Thị trường xăng dầu: Nhìn từ kỳ điều hành ngày 30/1/2023

Thị trường xăng dầu có những “lao xao” ngay sau Tết âm lịch đã bình ổn trở lại sau khi liên Bộ Tài chính – Công Thương lần đầu tiên có động thái điều chỉnh sớm
Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh: Giải pháp ngắn hạn và dài hạn cho thị trường xăng dầu

Kỳ điều hành của thị trường xăng dầu ở thời điểm gần nhất do trùng với thời điểm Tết nguyên đán do vậy theo thông lệ sẽ chuyển sang ngày 1/2/2023. Tuy nhiên, trước những diễn biến cả trong và ngoài nước của thị trường xăng dầu, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chỉ đạo các đơn vị chức năng có văn bản trình Chính phủ cho phép điều chỉnh giá xăng dầu vào 19h ngày 30/1/2023.

Có thể thấy được những gì từ động thái của kỳ điều hành này của Bộ Công Thương và các cơ quan chức năng? Diễn tiến được thị trường xem là “bất ngờ” này nói lên điều gì?

Trước hết có thể thấy phương án điều hành giá xăng dầu kỳ này vẫn bảo đảm việc “một mũi tên trúng nhiều đích” khi hướng tới thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và bình ổn thị trường; bảo đảm biến động giá xăng dầu trong nước cơ bản phù hợp với biến động của giá xăng dầu thế giới; tiếp tục duy trì mức chênh lệch giá giữa xăng sinh học E5RON92 và xăng khoáng RON95 ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng xăng sinh học nhằm bảo vệ môi trường theo chủ trương của Chính phủ.

Thị trường xăng dầu: Nhìn từ kỳ điều hành ngày 30/1/2023
Lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra thực tế công tác kinh doanh xăng dầu của doanh nghiệp (Ảnh: www. dms.gov.vn)

Cùng đó bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường, giúp hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu duy trì, cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước; hạn chế tối đa tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân.

Kỳ điều hành vào tối ngày 30/1/2023 được diễn ra trong bối cảnh khác với cùng kỳ năm 2022. Năm nay thị trường xăng dầu thế giới ghi nhận việc Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế sau một thời gian dài áp dụng các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt để phòng chống đại dịch COVID-19; tác động của việc áp dụng giá trần do phương Tây áp đặt lên dầu mỏ của Nga; đồng USD yếu hơn cộng với việc OPEC+ được dự báo sẽ giữ nguyên chính sách cắt giảm sản lượng trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ tiếp tục được cải thiện;…

Các yếu tố này tác động làm giá xăng dầu có diễn biến tăng giảm đan xen nhưng nhìn chung là tăng. Đây cũng là các diễn biến được Bộ Công Thương và các cơ quan quản lý đã chủ động theo dõi sát để cập nhật tình hình, cập nhật các phương án điều chỉnh giá.

Điều được mô tả là “bất ngờ” của kỳ điều hành ngày 30/1/2023 không có gì khác hơn là sự linh hoạt trong điều hành thị trường xăng dầu của Bộ Công Thương và các cơ quan hữu quan. Còn nhớ thời điểm này năm 2022, tuy nguồn cung cơ bản được bảo đảm song trên thực tế ở một số địa phương đã xảy ra việc khan hiếm, đứt gãy nguồn cung. Diễn biến đó của thị trường đã cung cấp cho các cơ quan điều hành nhiều bài học kinh nghiệm quý giá trong điều hành như một “key study” của thị trường xăng dầu nói riêng và thị trường nội địa nói chung.

Một bài học nổi bật ở đây là bên cạnh sự vào cuộc chủ động hơn, linh hoạt hơn của cơ quan điều hành là việc duy trì kỷ luật thị trường, chấn chỉnh và xử lý nghiêm đến nơi đến chốn theo đúng pháp luật những cây xăng có biểu hiện “gây nhiễu” để tạo một hiệu ứng domino một cách không cần thiết cho thị trường, nhất là với một mặt hàng chiến lược, nhạy cảm như xăng dầu.

