Thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng sẽ ổn định và chất lượng hơn trong năm Quý Mão 2023

Năm 2023, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn được kỳ vọng sẽ hồi phục và phát triển ổn định hơn nhờ nhiều trợ lực quan trọng mang tính nền tảng vẫn được duy trì.
Tài sản các tỷ phú giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2022 biến động ra sao? Các quỹ đầu tư quay lại “rót” hàng nghìn tỷ vào thị trường chứng khoán Việt Nam

Vượt thách thức, biến động khó lường

Sau hai năm Covid-19, thị trường chứng khoán toàn cầu năm 2022 chịu tác động rất mạnh từ các yếu tố địa chính trị và kinh tế vĩ mô thế giới.

Nhiều thách thức lớn từ kinh tế vĩ mô trong đó nổi bật như lạm phát tăng cao khiến các ngân hàng trung ương lớn điều chỉnh tăng lãi suất, chiến lược “zero Covid-19” tại Trung Quốc, tạo ra khủng hoảng năng lượng làm giá nguyên, nhiên liệu tăng mạnh, đứt gẫy chuỗi cung ứng,… đã khiến hầu hết thị trường chứng khoán toàn cầu đều biến động mạnh trước rủi ro suy giảm kinh tế toàn cầu.

Thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2022 cũng có diễn biến phức tạp và chịu áp lực lớn từ biến động của thị trường quốc tế.

Sau khi tiếp tục giữ đà tăng trưởng của năm 2021 trong quý 1/2022, thị trường chứng khoán Việt Nam bước vào giai đoạn điều chỉnh giảm mạnh. Nguyên nhân xuất phát từ tâm lý thận trọng của nhà đầu tư trước những bất ổn và triển vọng kém tích cực về kinh tế-chính trị thế giới và có sự đồng pha với diễn biến trên thị trường chứng khoán thế giới.

Bên cạnh đó, thời gian qua đã xuất hiện một số vụ việc và biểu hiện không lành mạnh trên thị trường cổ phiếu và trái phiếu, như thao túng thị trường, che giấu thông tin, trục lợi…và đã được cơ quan thẩm quyền xử lý quyết liệt nhằm thanh lọc và minh bạch thị trường, những vụ việc này, trong ngắn hạn, làm ảnh hưởng mạnh đến thị trường chứng khoán và tâm lý nhà đầu tư.

Chỉ số VN-Index lập đỉnh lịch sử mới với 1.528,57 điểm vào ngày 6/1/2022, nhưng sau đó đã bước vào giai đoạn điều chỉnh mạnh và đạt mức thấp nhất vào ngày 15/11/2022, với chỉ số VN-Index đóng cửa ở mức 911,9 điểm.

Đóng cửa phiên cuối năm, VN-Index dừng lại ở 1.007,09 điểm, giảm gần 32% so với cuối năm 2021. Giá trị vốn toàn thị trường ước đạt 5.278 nghìn tỷ đồng, giảm 32% so với cuối năm 2021, tương đương 62,2% GDP.

Cùng với diễn biến không tích cực của điểm số, thanh khoản thị trường chứng khoán cũng giảm đáng kể từ đầu năm đến nay. Tính chung từ đầu năm tới nay, giá trị giao dịch bình quân đạt khoảng 20.360 tỷ đồng/phiên, giảm hơn 23% so với năm trước.

Thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng sẽ ổn định và chất lượng hơn trong năm Quý Mão 2023 ảnh 1

Quy mô thị trường cổ phiếu niêm yết tiếp tục tăng trưởng. Tính đến cuối tháng 11/2022, quy mô niêm yết, đăng ký giao dịch đạt 1.970 nghìn tỷ đồng, tăng 13,26% với cuối năm 2021.

Cả năm 2022, nhà đầu tư cá nhân trong nước đã mở mới gần 2,6 triệu tài khoản chứng khoán. Đây là con số kỷ lục trong 22 năm hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Con số này thậm chí còn vượt qua tổng số lượng tài khoản mở mới của 6 năm từ 2016 đến 2021 cộng lại. Tính đến cuối năm 2022, số tài khoản nhà đầu tư cá nhân trong nước đã vượt 6,8 triệu tài khoản, tương đương khoảng 6,8% dân số.

