Thứ tư 06/11/2024 00:39

Thị trường bất động sản châu Á – Thái Bình Dương: Ấn Độ và Việt Nam sẽ là những điểm sáng trong tương lai

Trong bối cảnh căng thẳng chính trị và những bất ổn kéo dài giữa các khu vực địa lý, thị trường bất động sản (BĐS) Ấn Độ và Việt Nam sẽ là những điểm sáng trong tương lai.

Thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương phát triển nhanh chóng và vô cùng đa dạng. Các chu kỳ khác nhau đang tạo ra các nhóm rủi ro và cơ hội khác nhau, trong khi sự xuất hiện của các loại hình tài sản mới đang cung cấp cho các nhà đầu tư rất nhiều các lựa chọn và chiến lược kinh doanh mới.

Thị trường bất động sản châu Á - Thái Bình Dương: Ấn Độ và Việt Nam sẽ là những điểm sáng trong tương lai

Ông Simon Smith - Giám đốc bộ phận Nghiên cứu của Savills châu Á – Thái Bình Dương đánh giá, Việt Nam đang trở thành một điểm sáng với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ và kết cấu dân số trẻ. Mặc dù vậy, các loại hình tài sản có thể đầu tư được vẫn còn khá khan hiếm.

Những rào cản về hành chính và các điểm nghẽn về pháp lý … về lĩnh vực BĐS đang làm giảm thanh khoản và trì hoãn tiến độ phát triển. Tuy nhiên về lâu dài, điều này sẽ thiết lập hệ thống quản trị hợp lý và môi trường kinh doanh tốt hơn, mang lại lợi ích cho các nhà đầu tư.

Các chuyên gia BĐS nhìn nhận, hiện nguồn cầu lớn ở tất các các mảng thị trường từ các nhà đầu tư trong khu vực, do biên độ lợi nhuận hấp dẫn có thể đạt được tại thị trường Việt Nam trong bối cảnh các thị trường khác đang không đạt kì vọng. Trong đó, số lượng các nhà đầu tư ở phân khúc BĐS công nghiệp và logistics tăng mạnh.

Đồng quan điểm trên, ông Neil MacGregor - Tổng giám đốc Savills Việt Nam cũng cho rằng, mảng thị trường công nghiệp và logistics kỳ vọng sẽ có nhiều hơn các giao dịch thành công trong năm 2020. Các mảng thị trường BĐS truyền thống như văn phòng và nhà ở sẽ tiếp tục ghi nhận nguồn cầu hạn chế. Tuy nhiên đối với những nhà đầu tư có khả năng tham gia vào thị trường, biên độ lợi nhuận kỳ vọng sẽ rất hấp dẫn.

Trong khi đó tại thị trường BĐS Ấn Độ, nơi có dân số được dự báo sẽ vượt qua Trung Quốc trong vòng 5 năm tới, mang đến cơ hội đầu tư dài hạn hơn. Chính phủ Ấn Độ đã có các biện pháp thúc đẩy nền kinh tế bằng cách giảm thuế doanh nghiệp và tái cấp vốn cho các ngân hàng.

Năm 2020 số lượng các nhà đầu tư ở phân khúc bất động sản công nghiệp và logistics tại Việt Nam được kỳ vọng tăng mạnh

Đặc biệt, Ngân hàng trung ương Ấn Độ đã hạ lãi suất chuẩn 5 lần trong năm 2019. Những biện pháp này sẽ thúc đẩy nhu cầu thuê đối với các loại hình tài sản truyền thống như văn phòng, song song đó là những cơ hội thực sự trong các lựa chọn thay thế. Mô hình sống chia sẻ (co-living) là một ví dụ điển hình nhận được ủng hộ của một lượng lớn giới trẻ tại Ấn Độ.

Ở cấp độ khu vực châu Á - Thái Bình Dương theo Tổng giám đốc Savills Việt Nam, những bất ổn vẫn còn kéo dài trong bối cảnh căng thẳng chính trị giữa các khu vực, các mối quan hệ thương mại của Mỹ và sự chững lại trong tăng trưởng kinh tế. Từ đó mức độ rủi ro đối với một số quốc gia trong khu vực vào năm 2020 dự đoán sẽ ngày càng tăng cao, đặc biệt là các nền kinh tế hướng tới xuất khẩu, vì các nhà đầu tư vẫn có xu hướng đầu tư vào thị trường BĐS hơn là đối mặt với những rủi ro như vậy.

