Thị trường M&A Việt Nam sẽ tiếp tục “trỗi dậy“ trong năm 2021

Chiều 24/11/2020, tại TP.HCM, 16 diễn giả và 500 lãnh đạo cấp cao đến từ các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, tập đoàn kinh tế, các quỹ đầu tư trong nước và quốc tế đã tham dự Diễn đàn Mua bán - Sáp nhập (M&A) doanh nghiệp Việt Nam 2020. Theo dự báo của Diễn đàn M&A 2020, thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục “trỗi dậy” trong năm 2021 với qui mô thị trường có thể quay lại mức 5 tỷ USD.
0050-img-1514
16 diễn giả và 500 lãnh đạo cấp cao đến từ nhiều lĩnh vực tham dự Diễn đàn M&A Việt Nam 2020

Với chủ đề “Trỗi dậy trong trạng thái bình thường mới”, Diễn đàn M&A Việt Nam 2020 được tổ chức trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và cuộc cách mạng 4.0 đã làm thay đổi nền kinh tế thế giới. Là một phần trong bức tranh kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng như các nền kinh tế khác chịu ảnh hưởng không nhỏ từ đại dịch và khuynh hướng đầu tư mới của khu vực. Trong bối cảnh này, triển vọng của kinh tế Việt Nam với mức tăng trưởng dương cao nhất trong 5 nền kinh tế tại Đông Nam Á, có thể coi là tích cực trong bối cảnh nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. Việt Nam cũng đã và đang có nhiều nỗ lực để vượt qua những thách thức và nắm bắt những cơ hội để trở thành điểm dừng chân của làn sóng đầu tư mới của khu vực khi có xu hướng tái chuyển dịch dòng vốn toàn cầu.

Tại Diễn đàn, các diễn giả đã cung cấp cái nhìn tổng thể và sâu sắc về thị trường M&A Việt Nam với 3 phiên thảo luận sôi nổi xoay quanh các chủ đề nóng hổi.

Với tiêu đề “Trỗi dậy trong trạng thái bình thường mới”, dưới sự điều phối của ông Seck Yee Chung, Luật sư điều hành, Công ty Luật Baker & McKenzie, tại Phiên 1, các diễn giả đã có góc nhìn tổng quan về thị trường M&A Việt Nam trong 2020. Những thương vụ thành công và nổi bật, những dự báo ngành, lĩnh vực tiềm năng cho hoạt động M&A trong giai đoạn tới như: ngành bán lẻ, bất động sản, tài chính- ngân hàng, năng lượng... là mối quan tâm của các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN…

Thị trường M&A Việt Nam sẽ tiếp tục “trỗi dậy “ trong 2021
Các diễn giả trong nước và quốc tế thảo luận tại Diễn đàn M&A 2020

Với sự xuất hiện của các diễn giả: Ông Masataka Sam Yoshida, Giám đốc toàn cầu Dịch vụ mua bán - sáp nhập xuyên quốc gia, RECOF Corporation; Ông Phan Đức Hiếu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM); ông Nicolas Audier, Chủ tịch EuroCham; ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KPMG Việt Nam và Campuchia; ông Paul DiGiacomo, Giám đốc điều hành cấp cao, BDA Partners; Ông Phạm Duy Khương, Giám đốc Công ty ASL Law…nhiều góc độ của thị trường M&A Việt Nam đã được phân tích, mổ xẻ.

Theo các diễn giả, trên phạm vi toàn cầu, giá trị M&A năm 2020 tính đến quý II/2020 đã ghi nhận suy giảm 52%. Việt Nam được đánh giá ít bị tác động nhất trong số các quốc gia Đông Nam Á nhưng trong trạng thái bình thường mới, hoạt động M&A dự kiến suy giảm, với giá trị năm 2020 ước đạt 3,5 tỷ USD (bằng 48,6% so với năm 2019).

Tuy nhiên giới đầu tư và doanh nghiệp tại Việt Nam vẫn tin vào sức bật của thị trường M&A trong giai đoạn hậu Covid. Theo dự báo của CMAC, thị trường có thể sẽ hồi phục theo mô hình chữ V trong giai đoạn 2021 - 2022. Theo đó thị trường có thể phục hồi về mức 4,5 - 5 tỷ USD vào năm 2021 trước khi bật mạnh hơn trở lại với giá trị 7 tỷ USD vào năm 2022.

Trong giai đoạn 6/2019 – 10/2020, các ngành chủ yếu thu hút các thương vụ M&A: Bất động sản, Tài chính - Ngân hàng, Công nghiệp, Bán lẻ, Logistics, Nông nghiệp, Dược phẩm - Y tế, Xây dựng. Thị trường M&A 2020 tiếp tục được dẫn dắt bởi các nhà đầu tư ngoại, trong đó tập trung vào 4 quốc gia: Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan và Singapore. Tuy nhiên tỷ trọng giá trị M&A mà doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò bên mua đang có xu hướng tăng lên.

