Thị trường tiếp nối đà phục hồi, chỉ số VN-Index tăng thêm 4,67 điểm Áp lực bán mạnh dần, VN-Index đảo chiều ngắt chuỗi tăng 3 phiên liên tiếp |
Thị trường chứng khoán Việt Nam phiên hôm nay (25/6) chứng kiến những pha rung lắc mạnh. Kết thúc ngày giao dịch, VN-Index dừng ở mức 1.256,56 điểm, tăng 2,44 điểm (0,19%); trong khi VN30-Index giảm 1,05 điểm (-0,08%), xuống 1.288,8 điểm. Toàn sàn HoSE có 85 mã tăng, 86 mã giảm và 67 mã đứng giá. Toàn sàn HoSE có 238 mã tăng và 161 mã giảm.
Thị trường giằng co, chỉ số VN-Index phục hồi lên 1.256 điểm |
Dòng tiền sụt giảm mạnh so với phiên trước khi thanh khoản trên toàn thị trường chỉ đạt hơn 24.000 tỷ đồng.
Tổng khối lượng giao dịch trên HoSE phiên hôm nay đạt 835 tỷ đồng (giảm hơn 30% so với phiên trước), tương ứng giá trị giao dịch đạt 835,3 tỷ đồng, trong đó, giá trị giao dịch thỏa thuận chiếm 6.380 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đóng góp hơn 288 triệu đơn vị, giá trị 6.337,3 tỷ đồng.
Ở nhóm bất động sản, hầu hết cổ phiếu tăng giá, trong đó VRE tăng kịch trần, đóng góp nhiều nhất vào chỉ số VN-Index với 0,81 điểm; VHM tăng 0,93%, cũng đóng góp tích cực vào chỉ số chung của thị trường.
Trong khi đó, cổ phiếu ngân hàng là BID, SSB, CTG nằm trong nhóm lấy đi nhiều điểm số từ chỉ số VN-Index; trong đó BID lấy đi 1,1 điểm, SSB lấy đi gần 0,84 điểm.
Cổ phiếu chứng khoán hôm qua bị bán mạnh thì hôm nay cũng hồi phục với nhiều mã hiện sắc xanh: HCM tăng 1,13%; VCI tăng 2,64%; FTS tăng 1,2%; CTS, VND, VIX, SHS tăng gần 1%.
Toàn sàn HoSE có 238 mã tăng và 161 mã giảm. |
Ở nhóm vận tải ARM, HAH bật tăng trần, HVN tăng gần 4%, GMD cũng ghi nhận mức tăng hơn 1%. Tuy vậy nhóm này vẫn có tới 20/62 mã giảm (2 mã giảm sàn).
Cổ phiếu công nghệ thông tin về chót phiên hôm nay với sắc đỏ xuyên suốt cả phiên. Trong đó, cổ phiếu FPT vẫn bị xả mạnh phiên thứ 2 liên tiếp từ vùng giá đỉnh nên tiếp tục giảm gần 1,6%, CMG giảm 4,07%, ELC giảm 2,76%..
Khối ngoại vẫn duy trì đà bàn ròng nhưng giá trị đã thu hẹp so với phiên hôm trước, vào khoảng 700 tỷ đồng. Chứng chỉ quỹ FUEVFVND bị bán mạnh hơn 560 tỷ đồng. Ngược lại, VCI được mua ròng mạnh nhưng giá trị khiêm tốn hơn, chỉ hơn 86 tỷ đồng. Theo sau, HAH và MSN là hai mã tiếp theo được gom 41 và 37 tỷ đồng. Ngoài ra, HVN và TCB cũng được mua 36 và 35 tỷ đồng.