Thị trường điện cạnh tranh được gì sau 10 năm vận hành?

Sau 10 năm vận hành thị trường điện cạnh tranh Việt Nam đã từng bước xoá bỏ độc quyền, nâng cao tính công bằng, minh bạch với sự tham gia của nhiều thành phần.

Thị trường điện cạnh tranh bao gồm thị trường phát điện cạnh tranh (VCGM) từ 2012 - 2019 và thị trường bán buôn cạnh tranh (VWEM) được vận hành từ 2019 đến nay, đã từng bước nâng cao tính công bằng, minh bạch, góp phần giúp doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và chủ động hơn. Đặc biệt, thị trường điện đang từng bước phát triển theo cả chất và lượng với sự tham gia của nhiều loại hình doanh nghiệp và nguồn năng lượng.

Phát triển cả lượng và chất

Thực hiện lộ trình phát triển thị trường điện đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thị trường phát điện cạnh tranh chính thức được vận hành từ 1/7/2012; thị trường bán buôn điện cạnh tranh vận hành từ 01/01/2019.

Theo đó, thời điểm bắt đầu vận hành chính thực VCGM, lúc đó mới có 31 nhà máy điện trực tiếp tham gia chào giá trên thị trường điện, với tổng công suất 9.212MW. Đến nay, số lượng nhà máy tham gia trực tiếp tăng xấp xỉ 3,5 lần lên 108 nhà máy, với tổng công suất đặt tăng khoảng 3,35 lần tương đương với 30.940MW, tăng bình quân 13,12%/năm lượng công suất các nhà máy trực tiếp tham gia chào giá trên thị trường điện.

Đặc biệt, thị trường đã giúp từng bước xóa bỏ danh “độc quyền” vốn có của ngành điện khi mà các nguồn điện trực tiếp tham gia chào giá trên thị trường rất đa dạng về loại hình doanh nghiệp, từ các nhà máy do tư nhân đầu tư đến các nhà máy theo hình thức vốn góp, cổ phần, liên doanh. Đến tháng 6/2022, số lượng doanh nghiệp tư nhân tham gia chào giá trực tiếp trên thị trường điện là 53 nhà máy điện, chiếm 50% tổng số các đơn vị tham gia thị trường. Điều này khẳng định sự đa dạng, minh bạch và công bằng đối với các loại hình doanh nghiệp mà thị trường điện cạnh tranh mang lại.

Ông Nguyễn Quốc Trung- Phó Giám đốc Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (EVNNLDC) cho biết: Thông qua thị trường, các nhà máy đã hoạt động hiệu quả hơn, sản lượng giao dịch trên thị trường ngày càng lớn và đội ngũ tham gia thị trường điện ngày càng chuyên nghiệp. Việc vận hành thị trường điện đã nâng cao tính minh bạch trong công tác huy động các nhà máy điện; tạo môi trường cạnh tranh, tăng cường tính chủ động của các đơn vị tham gia thị trường trong công tác vận hành. Đồng thời, thực hiện theo đúng tinh thần Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

“Thị trường điện của Việt Nam được thiết kế và xây dựng phần thị trường giao ngay (spot market) theo đúng các hình mẫu chuẩn trên thế giới, do vậy lợi ích lớn nhất là mang đến sự minh bạch và chủ động cho các bên tham gia” ông Trung chia sẻ.

Đặc biệt, ngoài việc tăng trưởng ở phía các đơn vị phát điện, việc tham gia thị trường điện của 5 tổng công ty điện lực cũng thay đổi từng bước trong khâu mua buôn điện.

Thị trường điện cạnh tranh được gì sau 10 năm vận hành?
Thị trường điện Việt Nam đã từng bước công bằng, minh bạch

Hiệu quả và minh bạch

Với sự chỉ đạo, điều hành của Bộ Công Thương, sau 10 năm vận hành, thị trường điện đã góp phần tăng cường minh bạch trong công tác vận hành hệ thống điện thông qua cơ chế chào giá. Trước đây, việc huy động tổ máy hoàn toàn do cấp điều độ điều khiển quyết định dựa theo sự tối ưu toàn hệ thống, nhưng hiện nay, các nhà máy điện đã chủ động trong việc đưa ra quyết định kế hoạch vận hành ngày tới, chu kỳ tới liên quan đến việc lên, xuống, hòa lưới tổ máy và thay đổi công suất thông qua chào giá theo quy định.