Mặc dù đại dịch Covid-19 với lệnh phong tỏa biên giới ở nhiều quốc gia đang làm chậm lại các hoạt động M&A tại Việt Nam. Tuy nhiên, nhìn trong dài hạn, dịch bệnh sẽ khiến thị trường bùng nổ với nhu cầu gia tăng cả bên bán và bên mua.

Phiên 2 với chủ đề thảo luận “Chiến lược tái cấu trúc của các tập đoàn thông qua M&A”, dưới sự điều phối của ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch GIBC, các diễn giả bao gồm ông Danny Le, Tổng giám đốc Tập đoàn Masan, ông Nguyễn Thái Phiên, Giám đốc cao cấp Tài chính, Tập đoàn Novaland và ông Denis Brunetti, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc phụ trách khu vực Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào, Tập đoàn Ericsson đã thảo luận, chia sẻ thông tin liên quan đến Chiến lược tái cấu trúc, hoàn thiện hệ sinh thái, chuỗi giá trị của các Tập đoàn thông qua hoạt động M&A? Xây dựng chiến lược M&A thế nào là tối ưu và tạo ra sự tăng trưởng đột phá? Doanh nghiệp lựa chọn M&A theo chiều dọc, hay chiều ngang? Chuỗi giá trị của doanh nghiệp được hình thành như thế nào? Chiến lược quản lý công ty hậu M&A như thế nào là hợp lý? Sử dụng nhân sự tại công ty thành viên hay là thay máu đội ngũ lãnh đạo.

“Cơ hội M&A trong lĩnh vực bất động sản” là chủ đề được các diễn giả phân tích mổ xẻ tại phiên 3 dưới sự điều phối của ông Michael Paul Piro, Giám đốc điều hành, Indochina Capital Corporation. Cùng với các diễn giả đến từ Công ty Gamuda Land (HCMC), ông Lim Hua Tiong, Tổng giám đốc Công ty Frasers Property Vietnam, ông Vũ Minh Tiến, Thành viên HĐQT phụ trách kiểm soát chiến lược đầu tư và M&A, Tập đoàn An Thịnh, bà Khanh Nguyễn, Giám đốc cao cấp thị trường vốn, Công ty JLL Việt Nam, Công ty Hưng Thịnh Land…đã cùng nhau đánh giá hoạt động M&A trong lĩnh vực bất động sản trong năm 2020 và dự báo triển vọng trong thời gian tới. Nhận diện các điểm nghẽn đối với hoạt động M&A trong lĩnh vực bất động sản? Hoạt động M&A trong lĩnh vực này sẽ sôi động và bứt phá như thế nào trong thời gian tới nếu những điểm nghẽn này được tháo gỡ?...

Tại Diễn đàn M&A 2020, các diễn giả, các chuyên gia và các nhà hoạch định chính sách đều cho rằng: mặc dù năm 2020 thị trường M&A Việt Nam chỉ có thể đạt khoảng 3,5 tỷ USD. Tuy nhiên hoạt động M& A có thể tăng trở lại từ giữa 2021, khi kinh tế hồi phục và dòng vốn đầu tư toàn cầu dịch chuyển mạnh mẽ hơn với qui mô thị trường có thể quay trở lại mức 5 tỷ USD.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cũng nhận định: các tổ chức quốc tế đều đánh giá cao về Việt Nam. IMF dự báo Việt Nam là nước duy nhất duy trì kinh tế dương so với các nước trong khu vực. Còn theo Euromonitor Việt Nam đạt 102 điểm hoạt động M&A (chỉ đứng sau Mỹ). Điều này cho thấy Việt Nam là điểm đến hấp dẫn và an toàn cho nhà đầu tư nước và dự báo 2021 là 5 tỷ USD.

Bên cạnh đó việc Việt Nam tham gia hàng loạt các FTA như EVFTA hay việc ký kết hiệp định toàn diện của khu vực (RCEP) được ký kết vào 15/11/2020 cũng sẽ là những yếu tố thúc đẩy tự do hoá thương mại trong thời gian tới. Đồng thời mục tiêu của Chính phủ năm 2021đặt mục tiêu tăng trưởng 6% và quản lý dịch bệnh tốt cũng là những yếu tố thúc đẩy M&A tại Việt Nam “trỗi dậy” trong năm 2021.