Trong năm 2022, sau khi thực hiện bán ròng quý đầu năm, nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu có động thái quay lại mua ròng mạnh trong những tháng cuối năm. Tính cả năm, khối ngoại đã mua ròng khoảng 27.000 tỷ đồng, tương đương 1,16 tỷ USD trên thị trường cổ phiếu, chứng chỉ quỹ.

Sự quay lại của nhà đầu tư nước ngoài cho thấy định giá cổ phiếu đang ở mức hấp dẫn cho chiến lược đầu tư trung và dài hạn của khối ngoại. Đồng thời phản ánh sự lãnh đạo đúng đắn, linh hoạt trong công tác chỉ đạo, điều hành chính sách của Chính phủ.

Cũng trong năm 2022, thị trường trái phiếu chính phủ duy trì sự ổn định, tiếp tục là kênh huy động vốn hiệu quả cho Chính phủ. Thị trường chứng khoán phái sinh diễn biến sôi động, tiếp tục trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn cho công chúng đầu tư, giúp nhà đầu tư đa dạng hóa dòng tiền đầu tư. Thanh khoản của thị trường chứng quyền có bảo đảm cũng tăng mạnh với khối lượng giao dịch.

Trước những biến động khó dự báo của thị trường, trong năm qua, dưới sự chỉ đạo của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã triển khai nhiều giải pháp kịp thời góp phần hỗ trợ thị trường vận hành ổn định, liên tục, an toàn.

Cùng với việc đẩy mạnh thông tin tuyên truyền, ổn định tâm lý nhà đầu tư, cơ quan quản lý đã yêu cầu công bố dữ liệu giao dịch tự doanh của công ty chứng khoán; yêu cầu giải trình các mã tăng trần/giảm sàn 5 phiên liên tục; điều chỉnh giá thanh toán cuối cùng trong phiên đáo hạn phái sinh;….

Mặt khác, cơ quan quản lý đã tăng cường kỷ cương, kỷ luật trên thị trường, thường xuyên phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để xử lý các trường hợp tung tin đồn thất thiệt và các sai phạm xảy ra trên thị trường.

Nhìn chung, mặc dù có nhiều biến động, song năm 2022 thị trường chứng khoán trong nước vẫn giữ được hoạt động ổn định, an toàn, thông suốt. Huy động vốn trên thị trường vẫn đạt ở mức cao, đa số các doanh nghiệp niêm yết hoạt động ổn định, có lãi. Sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước ngày càng tăng.

Tăng chất lượng, chiều sâu thị trường chứng khoán

Nhân dịp đầu Xuân mới Quý Mão, trao đổi với báo chí bà Vũ Thị Chân Phương-Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, trong thời gian tới, những áp lực từ lạm phát sẽ tiếp tục khiến mặt bằng lãi suất gia tăng, căng thẳng địa chính trị, cũng như khó khăn từ chuỗi cung ứng nguyên liệu và năng lượng,… dự báo sẽ còn có tác động không tích cực tới kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán toàn cầu nói chung. Việt Nam cũng sẽ chịu những tác động và biến động tương tự.

Tuy nhiên, “với thị trường chứng khoán Việt Nam, chúng ta vẫn có những yếu tố tích cực, kỳ vọng sẽ tạo động lực hỗ trợ cho thị trường hồi phục và tăng trưởng. Theo đó, tăng trưởng kinh tế Việt Nam dự báo vẫn được duy trì ở mức cao so với mặt bằng chung trên thế giới. Cùng với đó, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết đã cho thấy sức chống chịu tốt và khả quan. Chính phủ và các cơ quan quản lý thời gian gần đây đã có những chỉ đạo quan trọng để tháo gỡ khó khăn về thanh khoản dòng tiền trong nền kinh tế, thúc đẩy giải ngân đầu tư công, có giải pháp để hỗ trợ thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, thị trường bất động sản,… Đây là những yếu tố nội tại quan trọng sẽ hỗ trợ tốt cho thị trường trong thời gian tới” – Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước kỳ vọng và phân tích.

