Thị trường xăng dầu và câu chuyện ứng xử với một mặt hàng chiến lược

Trước những “trục trặc” diễn ra trên thị trường xăng dầu trong nước thời gian qua, đặc biệt là từ sau Tết Nhâm Dần, tại cuộc họp với các địa phương và doanh nghiệp cả nước về cung ứng xăng dầu, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã khẳng định một cách dứt khoát: "Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, vì thế phải bảo đảm nguồn cung trong mọi tình huống”.

Lời khẳng định mạnh mẽ đó của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên về bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước cũng đồng nghĩa với việc khẳng định trách nhiệm bình ổn thị trường của ngành Công Thương ở mọi thời điểm từ trước đến nay.

Điều cần nói là ngay tại cuộc họp nói trên, nguồn cung xăng dầu từ hiện có trong kho tới góc độ sắp cập cảng đã được “soi” rất kỹ từ góc độ quản lý nhà nước đến tiếp cận thị trường của doanh nghiệp đầu mối, thương nhân bán lẻ.

Câu trả lời được đưa ra ngay tại cuộc họp cũng hết sức rõ ràng: Nguồn cung cho thị trường trong nước hoàn toàn không thiếu, hoàn toàn được bảo đảm, ít nhất cũng là tại thời điểm tháng 2/2022.

Câu hỏi lớn được Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trong vai trò tư lệnh ngành Công Thương đặt đi đặt lại nhiều lần trong đối thoại với lãnh đạo địa phương, các doanh nghiệp dự cuộc họp nói trên là nguồn cung không hề thiếu, vậy sao thị trường vẫn xảy ra hiện tượng bán hàng nhỏ giọt, thậm chí là treo biển tạm nghỉ với cả “núi” lý do, trong đó có cả những lý “hồn nhiên” hết nấc là chủ cơ sở bận đi hiếu hỉ (!?).

Trong khi chờ đợi những giải pháp căn cơ được Bộ Công Thương đề xuất cho tình hình đi được vào cuộc sống, điều gì cần làm ngay sẽ phải được làm ngay. Ngay sau cuộc họp nói trên kết thúc lúc chiều muộn, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã ký quyết định lập đoàn thanh tra tới các tỉnh để kiểm tra tình hình bán hàng tại chỗ và kịp thời xử lý.

Thị trường xăng dầu và câu chuyện ứng xử với một mặt hàng chiến lược
Bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường luôn được Bộ Công Thương đặc biệt quan tâm

Ngay sáng hôm sau, một đoàn do Chánh Thanh tra Bộ Công Thương Lê Việt Long và lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường dẫn đầu đã tới ngay một số địa phương phía Nam đang có những hiện tượng mà theo dư luận, là “nóng” về xăng dầu.

Và cũng không phải chờ lâu. Ngay trong ngày, đoàn kiểm tra đã phát hiện một số cơ sở còn xăng nhưng không bán, có đến cả nghìn lít hoặc đang chờ “châm” xăng từ đầu mối vẫn treo biển báo “hết xăng”.

Rồi đây chắc chắn sẽ còn nhiều điều sáng tỏ từ kết quả thanh tra, kiểm tra.

Đó là chiều nói đi.

Ở chiều nói lại, điều đáng chú ý là ngay cả trong những tháng giữa năm 2021, khi chủng Delta của dịch Covid-19 hoành hành dữ dội chưa từng thấy trên quy mô cả nước, việc cung ứng xăng dầu vẫn hoàn toàn được bảo đảm, thị trường xăng dầu nhìn chung diễn biến lành mạnh.

Nhìn sâu hơn, xa hơn, trước đây khi Việt Nam còn phải nhập 100% xăng dầu thì chuyện thiếu nguồn, khan hàng cũng chưa bao giờ xảy ra. Huống chi trong nước giờ đã tự chủ được đến 70% nguồn cung thì không có lý gì thiếu hàng, càng không có lý gì để “đẩy” chuyện thiếu hàng ra dư luận.

Thị trường xăng dầu trong nước bên cạnh sự có mặt của các bộ trong vai trò quản lý, điều hành còn có sự tham gia của các doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu và kinh doanh ở các cấp độ, các doanh nghiệp đại lý, thương nhân phân phối, người tiêu dùng (gồm cả doanh nghiệp và người dân) và có cả mạng lưới truyền thông chính thống, các trang mạng xã hội.

