thay đổi được giải thích do ngân sách trung ương trong Chương trình mục tiêu quốc gia được chuyển về cho ngân sách địa phương, từ đó Bộ Y tế phân công đề nghị địa phương tự đấu thầu.

Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho rằng, địa phương tự đấu thầu không khả thi. Lý do, khi chẻ nhỏ ra 63 tỉnh, thành đồng nghĩa có 63 hội đồng đấu thầu, số lượng ít, khó đàm phán giá, đôi khi nhà sản xuất chỉ sản xuất với đơn hàng số lượng lớn do tính chất đặc thù được nói ở trên.

Liên quan vấn đề lưu trữ vaccine, cách làm trước đây Bộ Y tế sẽ đấu thầu sau đó nhập vaccine về hoặc vaccine sản xuất ra sẽ được trữ trong các kho của các Viện như: Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Paster, hệ thống bệnh viên ở các tỉnh thành của Bộ y tế. Mỗi tỉnh thành khi có nhu cầu tiêm chủng, hệ thống các cơ sở y tế tại địa phương, các CDC sẽ lên kế hoạch, sau đó đến nơi trữ vaccine để nhận.

Thiếu vaccine tiêm chủng: Đại biểu Quốc hội đặt câu hỏi Bộ Y tế có trốn tránh trách nhiệm?
Đại biểu Phạm Khánh Phong Lan chia sẻ với báo chí bên lề hanh lang Quốc hội sáng 1/6

Cũng theo đại biểu Phạm Khánh Phong Lan, vaccine xin là mặt hàng đòi hỏi điều kiện khắt khe, đa số phải đáp ứng về nhiệt độ lạnh, thậm chí rất lạnh mới bảo đảm được chất lượng. Nếu chia nhỏ về 63 tỉnh, thành với từng hợp đồng thầu, về điều kiện lưu trữ không khả thi.

Bên cạnh đó, có trường hợp ở giữa các địa phương vắc xin tiêm chủng mở rộng trúng thầu khác nhau, Vậy điều gì sẽ xảy ra nếu như các cháu bé đi tiêm phòng vì một lý do gì đó tiêm mũi 1 ở địa phương này xong qua địa phương khác tiêm mũi 2, mũi 2 lại không phải loại vắc xin như mũi 1 cháu bé đã tiêm? Chắc chắn không bảo đảm độ an toàn.

Tôi cho rằng, Bộ Y yế viện cớ vào nguồn ngân sách để đùn đẩy cho các địa phương trong việc đấu thầu là không hợp lý. Vì sao? Ngay cả thuốc cũng do ngân sách địa phương, địa phương nào/ bệnh viện nào có ngân sách địa phương/bệnh viện đó nhưng chúng ta vẫn lựa chọn một số mặt hàng thuốc để đấu thầu tập trung tại Bộ Y tế”- đại biểu Phạm Khánh Phong Lan nói và cho biết thêm: “Theo tôi giải pháp tốt nhất là Bộ Y tế đứng ra đàm phán giá, đặt hàng sản xuất với số lượng lớn của toàn quốc, tiếp tục dự trữ tại các Viện của Trung ương và gia về cho các địa phương theo nhu cầu. Chỉ có điều ngân sách chi trả vẫn là ngân sách địa phương. Tiền nào cũng là tiền thuế của dân, đây là chương trình an sinh xã hội, là mục tiêu quốc gia để đẩy lùi bệnh tật. Chính phủ đã ngay lập tức chỉ đạo Bộ Y tế là phải làm như mọi năm chỉ khác nguồn chi”.

Bản thân tôi đã chất vấn tại Quốc hội trong buổi làm việc ngày 31/5 về tình hình kinh tế- xã hội, vậy thì tóm lại tới chừng nào có vaccine. Rất tiếc chưa có câu trả lời trực tiếp” – đại biểu Phạm Khánh Phong Lan cho biết thêm.