Theo vị nữ lãnh đạo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, việc duy trì đà tăng trưởng kinh tế cao và lạm phát vẫn ở mức kiểm soát có thể giúp Việt Nam là điểm sáng trong khu vực cũng như toàn cầu để thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài.

Thực tế, nhà đầu tư nước ngoài đã gia tăng mua ròng cổ phiếu trong những phiên thị trường giảm mạnh và đã cho thấy sự trở lại mạnh mẽ trong 2 tháng cuối năm 2022 và giai đoạn đầu năm 2023.

"Điều này cho thấy sức hấp dẫn rất lớn của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương quan với nhiều quốc gia trong khu vực và chúng ta có thể kỳ vọng thị trường sẽ tiếp tục đón nhận dòng chảy tích cực của vốn ngoại trong thời gian tới trước khi các nền tảng tăng trưởng kinh tế vĩ mô được duy trì và kỳ vọng nâng hạng từ cận biên lên mới nổi trong tương lai” – bà Vũ Thị Chân Phương đánh giá.

Thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng sẽ ổn định và chất lượng hơn trong năm Quý Mão 2023 ảnh 2
(Ảnh minh hoạ: thoibaotaichinhvietnam.vn)

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết, thị trường chứng khoán năm 2023 dự báo sẽ còn gặp nhiều thách thức, tuy nhiên, về phía cơ quan quản lý sẽ duy trì và tăng tính chủ động để đưa ra các giải pháp để hỗ trợ thị trường phát triển ổn định, thông suốt, minh bạch và bền vững hơn.

Năm 2023, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ tiếp tục củng cố các giải pháp đề ra theo kế hoạch, trong đó ưu tiên các giải pháp để tăng chất lượng phát triển cho thị trường, đặt kỳ vọng sẽ tạo bước chuyển cho thị trường những năm tiếp theo - bà Vũ Thị Chân Phương thông tin.

Ngay từ những ngày đầu 2023, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã bắt tay ngay vào triển khai quyết liệt các giải pháp, kế hoạch đề ra như: t

iếp tục hoàn thiện thể chế pháp lý, tổng rà soát các văn bản pháp lý để kiện toàn hệ thống quy định pháp luật, đảm bảo cho thị trường vận hành ổn định, thông suốt, an toàn, lành mạnh, bền vững; xây dựng các kế hoạch, giải pháp đồng bộ, cụ thể để triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2030 khi được Thủ tướng phê duyệt - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước dẫn chứng.

Cùng với các giải pháp nêu trên, theo bà Vũ Thị Chân Phương, cơ quan quản lý sẽ tiếp tục cơ cấu lại thị trường chứng khoán dựa trên bốn trụ cột gồm: tổ chức thị trường; cơ sở chứng khoán; cơ sở nhà đầu tư; và các tổ chức kinh doanh chứng khoán.

"Đồng thời, phối hợp với các đơn vị liên quan để có giải pháp tăng cường chất lượng thông tin tài chính, báo cáo kiểm toán trên thị trường; cũng như tăng cường chất lượng dịch vụ, trách nhiệm của các tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian như công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, công ty kiểm toán,… trên thị trường" - vị nữ lãnh đạo của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chia sẻ.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tiếp tục triển khai tái cấu trúc thị trường chứng khoán, trong đó, cho phép thành lập quỹ đầu tư chứng khoán mới đủ điều kiện theo quy định, tăng cường sự tham gia của các định chế, nhà đầu tư chuyên nghiệp, ưu tiên phát triển nhà đầu tư dài hạn như các quỹ đầu tư, quỹ hưu trí tự nguyện, doanh nghiệp bảo hiểm, ... góp phần xây dựng thị trường chứng khoán ổn định, bền vững, giảm các “dư chấn” không mong muốn trước các tác động vĩ mô và tâm lý lên thị trường chứng khoán.

