Thị trường điện cạnh tranh : Cần cơ chế kiểm soát độc quyền

Từ 1/7/2011, thị trường phát điện cạnh tranh sẽ vận hành thí điểm. DĐDN có cuộc trao đổi với PGS TS Đàm Xuân Hiệp - Tổng thư ký Hội Điện lực Việt Nam, Hiệu trưởng Trường Đại học Điện lực xung quanh vấn đề này.

CôngThương -  Ông Hiệp cho biết, thị trường điện Việt Nam sẽ phát triển theo 3 cấp độ, trong đó cấp độ 1 là thị trường phát điện cạnh tranh (giai đoạn 2005 - 2014), cấp độ 2 là thị trường bán buôn điện cạnh tranh (giai đoạn 2015 - 2022) và cấp độ 3 là thị trường bán lẻ điện cạnh tranh (giai đoạn sau 2022).

- Với tư cách là một nhà khoa học trong lĩnh vực kinh tế năng lượng, ông có nhận xét gì về quyết định vận hành thí điểm thị trường phát điện cạnh tranh vào thời điểm này ?

Việc vận hành thị trường phát điện cạnh tranh là vấn đề lâu nay đã đưa ra bàn luận rất nhiều. Tôi cho rằng, sau nhiều năm vận hành theo cơ chế độc quyền, thị trường buộc phải dừng lại để quan sát, xem xét thêm hoặc hoàn chỉnh về mặt pháp lý, cơ chế. Đối với một nước chậm phát triển như Việt Nam, ngoài hành lang pháp lý, tiêu chuẩn pháp lý thì tiêu chuẩn về kỹ thuật cũng rất quan trọng. Để có thể đáp ứng ngay nhu cầu của thị trường, chúng ta cần phải có một hệ thống kỹ thuật tốt mới có thể vận hành được.

Trước đây, không phải tự nhiên mà người ta nói ngành điện độc quyền “tự nhiên”. Nói độc quyền “tự nhiên” bởi gói cả 3 khâu phát điện, truyền tài và phân phối cùng ở trong một Cty mẹ là EVN. Tuy nhiên, đến nay, ngành điện đã nảy sinh nhiều bất cập, nên Nhà nước ta mới có chủ trương thị trường hóa.

- Vốn phải chăng là nguyên nhân chính khiến ngành điện không thể tư nhân hóa, thưa ông ?

 Nói đến vấn đề này phải hiểu được bản chất của kỹ thuật ngành điện và kinh tế. Để đầu tư một nhà máy điện, phải tốn từ 3 đến 500 triệu USD. Đối với các “đại gia” của VN nói theo đúng nghĩa, cũng không đủ tiền để đầu tư một cái nhà máy lớn đến thế. Vì vậy, nếu thả ra, chưa chắc họ làm được. Thực tế, những “đại gia” có từ 5 đến 7 triệu USD ở VN không nhiều, mà chắc gì đã “mặn mà” với ngành điện bởi phải bỏ ra một số vốn rất khổng lồ. Chính vì vậy, việc hô hào cạnh tranh để tiến đến cạnh tranh bán buôn, cạnh tranh bán lẻ là cả một quá trình dài. Vấn đề là làm sao để người tiêu dùng được hưởng một mức giá hợp lý, và không để “anh” độc quyền thao túng thị trường, đẩy giá lên.

- Nhưng để giải quyết vấn đề một mình EVN đóng cả 3 vai đang là bài toán khó giải không chỉ cho các cơ quan quản lý mà còn cho chính EVN. Ông có "cao kiến" gì ?

Đây là câu hỏi đã được đăt ra từ lâu. Nó không phải cho riêng EVN mà cho bất kỳ Cty điện nào trên thế giới một khi nó muốn đưa vào áp dụng mô hình cạnh tranh. Đó cũng là lý do cho quá trình đang tiến tới cạnh tranh của thị trường điện VN mà Chính phủ đã phê duyệt lộ trình theo 3 giai đoạn. Theo lộ trình này, đầu tiên là cạnh tranh phát, tiếp đến là cạnh tranh bán buôn và cuối cùng là cạnh tranh bán lẻ. Ngay bản thân EVN cũng đã thành lập Ban thị trường điện từ mấy năm nay để lo chuyện này. Ngoài ra, lý do ra đời của Cục điều tiết của các nước cũng nhằm mục đích đó và VN cũng đã thành lập.

Hiện chúng ta đang bắt đầu triển khai giai đoạn cạnh tranh phát. Đồng thời cũng đã tách độc lập khối truyền tải cũng như thành lập các TCty phân phối, sắp tới sẽ thành lập các TCty phát... Theo quan sát của tôi, hiện EVN đang khẩn trương thực hiện quá trình tái cơ cấu theo chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công Thương. Tôi nghĩ với nhịp độ như vậy quá trình cạnh tranh và thị trường hóa có thể về đúng thời hạn quy định của Chính phủ, đương nhiên với điều kiện là có sự chuẩn bị tốt của EVN về cơ sở hạ tầng.