Rõ ràng là những “trục trặc”, những hiện tượng, hình ảnh, những dư luận nóng như đã được biết, được thấy, được nghe phản ảnh một thực tế là trong khi Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định trong vai trò quản lý nhà nước của Bộ, bảo đảm nguồn cung với một mặt hàng chiến lược như xăng dầu cùng sự bình ổn của thị trường luôn là trách nhiệm cao nhất của Bộ Công Thương, thì đó đây trên thị trường, cách ứng xử với loại mặt hàng chiến lược này là “có vấn đề”.

Ở góc độ quản lý, điều được lãnh đạo Bộ Công Thương quan tâm nhất bên cạnh nguồn cung còn là bảo đảm tính kỷ luật của thị trường xăng dầu bởi đây không chỉ thuần là câu chuyện mua – bán, lỗ - lãi mà còn là chuyện an ninh năng lượng, an ninh kinh tế và cao hơn là an ninh quốc gia.

Ở góc độ doanh nghiệp, trong khi ở những thời điểm đặc biệt, các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp đầu mối đã tăng đến nhiều chục phần trăm lượng bán ra trong ngày thì cũng đã có chuyện có doanh nghiệp “găm” hàng chờ bán giá cao. Đành rằng câu chuyện lỗ lãi là chuyện sống còn với doanh nghiệp, thế nhưng sao lúc giá xăng dầu giảm sâu lại không thấy hiện tượng doanh nghiệp “hỏng trụ bơm”, chủ doanh nghiệp đi “hiếu hỉ”? Phải chăng lãi thì bỏ túi, lỗ thì đẩy cho thị trường, cho người dùng cho dù họ biết rõ ràng, việc tính toán lợi nhuận trong kinh doanh xăng dầu phải được tính toán cả năm.

Có một điều cần được nói thêm là một trong những khuyết tật của thị trường nằm ở khâu thông tin. Trong khi các cơ quan quản lý nhà nước đã ngày càng cập nhật, minh bạch thông tin thị trường, thông tin điều hành thì có vẻ như khâu này chưa được nhiều doanh nghiệp quan tâm đúng mức.

Cùng đó hệ thống truyền thông đây đó có lúc thay vì rất cần đưa ra, cung cấp những phân tích cơ sở, kỹ càng lại “đưa đẩy” câu chuyện này chưa đúng, chưa sát với bản chất thị trường dẫn đến tiềm ẩn những “khủng hoảng” truyền thông không đáng có, kéo theo cả những khủng hoảng cục bộ trên thị trường.

Một cái “kéo” nữa là dễ khiến cho tâm lý người dùng bất an, dễ hành xử theo tâm lý “đám đông” mà quên mất rằng, các cơ quan quản lý có đủ công cụ, đủ sức mạnh để điều tiết, bình ổn thị trường nhất là nay khi thị trường trong nước (mà có cả thị trường xăng dầu) và thị trường thế giới đã là “bình thông nhau”.

Chính bởi vậy, dư luận bày tỏ sự đồng tình với các giải pháp mới nhất mang tính căn cơ mà Bộ Công Thương đề xuất để bảo đảm đến mức cao nhất nguồn cung xăng dầu cũng như những giải pháp trước mắt, trong đó có cả việc phạt “kịch khung”, tạm đình chỉ đến rút giấy phép kinh doanh với những vi phạm bị phát hiện ở các mức độ.

Tất nhiên với một mặt hàng tuy rất chiến lược nhưng lại mang đậm tính “mỏng manh” như xăng dầu thì việc hoàn thiện cơ chế điều hành luôn là sự quan tâm hàng đầu của các cơ quan quản lý bởi thị trường xăng dầu nay đã biến động không còn hàng ngày nữa mà là từng buổi, từng giờ.

Chính bởi điều này mà mặc dù Nghị định 95 về quản lý kinh doanh xăng dầu đã rút ngắn chu kỳ điều hành giá xăng dầu xuống còn 10 ngày song Bộ Công Thương vẫn chủ động kiến nghị Chính phủ trong trường hợp cần thiết, linh hoạt rút ngắn chu kỳ này có thể chỉ là trong 3 - 5 ngày. Cùng đó các câu chuyện thuế, phí liên quan đến thị trường và kinh doanh xăng dầu vẫn đứng yên lâu nay giờ rất cần được rà soát điều chỉnh cho phù hợp.