Đáng chú ý, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cơ quan quản lý trong năm 2023 đó là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, song song với việc sớm hoàn thiện và đưa hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành, tạo tiền đề cho việc ra đời các sản phẩm, dịch vụ mới.

Chú trọng chất lượng phát triển của thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là “hàn thử biểu” của nền kinh tế, do đó, với các dự báo về nền tảng kinh tế vĩ mô và sức khỏe cả doanh nghiệp năm 2023, chúng ta có cơ sở để kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ có sự hồi phục và phát triển ổn định hơn trong năm tới. Với cơ quan quản lý, yếu tố quan trọng nhất thị trường phát triển ổn định, an toàn, thông suốt, minh bạch, đảm bảo kỷ luật, kỷ cương. Thị trường chứng khoán sẽ vận động khách quan theo quy luật của thị trường, quan trọng nhất là chất lượng phát triển, duy trì được thanh khoản, hỗ trợ được doanh nghiệp huy động vốn, khơi thông kênh dẫn vốn trung, dài hạn hiệu quả cho nền kinh tế.

Thị trường chứng khoán Việt Nam kỳ vọng sẽ ổn định và chất lượng hơn trong năm Quý Mão 2023 ảnh 3
Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Chân Phương.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại để hỗ trợ hiệu quả hơn nữa công tác quản lý, giám sát thị trường, cũng như phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu của doanh nghiệp và nhà đầu tư trên thị trường.

Cùng với đó, nhằm tăng cường sự vận hành minh bạch, hiệu quả của thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ nâng cao vai trò và trách nhiệm của các tuyến giám sát, trong đó coi trọng tuyến giám sát thứ nhất là các công ty chứng khoán.

Cơ quan quản lý sẽ tăng cường giám sát các công ty chứng khoán thực hiện đúng và đầy đủ vai trò là chủ thể giám sát tuyến đầu theo quy định tại Luật Chứng khoán 2019 và các văn bản hướng dẫn, để kịp thời ngăn ngừa và phát hiện sớm các vi phạm trên thị trường.

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ có những cảnh báo sớm đối với nhà đầu tư về các rủi ro (nếu có) của thị trường, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Ngoài ra, cơ quan quản lý tiếp tục tăng cường thông tin, tuyên truyền đầy đủ, chính xác và kịp thời tới công chúng đầu tư để ổn định tâm lý thị trường, giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư an tâm tham gia huy động và đầu tư trên thị trường chứng khoán.

Mặt khác, cơ quan quản lý sẽ tích cực phối hợp với các tổ chức quốc tế triển khai các giải pháp để sớm nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam theo lộ trình đã đặt ra, nhằm thu hút sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam.

"Quyết định nâng hạng phụ thuộc vào các tổ chức xếp hạng quốc tế, tuy nhiên, cơ quan quản lý thị trường chứng khoán đặt quyết tâm cao nhất để triển khai các giải pháp, trong đó đặc biệt cần sự vào cuộc, sự hỗ trợ thiết thực của các bộ, ngành liên quan, nhất là các chính sách liên quan trên thị trường ngoại hối và tỷ lệ sở hữu nhà đầu nước ngoài ” - Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết thêm.

nhandan.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường chứng khoán

Tin mới nhất

Chứng khoán giảm sâu trong tháng 4, cơ hội tốt “bắt đáy”

Chứng khoán giảm sâu trong tháng 4, cơ hội tốt “bắt đáy”

Chứng khoán giảm sâu trong tháng 4 khiến nhà đầu tư thua lỗ nặng nhưng đây lại là cơ hội tốt để “bắt đáy”.

'Kiến trúc sư' trái phiếu Trần Sơn Hải và bản thiết kế mới tại Ba Huân

Được ví như "kiến trúc sư" cho hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu liên quan ORS, ông Trần Sơn Hải sau thời gian im ắng, đang trở lại với cuộc chơi hấp dẫn.
Việt Nam quyết nâng hạng thị trường chứng khoán

Việt Nam quyết nâng hạng thị trường chứng khoán

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh, nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi là nhiệm vụ quan trọng.
Thị trường chứng khoán: Cơ hội nào sau chuỗi phiên giảm sâu?