- Theo đề án thị trường phát điện cạnh tranh, các nhà máy điện có công suất từ 30 MW trở lên đấu nối vào lưới điện quốc gia sẽ được tham gia cạnh tranh phát điện theo các hình thức: trực tiếp giao dịch (chào giá cạnh tranh trực tiếp) và gián tiếp giao dịch (do các đơn vị khác chào thay hoặc công bố sản lượng điện phát). Điều này sẽ gây bất lợi như thế nào với các nhà máy điện nhỏ và vừa công suất dưới 30 MW, phổ biến ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên, thưa ông ?

Bất lợi, đó là điều dễ thấy nhưng không đơn giản khắc phục ngay. Cần lưu ý rằng đây là giai đoạn thí điểm. Trong thực tế, việc định ra giới hạn công suất được tham gia chào giá luôn tồn tại không riêng gì nước ta mà bất kỳ một thị trường điện nào. Vấn đề là ngưỡng công suất tham gia là bao nhiêu.

Ở nước ta, trên cơ sở thực tế của hệ thống điện cũng như các tính toán và cân nhắc, người ta đưa ra mức công suất là 30 MW. Một khi hạ mức này, tính phức tạp trong điều độ hệ thống chắc chắn sẽ tăng đáng kể, đặc biệt liên quan đến hạ tầng (về công nghệ thông tin truyền thông, hệ đo đếm cũng như điều khiển, v.v.). Một điều rõ ràng là, trình độ KHCN càng cao (hoặc kinh nghiệm vận hành thị trường càng nhiều), ngưỡng này càng thấp. Ví dụ một số nước hiện họ định mức này là 20 MW. Tôi tin rằng trong tương lai mức này có thể sẽ hạ hơn nữa.

- Để thị trường điện cạnh tranh hoạt động hiệu quả, cần phải tách công ty mua bán điện và Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia ra khỏi EVN. Nhưng tới thời điểm này, khi thị trường sắp đi vào vận hành, điều này vẫn chưa thực hiện được, thưa ông ?

Về mặt lý thuyết, việc tách là cần thiết để đảm bảo sự lành mạnh, tính hiệu quả cũng như sự minh bạch của hoạt động thị trường. Có vẻ như vẫn còn thời gian, bởi theo lộ trình, phải đến năm 2015 mới là thời hạn chót của giai đoạn thứ nhất mà Chính phủ đã quy định. Trong giai đoạn này, thực sự còn rất nhiều việc cần làm và tiêu chí quan trọng để đánh giá sự thành công cho giai đoạn thứ nhất phải là thực hiện việc cạnh tranh khâu phát.

- Khi EVN vừa là bên mua, bên bán vừa là bên điều độ, theo ông làm thế nào để hạn chế độc quyền của EVN ?

Không phải là hạn chế độc quyền mà là hạn chế các mặt không tích cực của độc quyền. Trong thực tế, độc quyền trong ngành điện từng được xem là tự nhiên do đặc tính của “kinh tế quy mô”; nhưng vì nhiều lý do khác nhau, đặc biệt là sự phát triển của khoa học kỹ thuật mà cái gọi là tự nhiên đó không còn đúng nữa. Tuy nhiên để thực hiện cạnh tranh thì phải hội tụ đủ các điều kiện cho nó. Vì vậy, một khi chưa thể có cạnh tranh hoàn toàn thì chúng ta phải có các cơ chế, quy chế nhằm kiểm soát độc quyền như các nước vẫn thường làm. Ví dụ buộc phải công khai các thông tin, buộc phải có sự kiểm tra kiểm toán độc lập. Các thông tin thường được quan tâm như suất tiêu hao nhiên liệu, tiêu hao nước, giá mua nhiên liệu, tiêu hao khởi động, v.v. Để thực hiện đầy đủ và chính xác quá trình minh bạch thông tin, có thể cần phải có một ủy ban hoặc hội đồng thẩm định riêng là những chuyên gia do Chính phủ chỉ đạo như cách làm của Hàn Quốc.

- Xin cảm ơn ông!

