Thị trường dầu mỏ toàn cầu: Biến động do đâu?

Giá dầu thô tăng cao thời gian qua là yếu tố bất lợi tác động mạnh tới khả năng phục hồi của kinh tế thế giới sau đại dịch Covid-19. Và theo nhiều nhà phân tích, có 3 nguyên nhân chính dẫn đến sự biến động của thị trường dầu mỏ toàn cầu.

Đầu tiên, là động thái của các thành viên của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sau khi một số nước phương Tây trừng phạt Nga và Mỹ đã cấm nhập khẩu dầu từ quốc gia này. Các lệnh trừng phạt đã tác động đến một số quốc gia khác, kể cả những nước không cấm nhập dầu thô từ Nga, cũng như những khách hàng tiềm năng mua dầu thô của Nga thông qua các trung gian tài chính do nhiều ngân hàng Nga bị ngắt kết nối khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Bên cạnh đó, ngày 16/3, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự báo, thị trường dầu mỏ toàn cầu có thể đối mặt với sự thiếu hụt 3 triệu thùng mỗi ngày kể từ tháng 4. Thêm nữa, sự gián đoạn trong thị trường toàn cầu linh hoạt đã từng được minh họa rõ ràng nhất bằng khoảng cách giữa giá dầu Brent chuẩn và dầu Urals. Vào ngày 31/1, khoảng cách này ở mức khoảng 60 cent/thùng, nhưng đến ngày 18/3 đã tăng lên gần 30 USD.

Thị trường dầu mỏ toàn cầu: Biến động do đâu?
Biến động của thị trường dầu mỏ toàn cầu tác động không nhỏ đến các nền kinh tế

Những vấn đề trên khiến hai quốc gia sản xuất dầu lớn có khả năng bù đắp phần nào sự thiếu hụt của Nga là Ả Rập Xê-út và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất ngày càng có vai trò quan trọng. Tuy nhiên đến nay, cả hai đều chưa đồng ý với những đề nghị nâng cao sản lượng một cách đáng kể.

Tại cuộc họp vào đầu tháng 3, OPEC và các quốc gia liên quan (bao gồm cả Nga) chỉ xác nhận kế hoạch hiện có là nâng sản lượng tổng thể thêm 400.000 thùng/ngày. Cuộc họp tiếp theo tới đây sẽ là rất quan trọng bởi ngay cả những thay đổi nhỏ trong các tuyên bố công khai cũng có khả năng gây ra biến động đối với giá dầu.

Liên quan đến khả năng sản xuất dầu đá phiến của Mỹ để bù đắp sự thiếu hụt nguồn cung. Trong đợt bùng nổ khai thác mỏ đầu tiên, kéo dài từ khoảng năm 2010 đến 2015, sản lượng dầu đá phiến của Mỹ tăng mạnh, khiến giá dầu lao dốc và làm suy yếu vai trò của OPEC.

Thị trường dầu mỏ toàn cầu: Biến động do đâu?

Trong bối cảnh hiện nay, các nhà phân tích và giới chuyên gia đang bày tỏ sự hoài nghi về khả năng bù đắp của dầu đá phiến Mỹ bởi các nguyên nhân sau. Trước hết, những điều kiện về cấp tín dụng không còn hấp dẫn như trong thời kỳ bùng nổ dầu đá phiến giai đoạn 2010-2015. Ngoài ra, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) dự kiến sẽ tăng lãi suất nhiều lần trong năm nay và năm 2023. Thứ hai, yếu tố cản trở sản xuất là nhu cầu lao động cao ở Mỹ. Vào cuối tháng 2 vừa qua, ngành dầu khí Mỹ chỉ tuyển dụng thêm hơn 128.000 người, trong khi vào thời điểm cuối năm 2014 là hơn 200.000 người. Với tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3,8% và các nhà tuyển dụng phải vật lộn để lấp đầy các vị trí trống, khó có thể huy động thêm hàng chục nghìn người lao động vào lĩnh vực đá phiến. Việc thiếu hụt lao động sẽ dẫn đến sản lượng khai thác khó như mong muốn. Một vấn đề nữa với ngành sản xuất dầu đá phiến là các công ty dầu mỏ Mỹ và chủ nợ đang thận trọng trong việc cho vay. Các ngân hàng và công ty quản lý tài sản bị ràng buộc bởi các quy định nghiêm ngặt về môi trường. Yếu tố này đã và đang làm tăng chi phí. Trong quý IV/2021, các công ty thăm dò và khai thác đã báo cáo mức tăng mạnh về chi phí thuê và vận hành trong vòng 6 năm qua.