Thị trường chứng khoán: Cơ hội nào sau chuỗi phiên giảm sâu?

Sau chuỗi phiên giảm sâu, thị trường chứng khoán đang hé mở khả năng hồi phục kỹ thuật. Dòng tiền thông minh có thể sớm nhập cuộc.
Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán toàn cầu

Sắc đỏ bao trùm thị trường chứng khoán toàn cầu

Chứng khoán thế giới đồng loạt lao dốc khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố giữ nguyên các mức thuế nhập khẩu.

Tin cùng chuyên mục

CTS chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 43%, đặt mục tiêu lãi 297 tỷ năm 2025

CTS chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 43%, đặt mục tiêu lãi 297 tỷ năm 2025

CTS phát hành cổ phiếu trả cổ tức tỷ lệ 43%, từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, theo nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 ngày 24/4.
VN-Index bay hơi gần 87 điểm, hàng trăm cổ phiếu lao dốc

VN-Index bay hơi gần 87 điểm, hàng trăm cổ phiếu lao dốc

Phiên giao dịch "đen tối" ngày 3/4, VN-Index giảm gần 87 điểm, nhà đầu tư hoảng loạn bán tháo khiến hàng trăm cổ phiếu đồng loạt đỏ sàn.
Traphaco dẹp bỏ chi nhánh cấp hai, chuyển mình theo công nghệ

Traphaco dẹp bỏ chi nhánh cấp hai, chuyển mình theo công nghệ

Trước những thay đổi trong hành vi tiêu dùng và sự nổi lên của các nhà thuốc online..., Traphaco quyết xóa sổ hệ thống 25 chi nhánh cấp hai đã quá "lạc hậu".
Kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh 'trên mây', DIC Corp lại đặt... cho vui?

Sau những năm 2023 - 2024 liên tục đặt ra mục tiêu "trên mây" và kết quả thực hiện thì lại "dưới đất", DIC Corp đang một lần nữa khiến nhà đầu tư hoài nghi...
Nâng hạng thị trường chứng khoán: Giờ vàng sắp điểm!

Nâng hạng thị trường chứng khoán: Giờ vàng sắp điểm!

Công tác nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam được triển khai tích cực, được các tổ chức xếp hạng, tổ chức quốc tế đánh giá cao.
VietinBank Securities: Tăng trưởng bền vững, an toàn tài chính vượt chuẩn

VietinBank Securities: Tăng trưởng bền vững, an toàn tài chính vượt chuẩn

Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 của VietinBank Securities cho thấy nền tảng tài chính vững chắc, tỷ lệ an toàn vượt xa yêu cầu và lợi nhuận duy trì ổn định
Công nghệ Blockchain đã thay đổi TCBS thế nào?

Công nghệ Blockchain đã thay đổi TCBS thế nào?

Vài năm trở lại đây, sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, tạo nên sự thay đổi lớn trong lĩnh vực tài chính nói chung và các công ty chứng khoán nói riêng.
Phát Đạt khẳng định không liên quan vụ thao túng cổ phiếu

Phát Đạt khẳng định không liên quan vụ thao túng cổ phiếu

Trước vụ việc hai cá nhân bị xử phạt vì có hành vi thao túng cổ phiếu PDR, Phát Đạt đã chính thức lên tiếng, khẳng định không có bất cứ sự liên quan nào.
Thao túng cổ phiếu, hai cá nhân bị phạt tiền tỷ

Thao túng cổ phiếu, hai cá nhân bị phạt tiền tỷ

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo và ông Phan Thành Tâm đã có hành vi thao túng cổ phiếu PDR của Phát Đạt giai đoạn tháng 8 - 12/2022, gây xôn xao dư luận.
Cổ phiếu TPBank mở hàng phiên chiều 20/3 giảm còn bao nhiêu?

