Thêm tổ chức quốc tế dự báo lạc quan về tăng trưởng GDP của Việt Nam

Ngân hàng UOB giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2025 ở mức 7,0%, với giả định GDP quý 1/2025 đạt 7,1%.
‘Thúc’ tiêu dùng để thị trường nội địa tăng trưởng 12% Lo điện cho tăng trưởng 2 con số: Lý do khiến địa phương chuyển biến Từ báo cáo WB, 'gieo' thêm niềm tin vào tăng trưởng kinh tế

Cả năm tăng trưởng 7%

Ngày 12/3, Bộ phận Nghiên cứu thị trường và Kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB (Singapore) đã phát hành báo cáo kinh tế Việt Nam quý 1/2025 với nhận định tăng trưởng GDP cả năm 2025 ở mức 7,0%.

Tại báo cáo này, các chuyên gia UOB đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng GDP cả năm 2025 ở mức 7,0%, với giả định GDP quý 1/2025 đạt 7,1%. Đến năm 2026, tốc độ tăng trưởng dự kiến sẽ tăng lên 7,4%, nhờ vào các biện pháp cải thiện hiệu quả của Chính phủ.

Theo lý giải của chuyên gia UOB, GDP thực tế của Việt Nam trong quý 4/2024 tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước, nối dài đà tăng từ mức 7,43% đã được điều chỉnh trong quý 3/2024 và vượt xa kỳ vọng của thị trường. Với ba quý liên tiếp đạt kết quả mạnh mẽ, nền kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng 7,09% trong năm 2024, cao hơn đáng kể với mức 5,1% của năm 2023, vượt qua mức dự báo chung là 6,7% và mục tiêu chính thức là 6,5%. Đây là mức tăng trưởng cao nhất kể từ đợt phục hồi sau dịch Covid vào năm 2022 (8,1%).

Cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ đều là động lực chính của tăng trưởng trong quý 4/2024, trong khi hoạt động ngoại thương vẫn duy trì tốc độ mạnh mẽ trong hầu hết năm 2024. Sự gia tăng doanh số ngành bán dẫn kể từ giữa năm 2023 cũng góp phần thúc đẩy xuất khẩu.

Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu đã tăng trưởng trong tháng thứ 10 của năm 2024, ghi nhận mức tăng cả năm là 14% và đảo ngược mức suy giảm 4,6% của năm 2023. Nhập khẩu tăng 16,1% trong năm 2024, giúp Việt Nam đạt thặng dư thương mại lớn thứ hai với khoảng 23,9 tỷ USD, sau mức kỷ lục 28,4 tỷ USD vào năm 2023. Đây là năm thứ 9 liên tiếp Việt Nam ghi nhận thặng dư thương mại hàng năm, yếu tố quan trọng giúp ổn định tỷ giá VND.

12 chỉ tiêu kinh tế năm 2025: Ngành Công Thương giao 7
UOB dự báo đến năm 2026, tốc độ tăng trưởng của Việt Nam dự kiến sẽ tăng lên 7,4%. Ảnh minh hoạ

Sự phụ thuộc lớn của Việt Nam vào thương mại quốc tế thể hiện rõ qua những biến động mạnh của tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 2023 - 2024. Sự sụt giảm xuất khẩu năm 2023 đã kéo tăng trưởng GDP chậm lại đáng kể, trong khi đà bứt phá của xuất khẩu năm 2024 giúp nền kinh tế đạt kết quả tốt nhất kể từ năm 2022. Bản chất nền kinh tế có độ mở cao của Việt Nam được thể hiện qua giá trị xuất khẩu chiếm khoảng 90% GDP vào năm 2024 - mức cao thứ hai trong ASEAN, chỉ sau Singapore (174%) và cao hơn Malaysia (69%) ở vị trí thứ ba.

Tuy nhiên, chuyên gia UOB cho rằng, mức độ mở cao này đồng nghĩa với việc Việt Nam dễ bị tổn thương trước những gián đoạn và xung đột trong thương mại quốc tế, đặc biệt trong bối cảnh Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tập trung các biện pháp giải quyết vấn đề mất cân bằng thương mại.

Chuyên gia UOB cũng lưu ý, thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với Việt Nam đã tăng gần gấp bốn lần kể từ năm 2016, lên 124 tỷ USD vào năm 2024. Nhìn chung, thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với ASEAN cũng đã tăng gần gấp ba lần, lên 228 tỷ USD trong cùng giai đoạn, do tăng trưởng thương mại toàn cầu và sự dịch chuyển chuỗi cung ứng diễn ra nhanh chóng nhằm ứng phó với các biện pháp hạn chế thương mại được áp dụng trong nhiệm kỳ ông Trump đầu tiên.

Trước bối cảnh này, Quốc hội Việt Nam vào ngày 19/2 đã nâng mục tiêu tăng trưởng năm 2025 lên "ít nhất 8%" và hướng tới mục tiêu tăng trưởng "hai con số" trong giai đoạn 2026 - 2030, trong khi dự báo chính thức vẫn ở mức 6,5 - 7%.