Cụ thể, khi thị trường bắt đầu vận hành chu kỳ giao dịch là 60 phút, đến nay đã rút ngắn xuống 30 phút. Đây là một bước ngoặt lớn trong vận hành hệ thống điện và thị trường điện của Việt Nam, góp phần quan trọng đáp ứng các yêu cầu vận hành hệ thống điện đang phát triển lớn mạnh cả về chất và lượng, với sự đa dạng loại hình phát điện, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của nguồn năng lượng tái tạo; đồng thời đây là bước đột phá trong công tác vận hành thị trường điện, đảm bảo tối ưu hóa chi phí cho toàn xã hội và góp phần đảm bảo an ninh cung cấp điện, tạo tiền đề cho việc phát triển của thị trường bán lẻ điện cạnh tranh trong tương lai.

Việc số lượng bản chào giờ/chu kỳ tới có xu hướng tăng lên do ngày càng có nhiều các nhà máy tham gia thị trường điện; đồng thời các nhà máy cũng ngày càng chủ động cập nhật tình hình thực tế của các tổ máy so với giai đoạn đầu khi mới vận hành thị trường.

Theo số liệu thống kê của EVNNLDC, kể từ khi thị trường điện bắt đầu vận hành, giá trần thị trường điện (SMPcap) mới chỉ ở mức 846.3 đ/kWh. Đến năm 2022, giá trần thị trường đã tăng lên gấp 1.9 lần, ở mức 1602.3 đ/kWh. Nhờ đó, doanh thu thị trường cũng lần lượt tăng tương ứng từ 42 tỷ đồng giao dịch/ngày lên 518 tỷ đồng/ngày.

“Giá trần thị trường điện đã phản ánh cân bằng cung - cầu, tăng trưởng của phụ tải, đồng thời có diễn biến phụ thuộc vào yếu tố mùa và tình hình hệ thống điện”, ông Nguyễn Quốc Trung khẳng định.

Đặc biệt, 10 năm qua, thị trường điện luôn được vận hành liên tục, an toàn theo đúng quy định, không để xảy ra tranh chấp trên thị trường điện, kể cả trong các tình huống hệ thống khó khăn như nhiều lần cắt khí PM3, Nam Côn Sơn, lưới truyền tải bị sự cố hay nghẽn mạch, hệ thống cung cấp khí bị suy giảm, các nguồn năng lượng tái tạo (NLTT) tham gia vào hệ thống điện với quy mô lớn, hay khi ảnh hưởng của đại dịch COVID -19 trong giai đoạn 2020-2021.

Ngoài ra, công tác xây dựng, ban hành các văn bản, quy định cho thị trường cũng ngày càng đáp ứng được yêu cầu của thị trường, với 8 lần sửa đổi thông tư về thị trường và 12 quy trình dưới thông tư của thị trường đã được xây dựng và ban hành.

Có thể nói, sau 10 năm vận hành, thị trường điện đã hình thành hệ thống pháp lý, hạ tầng công nghệ thông tin, nhân lực vận hành thị trường điện. Qua đó, tạo điều kiện cho việc đáp ứng các giai đoạn phát triển cao hơn của thị trường điện.

Bên cạnh những thành công, công tác vận hành thị trường điện vẫn còn rất nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh nguồn năng lượng tái tạo ngày càng tăng cao. Chính vì vậy, thời gian tới, các cơ quan chức năng cần tiếp tục nghiên cứu, xem xét để hoàn thiện các cơ chế, chính sách, nâng cấp hệ thống hạ tầng, công nghệ thông tin… để thị trường điện Việt Nam phát triển hoàn chỉnh ở các các giai đoạn tiếp theo.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường điện

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

EVN tập trung đầu tư các công trình trọng điểm đảm bảo cung ứng điện

EVN tập trung đầu tư các công trình trọng điểm đảm bảo cung ứng điện

EVN vừa có văn bản chỉ đạo các đơn vị thành viên tập trung đầu tư các công trình trọng điểm đảm bảo cung ứng điện năm 2024 và các năm tiếp theo.
Cần chia sẻ trách nhiệm trong cung ứng điện năm 2024 khi thiếu nguồn