Vị nữ đại biểu Tp Hồ Chí Minh khẳng định: “Chính phủ đã có chỉ đạo, đấu thầu không phải là biện pháp duy nhất, chúng ta phải làm sao để mục tiêu sau cùng có thuốc chất lượng nhất với giá cả hợp lý. Vì vậy, phải tăng cường hình thức như đàm phán giá hay đấu thầu tập trung, tập trung ở đây là tập trung mức độ quốc gia. Vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng đáp ứng tất cả những tiêu chí có thể đàm phán ở mức độ quốc gia. Nếu Bộ Y tế không làm nghĩa là đang trốn tránh trách nhiệm

Đấu thầu tập trung quốc gia sẽ có lợi nhất, ngân sách không phải lý do chính đáng để chuyển về địa phương. Các địa phương đang rất bị động. Các địa phương kêu lên Bộ, Bộ ngay cả giải thích với Quốc hội như phiên giải trình chiều hôm qua 31/5 cũng chưa trả lời được dứt khoát bắt tay vào làm thì thế nào? Theo như tôi được biết, đến giờ chưa địa phương nào tiến hành đấu thầu để mua vaccine. Cho đến giờ chỉ đạo của Bộ Y tế cho các địa phương tự đấu thầu nó vẫn còn nguyên giá trị, chưa có một văn bản nào ra quyết định thu hồi”- Đại biểu Lan cho hay.

Trong phiên chất vấn chiều 31/5, đại biểu Mai Văn Hải- Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đề nghị việc đấu thầu vaccine trong chương trình mục tiêu tiêm chủng mở rộng, Bộ Y tế giao cho địa phương tổ chức đấu thầu là chưa phù hợp. Bởi vì, nếu giao cho các địa phương tổ chức đấu thầu thì sẽ rất khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng, giá cả. Việc đấu thầu sẽ chậm trễ, không điều phối được việc thừa, việc thiếu vaccine và sẽ không đồng bộ, thống nhất trong toàn quốc. Vì vậy, đại biểu Mai Văn Hải đề nghị Bộ Y tế tiếp tục thực hiện đấu thầu tập trung cả nước để cấp vaccine cho các đơn vị trên địa bàn toàn quốc. Để có một chương trình tiêm chủng mở rộng đồng bộ, thống nhất trên toàn quốc, đề nghị Chính phủ cân đối ngân sách trung ương để thực hiện chương trình tiêm chủng quốc gia.
Thu Hường - Quỳnh Nga
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Y tế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TP. Hồ Chí Minh: Đã có kết quả giải mã gene ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên

TP. Hồ Chí Minh: Đã có kết quả giải mã gene ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên

Ngày 3/10, Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh cho biết, đã có kết quả giải mã gene của trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ (Mpox) nội địa đầu tiên được phát hiện tại thành phố.
Nước ép cần tây: Uống sao cho đúng?

Nước ép cần tây: Uống sao cho đúng?

Cần tây giúp giảm cholesterol, kháng viêm, nhiễm trùng đường tiết niệu và ung thư, tốt cho người cao huyết áp và giảm cân, bảo vệ gan và giải độc, lợi tiểu.
Vì sao không nên ướp thịt bò với muối?

Vì sao không nên ướp thịt bò với muối?

Thịt bò là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, lại chế biến được nhiều món ngon nhưng không phải ai cũng biết cách chế biến để thịt luôn mềm, mọng nước.
Những điều cần lưu ý khi khám sức khỏe tổng quát

Những điều cần lưu ý khi khám sức khỏe tổng quát

Khám sức khỏe tổng quát là việc làm cần thiết, nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe chung, phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý nếu có.
Một số loại rau quả mùa thu tốt cho sức khỏe tim mạch

Một số loại rau quả mùa thu tốt cho sức khỏe tim mạch

Trái tim khỏe thì cơ thể bạn mới khỏe, do vậy hãy chăm sóc trái tim của bạn bằng những loại rau quả mùa thu này.