Theo DDDN

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thị trường điện cạnh tranh

Tin mới nhất

Làm rõ hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty Nhật Linh Phú Thọ

Làm rõ hoạt động khai thác khoáng sản của Công ty Nhật Linh Phú Thọ

Nhận được phản ánh về dấu hiệu vi phạm trong khai thác khoáng sản trên sông Hồng, UBND tỉnh Phú Thọ đã chỉ đạo các lực lượng chức năng xác minh, làm rõ.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Công ty Quản lý Tài sản B&H bị cưỡng chế hơn 3 tỷ đồng tiền thuế

Bà Rịa – Vũng Tàu: Công ty Quản lý Tài sản B&H bị cưỡng chế hơn 3 tỷ đồng tiền thuế

Công ty TNHH Quản lý Tài sản B&H vừa bị Cục Thuế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu quyết định cưỡng chế thuế với số tiền hơn 3 tỷ đồng.
Lào Cai: Lại thêm 3 giám đốc bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế từ 26/4/2024

Lào Cai: Lại thêm 3 giám đốc bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế từ 26/4/2024

Ngày 3/5, Cục Thuế tỉnh Lào Cai thông tin về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với các giám đốc đại diện pháp luật doanh nghiệp nợ thuế.
Bắc Giang: Cấp sổ đỏ trái qui định, nhiều cán bộ phải kiểm điểm trách nhiệm

Bắc Giang: Cấp sổ đỏ trái qui định, nhiều cán bộ phải kiểm điểm trách nhiệm

Nhiều cán bộ của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang phải kiểm điểm do tham mưu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân không đúng quy định pháp luật.
Tuyên Quang: Cưỡng chế thuế 2 doanh nghiệp vận tải Bảo Anh Minh và thiết bị điện Thơm Tuyến

Tuyên Quang: Cưỡng chế thuế 2 doanh nghiệp vận tải Bảo Anh Minh và thiết bị điện Thơm Tuyến

Ngày 3/5, Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang thông tin về việc cưỡng chế thuế đối với Công ty TNHH vận tải Bảo Anh Minh và Công ty Thiết bị điện Thơm Tuyến do nợ thuế.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công an yêu cầu Lâm Đồng cung cấp tài liệu liên quan đến các dự án trồng, chăm sóc cây xanh

Bộ Công an yêu cầu Lâm Đồng cung cấp tài liệu liên quan đến các dự án trồng, chăm sóc cây xanh

Lâm Đồng cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến các dự án trồng, chăm sóc cây xanh theo yêu cầu của Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an.
Bắc Giang: Tạm giữ gần 19.000 sản phẩm quần áo nghi nhập lậu

Bắc Giang: Tạm giữ gần 19.000 sản phẩm quần áo nghi nhập lậu

Lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang kiểm tra, phát hiện 18.900 sản phẩm là quần áo, váy có dấu hiệu giả nhãn mác, không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc.
Thanh Hóa: Truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất hàng giả, thu lợi bất chính hàng chục tỷ đồng

Thanh Hóa: Truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất hàng giả, thu lợi bất chính hàng chục tỷ đồng

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) đã hoàn tất hồ sơ đề nghị truy tố 10 bị can trong đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả.
TP. Hồ Chí Minh: Nhiều doanh nghiệp thiết kế, kết cấu công trình không có chứng chỉ năng lực

TP. Hồ Chí Minh: Nhiều doanh nghiệp thiết kế, kết cấu công trình không có chứng chỉ năng lực

Thanh tra TP. Hồ Chí Minh phát hiện 35 công ty thiết kế, kiểm định móng, kết cấu các công trình tại quận Bình Tân không có chứng chỉ năng lực hoạt động.
Bạc Liêu: Tăng cường xử lý thông tin sai sự thật trên không gian mạng

Bạc Liêu: Tăng cường xử lý thông tin sai sự thật trên không gian mạng

Chỉ tính trong quý I/2024, Công an tỉnh Bạc Liêu đã phát hiện 19 vụ vi phạm trên không gian mạng.
Sơn La: Tạm hoãn xuất cảnh 7 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

Sơn La: Tạm hoãn xuất cảnh 7 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế

Ngày 2/5, Cục Thuế tỉnh Sơn La thông tin về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với 7 giám đốc doanh nghiệp nợ thuế hoạt động trên địa bàn.
TP. Cần Thơ: Tạm hoãn xuất cảnh đối với 2 đại diện doanh nghiệp nợ thuế

TP. Cần Thơ: Tạm hoãn xuất cảnh đối với 2 đại diện doanh nghiệp nợ thuế

Cục Thuế TP. Cần Thơ vừa thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện pháp luật của 2 doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn.
Vì sao Giám đốc Sở Y tế Bà Rịa – Vũng Tàu bị khởi tố?

Vì sao Giám đốc Sở Y tế Bà Rịa – Vũng Tàu bị khởi tố?