Việc bảo đảm, bình ổn nguồn cung và bảo đảm tính kỷ luật và trách nhiệm cho thị trường trong nước trong bối cảnh bình thường đã luôn là vấn đề rất cần quan tâm để tạo sự đồng bộ trong cách ứng xử với loại mặt hàng chiến lược này, như đã có những dòng lạm bàn ở trên. Nay khi cả nước đang bước vào thực hiện những gói hỗ trợ phục hồi kinh tế cũng như thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của năm 2022 thì không còn nghi ngờ gì nữa, sự đồng bộ này càng cần lắm thay!

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thị trường xăng dầu

Tin mới nhất

Diễn đàn Horasis Trung Quốc 2024: Thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư và phát triển bền vững

Diễn đàn Horasis Trung Quốc 2024: Thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư và phát triển bền vững

Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis Trung Quốc 2024 tạo cơ hội để thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác giữa Việt Nam - Trung Quốc và thế giới.
Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư

Cải thiện môi trường kinh doanh để "giữ chân" nhà đầu tư

Không chỉ đánh giá cao môi trường đầu tư Việt Nam, nhiều nhà đầu tư quốc tế còn bày tỏ mong muốn được tiếp tục rót vốn vào Việt Nam trong thời gian tới.
Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024

Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024

Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2024 bên cạnh đầu tư, bao gồm cả đầu tư công,thu hút FDI, đầu tư tư nhân phải kể đến nông nghiệp và xuất khẩu...
Nhận diện thách thức tăng trưởng kinh tế năm 2024 và giải pháp

Nhận diện thách thức tăng trưởng kinh tế năm 2024 và giải pháp

Năm 2024, dự báo các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường chính trị, kinh tế thế giới vẫn hiện hữu, tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam.
Cân nhắc bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

Cân nhắc bổ sung dịch vụ nền tảng số trung gian cung cấp dịch vụ thương mại điện tử

VCCI có văn bản góp ý liên quan đến nội dung Dịch vụ nền tảng số trung gian quy mô lớn hoặc rất lớn cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng thăm và làm việc tại Đại học Hành chính công Quốc gia Hungary

Thủ tướng thăm và làm việc tại Đại học Hành chính công Quốc gia Hungary

Chiều 19/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và có bài phát biểu chính sách quan trọng tại Đại học Hành chính công Quốc gia Hungary.
Thương hiệu TP. Hồ Chí Minh - Đổi mới và bền vững hướng ra thị trường quốc tế

Thương hiệu TP. Hồ Chí Minh - Đổi mới và bền vững hướng ra thị trường quốc tế

Muốn tiến ra thị trường quốc tế, doanh nghiệp cần chuẩn bị hành trang từ việc xây dựng thương hiệu mạnh đến triển khai chiến lược tiếp cận thị trường bài bản.
Tăng trưởng GDP có thể đạt 7% trong năm 2024: Lãng mạn nhưng có cơ sở!

Tăng trưởng GDP có thể đạt 7% trong năm 2024: Lãng mạn nhưng có cơ sở!

Giám đốc Economica Việt Nam cho rằng, kịch bản tăng trưởng GDP 7% trong năm 2024 có chút lãng mạn, nhưng không phải là không thể.
Những động lực để kinh tế Việt Nam bứt tốc năm 2024

Những động lực để kinh tế Việt Nam bứt tốc năm 2024

Kinh tế Việt Nam năm 2024 có nhiều động lực tăng trưởng mới nhưng hiện thực hoá các động lực bằng thể chế và quyết tâm của doanh nghiệp mới quan trọng.
Chuyên gia WB: Nếu chọn một từ để miêu tả kinh tế Việt Nam năm 2023, thì đó là "kiên cường"

Chuyên gia WB: Nếu chọn một từ để miêu tả kinh tế Việt Nam năm 2023, thì đó là "kiên cường"

Ông Andrea Coppola, Chuyên gia kinh tế trưởng của WB tại Việt Nam khẳng định: Mục tiêu tăng trưởng GDP của Việt Nam từ 6% - 6,5% cho năm 2024 là đầy tham vọng.
Kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025: Thách thức không nhỏ!

Kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025: Thách thức không nhỏ!