Tin cùng chuyên mục

Cây rau dừa nước là vị thuốc hay cho các bệnh lý về đường tiết niệu

Cây rau dừa nước là vị thuốc hay cho các bệnh lý về đường tiết niệu

Cây rau dừa nước là dược liệu thường sử dụng để điều trị bệnh trong Đông y. Đặc biệt, vị thuốc có khả năng lợi tiểu, hiệu quả cho các bệnh lý đường tiết niệu.
Dấu hiệu để phân biệt bệnh đậu mùa khỉ với thủy đậu

Dấu hiệu để phân biệt bệnh đậu mùa khỉ với thủy đậu

Mặc dù không phải là bệnh giống như bệnh thủy đậu nhưng một số triệu chứng của mùa khỉ và thủy đậu lại rất giống nhau.
TP. Hồ Chí Minh ghi nhận một ca bệnh đậu mùa khỉ

TP. Hồ Chí Minh ghi nhận một ca bệnh đậu mùa khỉ

TP. Hồ Chí Minh vừa ghi nhận một ca bệnh đậu mùa khỉ cư trú tại huyện Bình Chánh.
Sức khỏe 28 học sinh tiểu học bị ngộ độc ở Thái Bình đã ổn định trở lại

Sức khỏe 28 học sinh tiểu học bị ngộ độc ở Thái Bình đã ổn định trở lại

Đến chiều nay (30/9), cả 28 em học sinh tiểu học ở thị trấn Tiền Hải (huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) bị ngộ độc thực phẩm đã qua nguy hiểm, dần ổn định trở lại
Thái Bình: 28 học sinh tiểu học bị ngộ độc sau bữa tiệc liên hoan Tết Trung thu tại lớp

Thái Bình: 28 học sinh tiểu học bị ngộ độc sau bữa tiệc liên hoan Tết Trung thu tại lớp

Cơ quan chức năng tại tỉnh Thái Bình đang khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc 28 em học sinh tiểu học bị ngộ độc sau tiệc liên hoan Tết Trung thu.
Ninh Thuận: Đau mắt đỏ có nguy cơ bùng phát mạnh

Ninh Thuận: Đau mắt đỏ có nguy cơ bùng phát mạnh

Từ 1/9 đến 19/9, tỉnh Ninh Thuận ghi nhận hàng trăm trường hợp đau mắt đỏ đến khám và điều trị tại bệnh viện, trong đó phần lớn trường hợp là trẻ em.
Xu hướng làm đẹp bằng công nghệ không xâm lấn

Xu hướng làm đẹp bằng công nghệ không xâm lấn

Thị trường điều trị thẩm mỹ không xâm lấn trên toàn cầu ước đạt 61,2 tỉ USD trong năm 2022 và được dự đoán sẽ đạt 69,9 tỉ USD năm 2023.
Bộ Y tế thông tin về thuốc tiêm Avastin điều trị ung thư khiến 12 bệnh nhân tại Pakistan bị mù

Bộ Y tế thông tin về thuốc tiêm Avastin điều trị ung thư khiến 12 bệnh nhân tại Pakistan bị mù

Đã có 12 bệnh nhân tại Pakistan bị mù sau khi tiêm thuốc Avastin điều trị ung thư. Chính quyền Pakistan đang tiến hành điều tra xác định nguyên nhân.
Đi bộ trên 2000 bước/ngày giúp tăng cường sức khỏe và tuổi thọ

Đi bộ trên 2000 bước/ngày giúp tăng cường sức khỏe và tuổi thọ

Một nghiên cứu mới của Hiệp hội Tim mạch châu Âu cho thấy chỉ với 2.337 bước đi bộ mỗi ngày, bạn bắt đầu giảm được nguy cơ tử vong sớm do các bệnh tim mạch.
Tác dụng của ca cao đối với sức khỏe