Ông Phạm Minh An, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu bị khởi tố do liên quan đến vụ án vi phạm quy định về đấu thầu xảy ra tại Bệnh viện Vũng Tàu.
Đắk Lắk: Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản 8 doanh nghiệp nợ thuế

Đắk Lắk: Cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản 8 doanh nghiệp nợ thuế

Cục Thuế tỉnh Đắk Lắk thông tin về việc cưỡng chế thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản 8 doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn.
Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Khởi tố, bắt tạm giam Bí thư Tỉnh uỷ Bắc Giang Dương Văn Thái

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Dương Văn Thái, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang.
Nguyên nhân ban đầu vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai khiến 6 người tử vong

Nguyên nhân ban đầu vụ nổ lò hơi ở Đồng Nai khiến 6 người tử vong

Theo cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai, nguyên nhân ban đầu vụ tai nạn lao động tại Công ty TNHH gỗ Bình Minh (huyện Vĩnh Cửu) là do lỗi kỹ thuật của lò hơi.
Lái xe sau khi nhậu cùng đồng nghiệp vẫn cầm lái chở 57 hành khách

Lái xe sau khi nhậu cùng đồng nghiệp vẫn cầm lái chở 57 hành khách

Kiểm tra xe khách có dấu hiệu nhồi nhét, lực lượng Cảnh sát giao thông còn phát hiện lái xe vi phạm nồng độ cồn. Nam lái xe và chủ xe bị phạt 53 triệu đồng.
Đồng Nai: Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ nổ lò hơi khiến 13 người thương vong

Đồng Nai: Khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ nổ lò hơi khiến 13 người thương vong

Các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đang nỗ lực cứu chữa những người bị thương trong vụ nổ lò hơi xảy ra tại Công ty TNHH gỗ Bình Minh, huyện Vĩnh Cửu.
Xử lý nhiều trường hợp đưa tin thất thiệt

Xử lý nhiều trường hợp đưa tin thất thiệt ''Đà Lạt có biến lớn, bạo động''

Nhiều trường hợp đăng tải thông tin thất thiệt "Đà Lạt có biến lớn, bạo động" đã bị công an triệu tập để xác minh, xử lý.
Thông tin mới nhất vụ nổ lò hơi khiến 13 người thương vong ở Đồng Nai

Thông tin mới nhất vụ nổ lò hơi khiến 13 người thương vong ở Đồng Nai

Vụ nổ lò hơi xảy ra tại Công ty TNHH gỗ Bình Minh (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) khiến 6 người tử vong tại chỗ, 7 người bị thương, nhiều nhà dân bị hư hỏng.
Lào Cai: Triệt phá đường dây ma túy liên tỉnh, bắt giữ 4 đối tượng và 4 bánh heroin

Lào Cai: Triệt phá đường dây ma túy liên tỉnh, bắt giữ 4 đối tượng và 4 bánh heroin

Công an tỉnh Lào Cai đã bắt giữ 4 đối tượng có hành vi mua bán trái phép 4 bánh heroin tại Quốc lộ 70, thuộc tổ 30, phường Lào Cai, thành phố Lào Cai
Công an tỉnh Lâm Đồng bác bỏ thông tin "Đà Lạt xảy ra biến lớn, bạo động"

Công an tỉnh Lâm Đồng bác bỏ thông tin "Đà Lạt xảy ra biến lớn, bạo động"

Công an tỉnh Lâm Đồng khẳng định thông tin “Đà Lạt xảy ra biến lớn, bạo động” hoàn toàn sai sự thật, đang điều tra, xác minh xử lý nghiêm theo quy định.
Nhiều đối tác Shopee nguy cơ vỡ nợ (bài 3): Cần thanh tra toàn diện Shopee

Nhiều đối tác Shopee nguy cơ vỡ nợ (bài 3): Cần thanh tra toàn diện Shopee

Một số luật sư cho rằng, cần thanh tra toàn diện hoạt động của Shopee để xác định các vấn đề cụ thể, đánh giá mức độ tuân thủ và tìm ra các giải pháp cần thiết.
Bắc Giang: Cưỡng chế thuế loạt doanh nghiệp nợ thuế quá hạn

Bắc Giang: Cưỡng chế thuế loạt doanh nghiệp nợ thuế quá hạn

Cục Thuế tỉnh Bắc Giang thông tin về việc cưỡng chế thuế, phong tỏa tài khoản, ngừng sử dụng hóa đơn loạt doanh nghiệp nợ thuế quá hạn trên địa bàn.
TP. Hồ Chí Minh: Người dân nói gì về hoạt động của tiệm vàng trong vụ rửa 13.000 tỷ đồng?

TP. Hồ Chí Minh: Người dân nói gì về hoạt động của tiệm vàng trong vụ rửa 13.000 tỷ đồng?

Cơ sở Yến Sào Kingfood và tiệm vàng Đức Long liên quan đến vụ án “Rửa tiền, Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới” đã đóng cửa nhiều ngày nay.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động