Cổ phiếu TPBank mở hàng phiên chiều 20/3 giảm còn bao nhiêu?

Tiếp đà giảm của phiên sáng nay, cổ phiếu TPBank hiện mở hàng phiên chiều 20/3 là 15.250 đồng/cổ phiếu.

'Giải mã' thị trường chứng khoán bằng 6 giải pháp

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đang tập trung triển khai đồng bộ 6 giải pháp trọng tâm nhằm phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2025.
Trái phiếu Nhật Bản: Rủi ro tín dụng khi thay đổi quyền sở hữu

Trái phiếu Nhật Bản: Rủi ro tín dụng khi thay đổi quyền sở hữu

Các nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp Nhật Bản ngày càng chú trọng bảo vệ mình khỏi nguy cơ suy giảm tín dụng khi công ty phát hành bị thâu tóm.
Vị thế dẫn dắt thị trường chứng khoán 2025 gọi tên ngành ngân hàng

Vị thế dẫn dắt thị trường chứng khoán 2025 gọi tên ngành ngân hàng

Ngành ngân hàng và bất động sản sẽ là động lực chính thúc đẩy lợi nhuận thị trường chứng khoán năm 2025, đóng góp 58,5% và 10,7% vào tổng lợi nhuận thị trường.
Nhà đầu tư giữ vai trò cho nhịp tăng thị trường

Nhà đầu tư giữ vai trò cho nhịp tăng thị trường

Tháng 3/2025, thị trường sẽ chờ đợi thông tin tích cực về nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ FTSE khi Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí.
Chuyên gia VFS: Rung lắc tạo nền, VN-Index

Chuyên gia VFS: Rung lắc tạo nền, VN-Index 'dọn đường' lên 1.400 điểm!

VN-Index rung lắc tại 1.300 điểm nhưng vẫn giữ xu hướng tăng. Dòng tiền sôi động, triển vọng tích cực, kỳ vọng chạm mốc 1.400 điểm vào cuối năm 2025.
Cổ phiếu châu Á chờ đợi tin thuế quan, bitcoin tăng vọt

Cổ phiếu châu Á chờ đợi tin thuế quan, bitcoin tăng vọt

Thị trường chứng khoán châu Á dao động trong tuần qua khi mối lo ngại về thuế quan sắp tới vẫn lơ lửng, trong khi bitcoin tăng mạnh.
Cổ phiếu liên quan đến Bamboo Capital bị ‘bán tháo’ cực mạnh

Cổ phiếu liên quan đến Bamboo Capital bị ‘bán tháo’ cực mạnh

Quay trở lại phiên giao dịch đầu tuần, các cổ phiếu có liên quan đến Bamboo Capital bị nhà đầu tư ‘bán tháo’ cực mạnh sau khi ông Nguyễn Hồ Nam và loạt lãnh đạo
Bước đường kinh doanh của nhà sáng lập Bamboo Capital trước khi bị khởi tố

Bước đường kinh doanh của nhà sáng lập Bamboo Capital trước khi bị khởi tố

Trước khi thành lập Bamboo Capital, ông Nguyễn Hồ Nam từng nhiều năm làm lãnh đạo doanh nghiệp lớn, giàu kinh nghiệm về lĩnh vực tài chính.
Doanh nghiệp bán lẻ kỳ vọng tăng trưởng từ chính sách mới

Doanh nghiệp bán lẻ kỳ vọng tăng trưởng từ chính sách mới

Thị trường bán lẻ Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội bứt phá, nhiều chính sách tăng trưởng mới như miễn thị thực cho một số quốc gia…
Cổ đông của MSB trả trước hạn 1,2 tỷ đồng trái phiếu

Cổ đông của MSB trả trước hạn 1,2 tỷ đồng trái phiếu

Năm 2011, Công ty TNL đem gần 10 triệu cổ phiếu MSB thế chấp cho phía VPBank. Tháng 10/2024, TNL vẫn nắm giữ 1,08% cổ phần, tương đương 28 triệu cổ phiếu MSB.
Mobile VerionPhiên bản di động