Cần chia sẻ trách nhiệm trong cung ứng điện năm 2024 khi thiếu nguồn

Nhiều địa phương đã ban hành Kế hoạch cung ứng điện năm 2024 khi hệ thống điện quốc gia thiếu nguồn hoặc vận hành ở chế độ khẩn cấp.
NPTS chủ động phối hợp với các PTC đảm bảo cấp điện cho mùa khô năm 2024

NPTS chủ động phối hợp với các PTC đảm bảo cấp điện cho mùa khô năm 2024

Nhằm đảm bảo cấp điện trong mùa khô 2024, NPTS đã chủ động phối hợp với các PTC để thực hiện thí nghiệm định kỳ, xử lý khiếm khuyết trên lưới truyền tải.
Lâm Đồng: Nhanh chóng gỡ khó cho dự án Thuỷ điện Cam Ly

Lâm Đồng: Nhanh chóng gỡ khó cho dự án Thuỷ điện Cam Ly

Ngay sau khi nhận được kiến nghị của chủ đầu tư dự án Nhà máy Thủy điện Cam Ly tại TP. Đà Lạt, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã vào cuộc chỉ đạo gỡ khó.
Đường dây 220kV Nậm Sum- Nông Cống có kịp về đích khi còn vướng mắc?

Đường dây 220kV Nậm Sum- Nông Cống có kịp về đích khi còn vướng mắc?

Chỉ còn 1 tháng rưỡi nữa là đường dây 220kV Nậm Sum- Nông Cống phải hoàn thành đóng điện nhưng hiện vẫn còn nhiều vướng mắc giải phóng mặt bằng.

Tin cùng chuyên mục

Dấu ấn 20 năm thực thi Luật Điện lực - Bài 1: Những nỗ lực của Bộ Công Thương

Dấu ấn 20 năm thực thi Luật Điện lực - Bài 1: Những nỗ lực của Bộ Công Thương

Sau 20 năm thực thi Luật Điện lực, hệ thống điện Việt Nam đã phát triển vững chắc. Thành quả này có đóng góp quan trọng của Bộ Công Thương.
Hà Giang: Sẵn sàng đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định mùa mưa bão

Hà Giang: Sẵn sàng đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định mùa mưa bão

Nhằm đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định trong mùa mưa bão năm 2024, hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa, phương án ứng phó sự cố đã được PC Hà Giang hoàn tất.
Trà Vinh: Đề xuất đầu tư nhà máy điện rác trên 3.000 tỷ đồng

Trà Vinh: Đề xuất đầu tư nhà máy điện rác trên 3.000 tỷ đồng

Một doanh nghiệp tư nhân muốn đầu tư xây dựng nhà máy điện rác xử lý 500 tấn/ngày, tổng mức đầu tư khoảng 3.000 – 3.500 tỷ đồng tại tỉnh Trà Vinh.
TP. Hồ Chí Minh đảm bảo cấp điện trong dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5

TP. Hồ Chí Minh đảm bảo cấp điện trong dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5

Ngành điện TP. Hồ Chí Minh không thực hiện các công tác trên lưới có cắt điện, làm mất điện khách hàng liên tục trong dịp Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5.
PC Sơn La: Nâng cao khả năng ứng phó mất điện trên diện rộng

PC Sơn La: Nâng cao khả năng ứng phó mất điện trên diện rộng

PC Sơn La diễn tập sự cố, đảm bảo cung ứng điện, ứng phó với những bất lợi và diễn biến phức tạp của thời tiết trong thời gian tới.
Gỡ vướng dự án đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống

Gỡ vướng dự án đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống

Tập đoàn Điện lực Việt Nam và tỉnh Thanh Hóa đã họp tìm giải pháp gỡ vướng dự án đường dây 220kV Nậm Sum - Nông Cống.
2 dự án truyền tải điện tại Long An tắc chủ trương đầu tư

2 dự án truyền tải điện tại Long An tắc chủ trương đầu tư

Mặc dù đã có nhiều lần làm việc trực tiếp nhưng đến nay, 2 dự án truyền tải điện tại Long An vẫn chưa được UBND tỉnh này phê duyệt chủ trương đầu tư.
EVNNPT tìm vốn cho dự án điện nghìn tỷ ở Thái Bình

EVNNPT tìm vốn cho dự án điện nghìn tỷ ở Thái Bình

Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) vừa có thông báo mời thu xếp vốn Dự án Trạm biến áp 500kV Thái Bình và đấu nối theo hình thức cạnh tranh.
Hà Giang: Quý I/2024, sản lượng điện thương phẩm đạt 106,6 triệu kWh