Trong thời gian tới, việc nới lỏng hơn các điều kiện về tiền tệ sẽ tiếp tục hỗ trợ thị trường BĐS khi làn gió đầu tư trong và ngoài nước gia tăng. Các nhà đầu tư lớn sẽ tiếp tục tìm kiếm cơ hội trong lĩnh vực văn phòng cho dù có sản lượng thấp, tập trung vào các thành phố lớn trong khu vực.

Sản lượng trên hầu hết các thị trường châu Á-Thái Bình Dương dường như đã chạm đáy. Do đó, các nhà đầu tư đang tìm kiếm các tài sản có năng suất cao hơn. Các loại tài sản thay thế, như lưu trữ tài sản, trung tâm dữ liệu và nhà ở cao cấp, đang được hưởng lợi.

Nhiều chuyên gia đánh giá, các trung tâm hậu cần ngày càng tập trung nhiều tới thị trường bán lẻ, nhất là cho việc vận chuyển trong lĩnh vực tiêu dùng nhanh (FMCG). Tại Việt Nam, các tập đoàn đa quốc gia đang đảm nhận vị trí dài hạn trong bối cảnh tăng trưởng mạnh trong nước.

Mặc dù ngành du lịch Việt Nam đang chịu tác động tiêu cực trước diễn biến phức tạp của dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV). Tuy vậy, các chuyên gia nhận định, trong năm 2020, thị trường BĐS nghỉ dưỡng với các thương hiệu lớn tại Việt Nam vẫn có cơ hội tiếp tục đầu tư BĐS nghỉ dưỡng tại các tỉnh thành, mục tiêu nhắm đến đất nước với 80 triệu khách du lịch nội địa (so với 18 triệu khách du khách quốc tế).

Minh Khuê
Bài viết cùng chủ đề: Bất động sản

Tin cùng chuyên mục

Vì sao chuyên gia nhận định nhu cầu đầu tư bất động sản phía Nam sẽ gia tăng?

Một số cò đất bị lợi ích chi phối, bất chấp quy định pháp luật

Vùng đô thị TP. Hồ Chí Minh có nhiều động lực, lợi thế phát triển thị trường bất động sản

TP. Hồ Chí Minh: Đất ở được tách thửa tối thiểu 36m2 và tối đa 80m2

Bộ Xây dựng: Nhiều môi giới bất động sản yếu kém về đạo đức kinh doanh

Duy nhất một dự án nhà ở xã hội đã hoàn thành trong quý 3/2024

TP. Hồ Chí Minh: Chính thức cấm phân lô, bán nền

Sống xanh bao quanh tiện ích tại biệt thự hạng sang phía Tây Hà Nội

Hấp lực khó cưỡng từ 2 tòa phức hợp đa tiện ích The Sola Park

Nóng bỏng tay, 93% căn hộ Sun Group từ 1 tỷ đồng hết bay trong 'một nốt nhạc'

Nhiều chuyên gia đánh giá cao phân khúc bất động sản cao cấp phía Nam

Những trải nghiệm giữa tầng không chỉ có thể tìm thấy tại Sky Villa Noble Crystal Tay Ho WorldHotels Residence

Bất động sản phía Nam vượt qua thách thức và đón đầu cơ hội

Vận hành Quý I/2025, InterContinental Residences Halong Bay thu hút nhà đầu tư dài hạn

Lightland Holdings ký kết hợp tác chiến lược phân khu Hải Tiến Center

Yếu tố giúp căn hộ Pearl Residence thu hút nhà đầu tư trẻ

Bảng giá đất TP. Hồ Chí Minh: Đắt nhất thuộc về quận 1, chạm mốc 700 triệu đồng/m2

BIM Group khánh thành khách sạn thương hiệu quốc tế thứ hai tại Thủ đô Viêng Chăn - Lào

Lại 'nóng' đất đấu giá ở Hà Nội, làm thế nào để ngăn hiện tượng giá 'ảo'?

Bất động sản Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều tiềm năng và thách thức