Thứ sáu 25/04/2025 13:47

Thị trường trái phiếu xanh toàn cầu tiến đến mốc kỷ lục 1 nghìn tỷ USD vào cuối năm 2022

Ngày 30/10, nghiên cứu của Sáng kiến Trái phiếu khí hậu (Climate Bonds Initiative) cho biết thị trường trái phiếu xanh toàn cầu sẽ tăng gấp đôi quy mô để đạt mốc kỷ lục 1 nghìn tỷ USD vào cuối năm tới - với 5 nghìn tỷ USD hiện là mục tiêu mới cho năm 2025.

Điều này là do phát hành trái phiếu xanh đạt kỷ lục trong nửa năm nay là 227,8 tỷ USD, sau khi đạt tổng cộng 297 tỷ USD trong cả năm 2020. Cuộc cách mạng tài chính xanh đang diễn ra với sự khởi đầu mạnh mẽ cho một thập kỷ quan trọng đối với hành động vì khí hậu. Những con số này cho thấy tiềm năng to lớn để tăng tốc trên thị trường trong thời gian này và những năm tiếp theo. Đạt đến cột mốc quan trọng là 1 nghìn tỷ USD đầu tiên đầu tư xanh hàng năm sẽ mở ra cơ hội lớn trong dòng chi vốn cho các mục tiêu 2030.

Nhưng cuộc khủng hoảng khí hậu ngày càng gia tăng. Đã đến lúc phải nâng tầm nhìn và đặt mục tiêu cao hơn. 5 nghìn tỷ USD đầu tư xanh hàng năm vào năm 2025 phải là dấu ấn mới cho các nhà hoạch định chính sách và tài chính toàn cầu. Việc phân bổ vốn cho năng lượng sạch, cơ sở hạ tầng có khả năng chống chịu, giao thông xanh, các tòa nhà và nông nghiệp bền vững cần phải tăng tốc lên con số hàng nghìn tỷ USD mỗi năm, qua cả các nền kinh tế phát triển và mới nổi.

Sự tăng trưởng tài chính khí hậu như vậy được coi là rất quan trọng để thế giới đạt được nguyện vọng giảm thiểu sự nóng lên toàn cầu và giảm thiểu biến đổi khí hậu; Các mục tiêu như vậy đã được đề ra trong Thỏa thuận Paris năm 2015, trong đó 196 quốc gia đồng ý hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức từ 1,5 - 2 độ C so với mức tiền công nghiệp, bằng cách cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính cho đến khi đạt mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050.

Dự báo của Climate Bonds Initiative được đưa ra dựa trên một cuộc khảo sát thị trường thực hiện vào cuối tháng 10, trong đó đã nhận được 353 phản hồi từ các doanh nghiệp, chủ sở hữu tài sản, nhà quản lý tài sản và đầu tư, ngân hàng phát triển, cơ quan quản lý, xếp hạng và nhà cung cấp dịch vụ xác minh. Quý 4/2022 được nhóm người lớn nhất (25%) chọn là quý khi đầu tư trái phiếu xanh lần đầu tiên vượt qua 1 nghìn tỷ USD trong một năm. Quý 4/2023 (13%), quý 2/2023 (12%) và quý 3/2023 (10%) là những câu trả lời phổ biến tiếp theo.

Nghiên cứu của riêng Climate Bonds Initiative cũng cho thấy, nửa đầu năm nay là nửa năm phá kỷ lục đối với trái phiếu xanh. Nó cho biết tổng khối lượng cho trái phiếu xanh, xã hội và bền vững, trái phiếu liên kết bền vững và trái phiếu chuyển tiếp đạt gần nửa nghìn tỷ USD trong giai đoạn sáu tháng.

Trái phiếu xanh đã tăng trưởng với tốc độ 49% trong 5 năm trước đó trước năm 2021 và phân tích cho thấy, việc phát hành hàng năm trên thị trường trái phiếu xanh có thể vượt mốc 1 nghìn tỷ đôla Mỹ vào năm 2023, ngay cả khi tốc độ tăng trưởng làm chậm lại. Các tổ chức phát hành của Mỹ chiếm tỷ trọng phát hành lớn nhất theo khối lượng (17% tương đương 37,6 tỷ USD) và số lượng giao dịch (495). Đức đứng thứ hai với 13%, tương đương 28,5 tỷ USD và 102 thương vụ, trong khi Pháp và Trung Quốc đứng ở vị trí thứ ba và thứ tư, với khối lượng tương tự (tương ứng 22,8 tỷ USD và 22,0 tỷ USD, mỗi thương vụ chiếm 10% phát hành) nhưng số lượng giao dịch khác nhau (lần lượt là 20 và 92). Singapore đứng ở vị trí thứ 13, giữa Na Uy và Vương quốc Anh.

Động lực tiếp theo cho sự tăng trưởng của thị trường trái phiếu xanh dự kiến ​​sẽ đến từ COP26 - hội nghị về khí hậu của Liên hợp quốc được ​​khai mạc vào ngày 31/10. Krista Tukiainen, người đứng đầu nghiên cứu và báo cáo tại Sáng kiến ​​Trái phiếu khí hậu, cho biết mong đợi một dòng cam kết đúng thời hạn COP26 từ lĩnh vực tài chính, phát hành xanh có chủ quyền hơn và tăng tốc các biện pháp chính sách, bao gồm cả chương trình trái phiếu của Liên minh châu Âu (EU), tất cả sẽ thúc đẩy tăng trưởng thị trường hướng tới mức kỷ lục năm 2021 và khởi đầu mạnh mẽ vào nửa đầu năm 2022. Sáng kiến ​​Trái phiếu khí hậu là một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào các nhà đầu tư nhằm thúc đẩy đầu tư quy mô lớn vào nền kinh tế carbon thấp.

Việt Dũng

Tin cùng chuyên mục

Tin thuế quan 24/4: Thị trường chứng khoán châu Á tăng vọt sau tín hiệu lạc quan từ Mỹ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/4: Nga chiếm ưu thế tại Toretsk; Ukraine tháo chạy ở Kursk

Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Lạm phát hạ nhiệt, Mexico tiếp tục cắt giảm lãi suất?

Tin thuế quan 23/4: Doanh nghiệp quốc tế linh hoạt, đón đầu cơ hội từ Hoa Kỳ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 22/4: Nga siết chặt vòng vây tại Pokrovsk

Tin thuế quan 22/4: Thị trường hàng hóa khởi sắc nhờ chính sách thương mại linh hoạt

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/4: Nga đánh vũ bão vào Toretsk

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Lưới điện thông minh: Xu thế hay bắt buộc?

Tin thuế quan 21/4: Doanh nghiệp thế giới chủ động, linh hoạt để tối ưu xuất nhập khẩu

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Toretsk

Mạng xã hội 'lột mặt nạ' hàng giả như thế nào?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/4: Nga bất ngờ ngừng bắn 30 giờ, Kiev tổn thất nặng ở Zaporizhia

Nga nhận thêm máy bay 'Thú mỏ vịt', Đức lo ngại về tên lửa hành trình Taurus

Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/4: Đặc nhiệm Ukraine tháo chạy ở Zaporizhia

Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử

Pháp luật các nước qui định thế nào với y, bác sĩ 'bán hàng’ - Việt Nam có buông lỏng?

Tin thuế quan 19/4: Hoa Kỳ và Italy lạc quan về khả năng đạt thỏa thuận trước hạn

Báo chí giúp doanh nghiệp tiếp cận FTA nhiều nhất