Hà Giang: Quý I/2024, sản lượng điện thương phẩm đạt 106,6 triệu kWh

Công ty Điện lực Hà Giang cho biết, điện thương phẩm Quý I/2024 đạt 106,6 triệu kWh, giảm so với kế hoạch đề ra.
3 tháng đầu năm 2024 sản lượng điện truyền tải đạt gần 55 tỷ KWh, tăng 12,4%

3 tháng đầu năm 2024 sản lượng điện truyền tải đạt gần 55 tỷ KWh, tăng 12,4%

Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia cho biết, 3 tháng đầu năm 2024 sản lượng điện truyền tải thực hiện 54,950 tỷ kWh, tăng 12,4% so cùng kỳ năm 2023.
EVN đốc thúc 2 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

EVN đốc thúc 2 nhà thầu cung cấp cột thép đường dây 500kV mạch 3

Ngày 13/4/2024, tại Hưng Yên, đoàn công tác của EVN/EVNNPT đã đi kiểm tra, đôn đốc việc cung cấp cột thép cho Dự án đường dây 500kV mạch 3.
Không cắt điện dịp Lễ Giổ tổ Hùng Vương, chiến thắng 30/4 và ngày quốc tế lao động

Không cắt điện dịp Lễ Giổ tổ Hùng Vương, chiến thắng 30/4 và ngày quốc tế lao động

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có chỉ đạo các đơn vị không được cắt điện dịp Lễ Giổ tổ Hùng Vương, 30/4 và ngày quốc tế lao động
Lộ trình áp dụng thí điểm và cách tính giá điện 2 thành phần cho khách hàng sản xuất, kinh doanh

Lộ trình áp dụng thí điểm và cách tính giá điện 2 thành phần cho khách hàng sản xuất, kinh doanh

Cơ quan chức năng vừa thông tin về lộ trình áp dụng thí điểm đối với khách hàng theo cơ chế giá điện hai (2) thành phần gồm giá công suất và giá điện năng
Khen thưởng đột xuất cho 3 đơn vị thi công đường dây 500kV mạch 3

Khen thưởng đột xuất cho 3 đơn vị thi công đường dây 500kV mạch 3

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Công đoàn EVN đã khen thưởng đột xuất cho 3 đơn vị thi công đường dây 500kV mạch 3 có thành tích vượt trội.
Gấp rút hoàn thiện đúc móng dựng cột Đường dây 500kV mạch 3

Gấp rút hoàn thiện đúc móng dựng cột Đường dây 500kV mạch 3

Trong 2 ngày 11-12/4, lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam tiếp tục tới kiểm tra, đôn đốc tiến độ thi công đường dây 500kV mạch 3 tại Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp với các tỉnh về dự án điện khí

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên họp với các tỉnh về dự án điện khí

Sáng ngày 12/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên có buổi làm việc trực tuyến với lãnh đạo 15 tỉnh, thành phố và 2 Tập đoàn PVN, EVN về dự án điện khí.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với các đơn vị về phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với các đơn vị về phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều ngày 11/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên có buổi làm việc với các đơn vị về phát triển điện mặt trời mái nhà.
Sớm nghiên cứu, đề xuất cơ chế giá điện 2 thành phần

Sớm nghiên cứu, đề xuất cơ chế giá điện 2 thành phần

Bộ Công Thương đã có văn bản giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nghiên cứu, đề xuất xây dựng cơ chế giá điện hai thành phần.
Tăng cường thực hiện Chương trình quản lý nhu cầu điện năm 2024

Tăng cường thực hiện Chương trình quản lý nhu cầu điện năm 2024

Thực hiện quyết đinh của Thủ tướng, chỉ đạo của Bộ Công Thương, EVN vừa ban hành chỉ thị về tăng cường thực hiện Chương trình quản lý nhu cầu điện năm 2024
Những lý do cần sửa đổi Luật điện lực- Kỳ 9: Bổ sung hoàn thiện quy định về an toàn điện

Những lý do cần sửa đổi Luật điện lực- Kỳ 9: Bổ sung hoàn thiện quy định về an toàn điện

Luật Điên lực sửa đổi cần bổ sung quy định về an toàn điện sau công tơ và an toàn đập, hồ chứa thủy điện, các công trình năng lượng tái tạo
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động