Tại Diễn đàn M&A 2020 cũng đã vinh danh các thương vụ đầu tư và mua bán M&A tiêu biểu trong năm 2019-2020. Cụ thể như KEB hHana Bank sở hữu 15% của BIDV (878 triệu USD); KKR mua vinhomes (~$650 triệu USD); Stark Corp mua lại Thịnh Phát (240 triệu USD); Sumitomo Life mua Bảo Việt (22.09% cổ phần tương đương 173 triệu USD); DKRH mua 100% dự án của Sun frontier; Aozora mua 15% (dưới dạng bán cổ phiếu riêng lẻ cho cty nước ngoài) của OCB…

Minh Long
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: M&A

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giảm giá thuê bất động sản công nghiệp, kinh nghiệm từ Trung Quốc

Giảm giá thuê bất động sản công nghiệp, kinh nghiệm từ Trung Quốc

Xây nhà xưởng cao tầng là một trong những giải pháp Trung Quốc đang áp dụng nhằm giảm giá thuê bất động sản công nghiệp, giảm chi phí đầu tư cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị gì về môi trường kinh doanh tại Việt Nam?

Doanh nghiệp Hoa Kỳ khuyến nghị gì về môi trường kinh doanh tại Việt Nam?

Một nửa thành viên thuộc AmCham đang kinh doanh đạt kế hoạch hoặc tốt hơn kỳ vọng tại Việt Nam, nhưng mong muốn môi trường kinh doanh cần tiếp tục cải thiện.
Giao dịch trái phiếu quý I tăng 50%, đạt gần 10.000 tỷ đồng

Giao dịch trái phiếu quý I tăng 50%, đạt gần 10.000 tỷ đồng

Theo Bộ Tài chính, quy mô giao dịch thị trường trái phiếu doanh nghiệp bình quân 3 tháng đầu năm nay đạt 9.800 tỷ đồng, tăng gần 50% so với năm 2023.
Lạng Sơn: Sẽ trao 9 Biên bản ghi nhớ đầu tư với tổng vốn 21.500 tỷ đồng

Lạng Sơn: Sẽ trao 9 Biên bản ghi nhớ đầu tư với tổng vốn 21.500 tỷ đồng

Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn dự kiến sẽ trao 9 Biên bản ghi nhớ đầu tư cho các nhà đầu tư với tổng số vốn đầu tư khoảng hơn 21.500 tỷ đồng.
Kỳ cuối: Tương lai của vàng sẽ như thế nào?

Kỳ cuối: Tương lai của vàng sẽ như thế nào?

Kỳ VI Lược sử về vàng sẽ khám phá một số cách mà vàng đang được sử dụng trong công nghệ và công nghiệp, tầm quan trọng ngày càng tăng của tái chế vàng,...

Tin cùng chuyên mục

Kỳ V: Vàng quan trọng như thế nào trong kinh tế và đầu tư hiện đại?

Kỳ V: Vàng quan trọng như thế nào trong kinh tế và đầu tư hiện đại?

Kỳ V Lược sử về vàng sẽ đánh giá vai trò của vàng trong đầu tư hiện đại, các cách khác nhau để đầu tư vào vàng và những yếu tố ảnh hưởng đến giá vàng thế giới.
World Bank: Kinh tế Việt Nam cần đa dạng hóa để “sánh vai” với Hàn Quốc

World Bank: Kinh tế Việt Nam cần đa dạng hóa để “sánh vai” với Hàn Quốc

Theo World Bank, đa dạng hóa và phức tạp hóa các ngành hàng xuất khẩu sẽ là chìa khóa để kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển trong tương lai.
Long An: Trao giấy phép đầu tư và khởi công dự án nhà máy nước giải khát trên 300 triệu USD

Long An: Trao giấy phép đầu tư và khởi công dự án nhà máy nước giải khát trên 300 triệu USD

Sáng 8/4/2024, đại diện Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã trao giấy phép đầu tư cho dư án nhà máy thứ 6 của Suntory PepsiCo Việt Nam tại Long An.
Vĩnh Phúc: Quý I, thu hút đầu tư nước ngoài tăng 98,59%

Vĩnh Phúc: Quý I, thu hút đầu tư nước ngoài tăng 98,59%

Quý I/2024, toàn tỉnh Vĩnh Phúc thu hút được 347,23 triệu USD vốn FDI, tăng 98,59% so với cùng kỳ năm ngoái và đạt tới 86,8% kế hoạch năm.
Lược sử về vàng – Hành trình xuyên thời gian: Kỳ I: Những dấu ấn đầu tiên của vàng

Lược sử về vàng – Hành trình xuyên thời gian: Kỳ I: Những dấu ấn đầu tiên của vàng

6 kỳ lược sử về vàng nói về những trang sử kỳ vĩ, nơi vàng không chỉ là trung tâm của sự phát triển mà còn trở thành một phần của lịch sử loài người.
Xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Đức vào Việt Nam gia tăng

Xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Đức vào Việt Nam gia tăng

Các nhà đầu tư Đức đang ưu tiên mở rộng hoạt động của họ tại Việt Nam thay vì Trung Quốc do mức chi phí đầu vào tại Việt Nam thấp hơn.
Bộ Kế hoạch Đầu tư đề xuất 6 nhóm chính sách thúc đẩy phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế

Bộ Kế hoạch Đầu tư đề xuất 6 nhóm chính sách thúc đẩy phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang đề xuất 6 nhóm chính sách trong nội dung của Luật Khu công nghiệp, khu kinh tế để thúc đẩy phát triển lĩnh vực này.
Thu hút đầu tư nước ngoài: Điểm sáng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quý I/2024

Thu hút đầu tư nước ngoài: Điểm sáng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quý I/2024

Theo nhận định của Tổng cục Thống kê, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chính là một trong các điểm sáng đóng góp vào kết quả tích cực của kinh tế quý I/2024.
Kinh tế khu vực châu Á phát triển chậm hơn dự tính, doanh nghiệp cần làm gì?

Kinh tế khu vực châu Á phát triển chậm hơn dự tính, doanh nghiệp cần làm gì?

Tuy phát triển nhanh hơn các khu vực khác trên toàn cầu, Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng khu vực châu Á - Thái Bình Dương (EAP) sẽ chậm hơn năm ngoái.
Bí mật của giới siêu giàu thế giới trong đầu tư tài sản

Bí mật của giới siêu giàu thế giới trong đầu tư tài sản

Giới siêu giàu thế giới đang đầu tư một cách đa dạng và thông minh. Họ không chỉ đầu tư vào các lĩnh vực truyền thống như cổ phiếu hay bất động sản.
Khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án đầu tư công trung hạn

Khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án đầu tư công trung hạn

Thủ tướng vừa ký Công điện về việc hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 từ nguồn dự phòng.
Doanh nghiệp Trung Quốc: Khảo sát nhiều quốc gia nhưng chọn Việt Nam để đầu tư

Doanh nghiệp Trung Quốc: Khảo sát nhiều quốc gia nhưng chọn Việt Nam để đầu tư

Đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam thời gian qua đã đạt được kết quả ấn tượng và dự báo sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ trong thời gian tới.
Cấp thiết xây dựng khung pháp lý cho tài sản số

Cấp thiết xây dựng khung pháp lý cho tài sản số

Tài sản số là xu hướng phát triển tất yếu, song cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Do đó, cần định hình cơ hội, thách thức từ đó xây dựng khung pháp lý cho tài sản này.
Thu ngân sách nhà nước quý I/2024 tăng 9,8%

Thu ngân sách nhà nước quý I/2024 tăng 9,8%

Tổng thu ngân sách nhà nước quý I/2024 đạt 539,5 nghìn tỷ đồng, bằng 31,7% dự toán năm và tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước.
VNDIRECT bị tấn công, Tổng giám đốc công ty khẳng định sẽ tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi khách hàng

VNDIRECT bị tấn công, Tổng giám đốc công ty khẳng định sẽ tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi khách hàng

Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán VNDIRECT - Nguyễn Vũ Long khẳng định, phía công ty đang tập trung mọi nguồn lực vì quyền lợi của khách hàng.
3 tháng đầu năm, Việt Nam đầu tư 22 dự án ra nước ngoài

3 tháng đầu năm, Việt Nam đầu tư 22 dự án ra nước ngoài

3 tháng đầu năm 2024, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 22 dự án mới và 2 lượt điều chỉnh vốn đầu tư, với tổng vốn đăng ký đạt 28,94 triệu USD.
Thu hút FDI quý I/2024 đạt hơn 6,17 tỷ USD

Thu hút FDI quý I/2024 đạt hơn 6,17 tỷ USD

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, 3 tháng đầu năm 2024, Việt Nam thu hút được 6,17 tỷ USD vốn FDI, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Hoàn thiện chuỗi sản xuất thông minh, lợi thế để Việt Nam thu hút vốn ngoại

Hoàn thiện chuỗi sản xuất thông minh, lợi thế để Việt Nam thu hút vốn ngoại

Tiếp tục hoàn thiện chuỗi sản xuất sẽ tạo ra những lợi thế quan trọng để Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài.
Nhận diện điểm sáng kinh doanh năm 2024: Kênh đầu tư nào hấp dẫn?

Nhận diện điểm sáng kinh doanh năm 2024: Kênh đầu tư nào hấp dẫn?

Theo chuyên gia, năm 2024 là thời điểm để các nhà đầu tư tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị cao, góp phần tạo động lực lớn cho tăng trưởng kinh tế.
Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư vào chuỗi sản xuất thông minh

Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư vào chuỗi sản xuất thông minh

Theo lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sản xuất điện tử, chíp bán dẫn, sản xuất thông minh hiện là những lĩnh vực đang được Việt Nam ưu tiên thu hút đầu tư.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động