Trên thực tế những ngày trước kỳ điều hành ngày 30/1/2023, thực hiện Công điện số 383/CĐ-BCT ngày 20/1/2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, công tác kiểm tra kiểm soát thị trường xăng dầu đã được lực lượng Quản lý thị trường cả nước vào cuộc một cách quyết liệt, trách nhiệm 24/7 kể cả ngày nghỉ lễ và đây vẫn sẽ là một công việc trọng tâm của lực lượng trong cả năm 2023.

Tại nhiều địa phương, các cây xăng có biểu hiện đóng cửa một cách bất thường hoặc có biểu hiện tạo “sóng” bất lợi cho thị trường, không tuân thủ các quy định đều đã được xử lý nghiêm.

Đáng chú ý trong bối cảnh Bộ Công Thương đang được Chính phủ giao khẩn trương rà soát, tham mưu với Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 83 và Nghị định số 95 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu, thực tiễn của kỳ điều hành ngày 30/1/2023 có thể cung cấp những dữ liệu quan trọng và cần thiết để việc sửa đổi bổ sung hai nghị định nói trên đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và công tác quản lý nhà nước, bảo đảm hài hòa lợi ích của nhà nước, người dân và doanh nghiệp.

Động thái linh hoạt của cơ quan điều hành thị trường xăng dầu trong kỳ điều hành ngày 30/1/2023 cũng góp phần “giải mã” làm rõ nhiều nội dung cần thiết của một công đoạn gần thị trường nhất là hoạt động của các cây xăng. Một số chuyên gia gợi ý việc sửa đổi, bổ sung các Nghị định 83 và 95 tới đây cần thiết phải bổ sung các quy định về cung cấp dịch vụ công với các cây xăng để có thể “cột” trách nhiệm của khâu kinh doanh này để không còn có thể tuỳ tiện xảy ra việc “thích thì bán, không thích thì ngừng”.

Tư duy, động thái điều hành linh hoạt là đòi hỏi cần thiết nhưng công cụ điều hành cũng rất cần sự chuyên nghiệp. Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, trong năm 2023, Bộ Công Thương sẽ thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành kinh doanh xăng dầu tại các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối và tổng đại lý kinh doanh xăng dầu trên toàn quốc, bảo đảm công khai, minh bạch, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý kinh doanh xăng dầu trên phạm vi cả nước.

Đặc biệt trong năm 2023, Bộ Công Thương sẽ tập trung chỉ đạo, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp thực hiện nghiêm phương án nhập khẩu bổ sung đã được phân giao, bảo đảm duy trì nguồn cung liên tục cho thị trường trong nước, kiên quyết không để xảy ra thiếu hụt nguồn cung trong mọi tình huống.

Đồng thời, Bộ Công Thương sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong việc rà soát, cập nhật, điều chỉnh kịp thời các chi phí kinh doanh xăng dầu, bảo đảm phù hợp với thực tế phát sinh để khuyến khích các doanh nghiệp tạo nguồn cung ổn định cho thị trường.

Một nhiệm vụ nữa được Bộ Công Thương thực hiện là theo dõi diễn biến giá xăng dầu thế giới để có giải pháp điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp; sử dụng linh hoạt, hiệu quả công cụ Quỹ Bình ổn giá theo quy định của pháp luật, góp phần thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và hỗ trợ phục hồi kinh tế.

Thị trường xăng dầu trong nước và thế giới có thể còn có nhiều diễn biến khó lường song có thể khẳng định Nhà nước có đủ nguồn lực, đủ công cụ để bình ổn thị trường, bảo đảm thị trường xăng dầu phục vụ cho nhu cầu của nền kinh tế và đời sống của nhân dân.

Quang Lộc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thị trường xăng dầu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quản lý thị trường Vĩnh Long xử lý 137 cơ sở vi phạm trong quý I/2023

Quản lý thị trường Vĩnh Long xử lý 137 cơ sở vi phạm trong quý I/2023

Quý l/2023, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Long đã xử lý 137 cơ sở vi phạm, phạt vi phạm hành chính số tiền 786.125.000 đồng.
Xử phạt 25 triệu đồng cơ sở kinh doanh xăng dầu vi phạm ở Bắc Kạn

Xử phạt 25 triệu đồng cơ sở kinh doanh xăng dầu vi phạm ở Bắc Kạn

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Kạn vừa tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 25 triệu đồng 1 cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn.
Tổng cục Quản lý thị trường tăng cường xử lý xăng dầu kém chất lượng