Thứ ba, đó chính là nhu cầu. Chiến lược “Zero-covid” của Trung Quốc đang đứng trước thách thức lớn. Nước này đã ghi nhận số ca mắc bệnh cao nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu, và hàng chục triệu người bị phong tỏa ở Thượng Hải và Thâm Quyến, hai thành phố thịnh vượng và các trung tâm xuất khẩu quan trọng. Platts Analytics - một tổ chức nghiên cứu hàng hóa gợi ý rằng, các hạn chế có thể cắt giảm nhu cầu dầu 650.000 thùng mỗi ngày vào tháng 3, gần tương đương với sản lượng dầu của Venezuela. Ngay cả trước khi các đợt phong tỏa bắt đầu, đã có những dấu hiệu đáng lo ngại về sự chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản. Doanh thu từ bán đất, nhiên liệu mà chính quyền địa phương Trung Quốc điều hành, đã giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái, vào tháng 1 và tháng 2. Chỉ số tài sản Đại lục Hang Seng của các cổ phiếu của các nhà phát triển gần đây đã chạm mức thấp nhất trong vòng 5 năm và đã giảm khoảng 50% kể từ khi bắt đầu đại dịch. Trong khi đó, các nhà chức trách đang bị giằng co giữa chiến dịch kiềm chế đòn bẩy trong lĩnh vực bất động sản và mong muốn giữ cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định. Bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự suy thoái của quốc gia nhập khẩu năng lượng lớn nhất thế giới đang trở nên phổ biến có nghĩa là thị trường sẽ có nhiều xáo trộn hơn.

Việt Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tổ chức OPEC

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine tối 24/4: Crimea

Chiến sự Nga-Ukraine tối 24/4: Crimea 'nóng rực', Nga siết gọng kìm ở Kursk

Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI trong chiến đấu

Quân đội Nga sẽ đẩy mạnh ứng dụng AI trong chiến đấu

Tin thuế quan 24/4: Thị trường chứng khoán châu Á tăng vọt sau tín hiệu lạc quan từ Mỹ

Tin thuế quan 24/4: Thị trường chứng khoán châu Á tăng vọt sau tín hiệu lạc quan từ Mỹ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/4: Nga chiếm ưu thế tại Toretsk; Ukraine tháo chạy ở Kursk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 23/4: Nga chiếm ưu thế tại Toretsk; Ukraine tháo chạy ở Kursk

Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Hoa Kỳ nâng cấp radar mới cho hệ thống tên lửa Patriot

Lạm phát hạ nhiệt, Mexico tiếp tục cắt giảm lãi suất?

Lạm phát hạ nhiệt, Mexico tiếp tục cắt giảm lãi suất?

Tin thuế quan 23/4: Doanh nghiệp quốc tế linh hoạt,  đón đầu cơ hội từ Hoa Kỳ

Tin thuế quan 23/4: Doanh nghiệp quốc tế linh hoạt, đón đầu cơ hội từ Hoa Kỳ

Chiến sự Nga-Ukraine tối 22/4: Nga siết chặt vòng vây tại Pokrovsk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 22/4: Nga siết chặt vòng vây tại Pokrovsk

Tin thuế quan 22/4: Thị trường hàng hóa khởi sắc nhờ chính sách thương mại linh hoạt

Tin thuế quan 22/4: Thị trường hàng hóa khởi sắc nhờ chính sách thương mại linh hoạt

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/4: Nga đánh vũ bão vào Toretsk

Chiến sự Nga-Ukraine tối 21/4: Nga đánh vũ bão vào Toretsk

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Hoa Kỳ phát triển tàu ngầm không người lái lặn xa tới 1000 hải lý

Lưới điện thông minh: Xu thế hay bắt buộc?

Lưới điện thông minh: Xu thế hay bắt buộc?

Tin thuế quan 21/4: Doanh nghiệp thế giới chủ động,  linh hoạt để tối ưu xuất nhập khẩu

Tin thuế quan 21/4: Doanh nghiệp thế giới chủ động, linh hoạt để tối ưu xuất nhập khẩu

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Toretsk

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/4: Lính Ukraine tháo chạy ở Toretsk

Mạng xã hội

Mạng xã hội 'lột mặt nạ' hàng giả như thế nào?

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/4: Nga bất ngờ ngừng bắn 30 giờ, Kiev tổn thất nặng ở Zaporizhia

Chiến sự Nga-Ukraine tối 20/4: Nga bất ngờ ngừng bắn 30 giờ, Kiev tổn thất nặng ở Zaporizhia

Nga nhận thêm máy bay

Nga nhận thêm máy bay 'Thú mỏ vịt', Đức lo ngại về tên lửa hành trình Taurus

Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/4: Đặc nhiệm Ukraine tháo chạy ở Zaporizhia

Chiến sự Nga-Ukraine tối 19/4: Đặc nhiệm Ukraine tháo chạy ở Zaporizhia

Nga tạo ra

Nga tạo ra 'vũ khí' vô hiệu hóa tác chiến điện tử

Pháp luật các nước qui định thế nào với y, bác sĩ

Pháp luật các nước qui định thế nào với y, bác sĩ 'bán hàng’ - Việt Nam có buông lỏng?