Theo Tổng cục Thống kê, để kinh tế số đạt khoảng 20% GDP vào năm 2025 như Nghị quyết Đại hội XIII đưa ra là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam.
Thúc đẩy xúc tiến thương mại, xuất khẩu giữa Việt Nam - Hoa Kỳ

Thúc đẩy xúc tiến thương mại, xuất khẩu giữa Việt Nam - Hoa Kỳ

Diễn đàn xúc tiến thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ tạo cơ hội để cộng đồng doanh nghiệp hai nước tăng cường hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy hợp tác thương mại.
6 nhóm giải pháp giúp hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2024

6 nhóm giải pháp giúp hoàn thành mục tiêu tăng trưởng năm 2024

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2024 từ 6%- 6,5%, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương cần kiên trì thực hiện 6 nhóm giải pháp.
Chuyển đổi 10 ha đất lúa phải trình Thủ tướng

Chuyển đổi 10 ha đất lúa phải trình Thủ tướng

Đây là thông tin được lãnh đạo tỉnh Phú Yên đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác 2023, triển khai nhiệm vụ 2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường sáng 31/12.
Bộ Công Thương họp tìm giải pháp gỡ khó để phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi và Hydrogen

Bộ Công Thương họp tìm giải pháp gỡ khó để phát triển điện khí, điện gió ngoài khơi và Hydrogen

Sáng 25/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp lấy ý kiến Dự thảo Chiến lược sản xuất Hydrogen, triển khai các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi.
Đà Nẵng đưa 6 kiến nghị để phát triển ngành Công Thương

Đà Nẵng đưa 6 kiến nghị để phát triển ngành Công Thương

Bên cạnh những kết quả đạt được của ngành Công Thương Đà Nẵng trong năm 2023, 6 nội dung đã được địa phương này kiến nghị nhằm tạo động lực phát triển.
Cần sớm có cơ chế đặc thù cho điện gió ngoài khơi và điện khí

Cần sớm có cơ chế đặc thù cho điện gió ngoài khơi và điện khí

Đây là ý kiến thống nhất của các đại biểu tại cuộc họp Tháo gỡ khó khăn trong triển khai các dự án điện gió ngoài khơi và điện khí theo Quy hoạch điện VIII.
COP28: Vấn đề nào sẽ được thảo luận trong tuần thứ 2 của hội nghị?

COP28: Vấn đề nào sẽ được thảo luận trong tuần thứ 2 của hội nghị?

Sau 1 tuần diễn ra Hội nghị COP28, các quốc gia đã đạt được những kết quả nổi bật tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh cãi sẽ được thảo luận trong tuần tới.
Cải tổ ngành Thủy sản không chỉ để gỡ "thẻ vàng" IUU

Cải tổ ngành Thủy sản không chỉ để gỡ "thẻ vàng" IUU

Đó là lời khẳng định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan tại hội nghị đối thoại với ngư dân tại TP. Nha Trang, Khánh Hòa.
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước"

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước"

Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhắn nhủ ngư dân rằng: Bảo vệ nguồn lợi thủy sản là bảo vệ chính mình và thế hệ tương lai, đừng để "đời cha ăn mặn, đời con khát nước".
Cơ hội kết nối đầu tư tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023

Cơ hội kết nối đầu tư tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023

Diễn đàn Horasis châu Á 2023 tạo điều kiện nâng cao năng lực quản trị, thúc đẩy thương mại, thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác giữa Việt Nam, châu Á và thế giới.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ 3 định hướng hợp tác trong G77

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ 3 định hướng hợp tác trong G77

Chiều 2/12 theo giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm G77 về BĐKH nhân dịp Hội nghị COP28.
Bài 2: Bản lĩnh, trách nhiệm người đứng đầu

Bài 2: Bản lĩnh, trách nhiệm người đứng đầu

Cử tri, nhân dân đánh giá cao chất lượng phiên chất vấn, nội dung chất vấn đã đi đúng - trúng, thậm chí xoáy sâu vào các vấn đề dư luận đang đặc biệt quan tâm.
Hơn 500 nhà Lãnh đạo và CEO tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023 tại Bình Dương

Hơn 500 nhà Lãnh đạo và CEO tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế Horasis châu Á 2023 tại Bình Dương

Từ ngày 3 đến 5/12, sẽ diễn ra Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Horasis châu Á 2023, tại Trung tâm Hội nghị và Triển lãm tỉnh Bình Dương.
Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất tin, bài báo chí

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tập huấn ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất tin, bài báo chí

Ngày 01/12/2023, tại Lâm Đồng, Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) phối hợp cùng Vinamilk tổ chức chương trình tập huấn cho lãnh đạo các cơ quan báo chí.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động