Tổng cục Quản lý thị trường tăng cường xử lý xăng dầu kém chất lượng

Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường vừa ký công văn về việc kiểm tra, xử lý vi phạm chất lượng trong kinh doanh xăng dầu.
TP. Hồ Chí Minh: Liên tục bắt giữ hàng ngàn tấn đường nhập lậu

TP. Hồ Chí Minh: Liên tục bắt giữ hàng ngàn tấn đường nhập lậu

Qua kiểm tra các điểm chứa trữ, Cục QLTT TP.HCM đã phát hiện và bắt giữ hàng ngàn tấn đường nhập lậu, còn nguyên bao bì và chưa qua sử dụng.
Ban hành Chỉ thị phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với nhân viên hàng không

Ban hành Chỉ thị phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với nhân viên hàng không

Cục Hàng không Việt Nam vừa ban hành Chỉ thị 1480 về việc phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại đối với nhân viên hàng không.

Tin cùng chuyên mục

Quản lý thị trường Sóc Trăng xử lý gần 80 tấn đường không hồ sơ hợp pháp

Quản lý thị trường Sóc Trăng xử lý gần 80 tấn đường không hồ sơ hợp pháp

Sáng 27/3, Cục Quản lý thị trường Sóc Trăng cho biết các đơn vị nghiệp vụ trực thuộc đang tiếp tục xác minh, xử lý gần 80 tấn đường kính trắng nghi buôn lậu.
Đắk Lắk xử lý hơn 170 cơ sở kinh doanh vi phạm trong quý I/2023

Đắk Lắk xử lý hơn 170 cơ sở kinh doanh vi phạm trong quý I/2023

Trong 3 tháng đầu năm 2023, Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk đã xử lý 171 cơ sở vi phạm với tổng số tiền thu nộp Ngân sách Nhà nước là gần 1.3 tỷ đồng.
Cục quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ hơn 1.100 bình gas có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Cục quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ hơn 1.100 bình gas có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Cục quản lý thị trường thành phố Hồ Chí Minh vừa kiểm tra và phát hiện 1.186 vỏ bình gas có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu trong một bãi xe.
Quản lý thị trường Trà Vinh: Bắt giữ 34 vụ buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu

Quản lý thị trường Trà Vinh: Bắt giữ 34 vụ buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu

Thực hiện công tác chống hàng giả, hàng lậu, trong quý I/2023, QLTT Trà Vinh đã kiểm tra 165 vụ việc, trong đó bắt giữ 34 vụ buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu.
Quản lý thị trường Kiên Giang tạm giữ số lượng lớn dầu nhớt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Quản lý thị trường Kiên Giang tạm giữ số lượng lớn dầu nhớt có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Cục Quản lý thị trường Kiên Giang cho biết, vừa ra quyết định tạm giữ hàng trăm thùng nhớt, dầu nhờn có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu vi phạm sở hữu công nghiệp.
Quản lý thị trường An Giang: Phát hiện lô lưới cước hơn 22 triệu đồng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Quản lý thị trường An Giang: Phát hiện lô lưới cước hơn 22 triệu đồng không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đoàn kiểm tra Đội Quản lý thị trường số 6 (Tỉnh An Giang) kiểm tra phát hiện hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ trị giá trên 22 triệu đồng.
Hà Giang: Tạm giữ lô hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam

Hà Giang: Tạm giữ lô hàng hóa giả mạo nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam

Lực lượng Quản lý thị trường Hà Giang tiến hành kiểm tra cửa hàng quần áo, thời trang Việt Dân, phát hiện 38 sản phẩm quần áo là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu.
Nguyên nhân 6 cửa hàng xăng dầu ở TP.HCM ngưng hoạt động

Nguyên nhân 6 cửa hàng xăng dầu ở TP.HCM ngưng hoạt động

Trong số 549 cửa hàng xăng dầu tại TP.HCM hiện có 6 cửa hàng đang tạm ngưng hoạt động. Trong số này có 4 cửa hàng đang chờ hoàn tất thủ tục giải thể.
Bổ nhiệm ông Chu Thanh Hiến làm Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang

Bổ nhiệm ông Chu Thanh Hiến làm Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang

Ông Chu Thanh Hiến - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang giữ chức vụ Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang.
Tây Ninh truy quét thuốc lá lậu ngay từ đầu năm

Tây Ninh truy quét thuốc lá lậu ngay từ đầu năm

Chỉ trong quý I/2023, Cục QLTT Tây Ninh đã thực hiện kiểm tra và bắt giữ 36 vụ vận chuyển, buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu.
Quản lý thị trường Thái Nguyên phát hiện 2 cơ sở buôn khoá Việt - Tiệp giả

Quản lý thị trường Thái Nguyên phát hiện 2 cơ sở buôn khoá Việt - Tiệp giả

Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên đã phát hiện 2 cơ sở buôn bán hàng hóa là mặt hàng khóa giả mạo nhãn hiệu Việt - Tiệp.
Nam Định: Phạt 2 doanh nghiệp mua xăng dầu ngoài hệ thống hơn 130 triệu đồng

Nam Định: Phạt 2 doanh nghiệp mua xăng dầu ngoài hệ thống hơn 130 triệu đồng

Mua xăng dầu ngoài hệ thống, 2 doanh nghiệp ở Nam Định bị phạt hơn 130 triệu đồng.
Quảng Ninh: Buộc tiêu hủy 500kg lòng lợn sấy khô không rõ nguồn gốc

Quảng Ninh: Buộc tiêu hủy 500kg lòng lợn sấy khô không rõ nguồn gốc

Lực lượng quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh vừa phát hiện, xử phạt và buộc tiêu hủy gần 500kg lòng lợn sấy khô ẩm mốc không rõ nguồn gốc.
7 nhiệm vụ của Tổ công tác liên ngành chống buôn lậu qua đường hàng không

7 nhiệm vụ của Tổ công tác liên ngành chống buôn lậu qua đường hàng không

Ban Chỉ đạo 389 quốc gia vừa có quyết định thành lập Tổ công tác liên ngành kiểm tra chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua cảng hàng không quốc tế.
Ban Chỉ đạo 389 quốc gia thành lập Tổ công tác liên ngành đôn đốc chống buôn lậu

Ban Chỉ đạo 389 quốc gia thành lập Tổ công tác liên ngành đôn đốc chống buôn lậu

Ban Chỉ đạo 389 quốc gia thành lập tổ công tác liên ngành kiểm tra, đôn đốc công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Quản lý thị trường Hà Nội: Phát hiện kho giấu bình khí cười tại khu chung cư Gia Lâm

Quản lý thị trường Hà Nội: Phát hiện kho giấu bình khí cười tại khu chung cư Gia Lâm

Lực lượng quản lý thị trường Hà Nội đã phát hiện và tạm giữ hàng chục bình khí cười (N20) được cất giấu tại một chung cư trên địa bàn huyện Gia Lâm (Hà Nội).
Bổ nhiệm ông Nguyễn Đình Hưng giữ chức vụ Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh

Bổ nhiệm ông Nguyễn Đình Hưng giữ chức vụ Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh

Chiều ngày 17/3, Cục Quản lý thị tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương về công tác cán bộ.
Quản lý thị trường chủ động ngăn chặn, xử lý hàng giả, hàng nhái các sản phẩm vòng bi

Quản lý thị trường chủ động ngăn chặn, xử lý hàng giả, hàng nhái các sản phẩm vòng bi

Tổng cục Quản lý thị trường đã có làm việc với đoàn công tác thuộc Hiệp hội công nghiệp vòng bi thế giới về công tác phòng, chống hàng giả, hàng nhái.
Đắk Lắk: Ngăn chặn 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc chuẩn bị tuồn ra thị trường

Đắk Lắk: Ngăn chặn 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc chuẩn bị tuồn ra thị trường

Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk đã ngăn chặn gần 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc và nhiều mỹ phẩm nhập lậu chuẩn bị được đưa đi tiêu thụ.
Cục Quản lý thị trường Hải Dương phát hiện 3.000 sản phẩm cơ khí có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Cục Quản lý thị trường Hải Dương phát hiện 3.000 sản phẩm cơ khí có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu

Cục Quản lý thị trường Hải Dương vừa phát hiện, tạm giữ gần 3.000 sản phẩm cơ khí có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Makita.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động