Tác dụng của ca cao đối với sức khỏe

Ca cao là một thức uống tuyệt vời, những lợi ích lành mạnh mà ca cao mang lại và điều đó có thể giúp cải thiện sức khỏe theo những cách không ngờ.
Nhiều văn bản quy định về an toàn thực phẩm được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ

Nhiều văn bản quy định về an toàn thực phẩm được sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ

Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 17/2023/TT-BYT sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ nhiều văn bản quy phạm pháp luật về an toàn thực phẩm.
Lợi ích của sữa hạt với sức khỏe bệnh nhân tiểu đường

Lợi ích của sữa hạt với sức khỏe bệnh nhân tiểu đường

Vì các loại hạt tự nhiên có chỉ số đường huyết thấp nên uống sữa hạt sẽ có tác dụng làm giảm tối thiểu lượng đường trong máu.
Những điều cần biết khi bước sang độ tuổi 50

Những điều cần biết khi bước sang độ tuổi 50

Khi bước sang độ tuổi 50, thời điểm những dấu hiệu lão hóa đã khá rõ ràng. Điều bạn cần biết và làm ngay lúc này là chăm sóc bản thân và sức khỏe thật tốt.
Chế độ ăn thuần chay: Lợi ích và hạn chế đối với sức khỏe

Chế độ ăn thuần chay: Lợi ích và hạn chế đối với sức khỏe

Mặc dù ăn chay được biết đến là chế độ ăn tốt cho sức khỏe, nhưng các nghiên cứu gần đây cũng đưa ra rất nhiều mặt trái của chế độ ăn thuần chay nghiêm ngặt.
1 tuần, Hà Nội ghi nhận hơn 2.400 ca sốt xuất huyết

1 tuần, Hà Nội ghi nhận hơn 2.400 ca sốt xuất huyết

Tại Hà Nội, số ca mắc sốt xuất huyết vẫn tiếp tục tăng. Tại nhiều bệnh viện, số lượng bệnh nhân nhập viện ở thể nặng, có dấu hiệu cảnh báo cũng tăng theo.
Vì sao Việt Nam chưa công bố hết dịch Covid-19?

Vì sao Việt Nam chưa công bố hết dịch Covid-19?

Bộ Y tế vừa đề xuất giảm thời gian ủ bệnh và trong tình huống số ca Covid-19 mới giảm thấp, bộ này đã họp bàn, tiến hành các thủ tục hồ sơ để công bố hết dịch.
Kiểm soát chặt giá thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ

Kiểm soát chặt giá thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có công văn yêu cầu bảo đảm cung ứng, kiểm soát chặt chẽ giá thuốc điều trị bệnh đau mắt đỏ.
8 người tiếp xúc gần với bệnh nhân đậu mùa khỉ ở Đồng Nai

8 người tiếp xúc gần với bệnh nhân đậu mùa khỉ ở Đồng Nai

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh (HCDC) đã điều tra tiền sử đi lại, lập danh sách gồm 8 người tiếp xúc gần với bệnh nhân đậu mùa khỉ ở Đồng Nai.
Sau Đồng Nai, Bình Dương vừa ghi nhận ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên

Sau Đồng Nai, Bình Dương vừa ghi nhận ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên

Bệnh nhân mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên của Bình Dương là chị N.K.L 22 tuổi. Đây là bạn gái của nam bệnh nhân T vừa ghi nhận ở Đồng Nai.
Đau mắt đỏ ở trẻ em: Khi nào cần đi bác sĩ?

Đau mắt đỏ ở trẻ em: Khi nào cần đi bác sĩ?

Số trẻ em bị đau mắt đỏ tăng mạnh ở nhiều nơi trên cả nước. Nguyên nhân do trẻ tiếp xúc gần với nhiều người ở các trường học, trường mẫu giáo, sân chơi...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động