"Mặc dù mức tăng trưởng 8% hoặc cao hơn là khả thi, nhưng chỉ với xuất khẩu và sản xuất sẽ không đủ để thúc đẩy nền kinh tế đạt mức tăng trưởng vượt trội như vậy" -chuyên gia UOB nhận định; đồng thời khuyến nghị, Việt Nam sẽ cần tăng cường đầu tư vốn, đặc biệt từ khu vực đầu tư công, không chỉ để mở rộng tăng trưởng mà còn để giảm thiểu tác động tiêu cực nếu thương mại gặp suy thoái. Tỷ lệ đầu tư vốn của Việt Nam đã duy trì quanh mức 30% GDP trong ít nhất một thập kỷ qua.

Trong khi đó, tổng vốn đầu tư của Trung Quốc vẫn luôn duy trì trên 40% GDP trong cùng giai đoạn. Điều này cho thấy, Việt Nam đang đầu tư ở mức thấp hơn so với nước láng giềng lớn và rõ ràng có cơ sở để đẩy mạnh đầu tư công, nhất là khi Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng hai con số trong tương lai.

"Xét đến các yếu tố trên, chúng tôi duy trì quan điểm lạc quan nhưng thận trọng về triển vọng của Việt Nam" - chuyên gia UOB chia sẻ.

20 ngân hàng điều chỉnh giảm lãi suất huy động.
UOB cho rằng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không chịu áp lực phải nới lỏng chính sách trong ngắn hạn. Ảnh: Duy Minh

Duy trì lãi suất tái cấp vốn

Chuyên gia UOB cho rằng, với nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024 và kéo dài sang năm 2025, cùng với việc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) có xu hướng giữ nguyên chính sách, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không chịu áp lực phải nới lỏng chính sách trong ngắn hạn.

Trong khi đó, lạm phát đã tăng lên 3,6% trong năm 2024 từ mức 3,26% của năm 2023, dù vẫn thấp hơn mục tiêu 4,5%. Tuy nhiên, với nguy cơ căng thẳng thương mại gia tăng trên toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Donald Trump và sức mạnh của đồng USD trở thành mối lo ngại mới, Ngân hàng Nhà nước dự kiến sẽ theo dõi chặt chẽ các áp lực giảm giá đối với VND. Do đó, quyết định hợp lý nhất ở thời điểm hiện tại là duy trì lãi suất tái cấp vốn ở mức 4,50%.

Cũng theo các chuyên gia UOB, VND đã giảm xuống mức thấp kỷ lục khoảng 25.600 đồng/USD vào đầu tháng ba, sau khi Ngân hàng Nhà nước tăng giá bán USD cho các ngân hàng lên 25.698 đồng từ 25.450 đồng/USD, đánh dấu lần điều chỉnh đầu tiên kể từ tháng 10 năm ngoái.

"Từ đây có xu hướng vẫn nghiêng về khả năng VND tiếp tục suy yếu do những bất ổn liên quan đến tăng trưởng của Trung Quốc và chính sách thuế quan. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể giúp giảm áp lực mất giá của VND, bao gồm triển vọng tăng trưởng nội địa mạnh mẽ và cam kết của Ngân hàng Nhà nước trong việc đảm bảo ổn định tỷ giá" - chuyên gia UOB nhấn mạnh.

Chuyên gia UOB cũng dự báo cập nhật về tỷ giá USD/VND là 25.800 đồng trong quý 2/2025, quý 3 là 26.000 đồng và 25.600 đồng trong quý 1 năm 2026.

Báo cáo cập nhật kinh tế của Ngân hàng Thế giới (WB) được công bố cùng ngày cũng dự báo, GDP thực của Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,8% vào năm 2025 và 6,5% vào năm 2026. Đáng chú ý, các chuyên gia WB rất quan tâm đến động thái của Chính phủ trong việc thúc đẩy tăng trưởng thông qua các chính sách đầu tư công hợp lý, cải thiện hạ tầng và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân phát triển.
Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tăng trưởng kinh tế (GDP)

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Từ Kazakhstan, hàng Việt

Từ Kazakhstan, hàng Việt 'vươn mình' sang Trung Á, châu Âu

Hàng xuất khẩu hai nước không cạnh tranh trực tiếp, Việt Nam có thể xuất nông sản, thủy sản, dệt may... sang Kazakhstan và tới các nước Trung Á, châu Âu.
Chùm ảnh: Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam chuẩn bị cho buổi tổng duyệt tại Quảng trường Đỏ

Chùm ảnh: Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam chuẩn bị cho buổi tổng duyệt tại Quảng trường Đỏ

Đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam tích cực tập luyện để chuẩn bị cho buổi tổng duyệt Lễ duyệt binh tại Quảng trường Đỏ (Liên bang Nga).
Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Kazakhstan

Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Kazakhstan

Nhân chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Kazakhstan, Việt Nam - Kazakhstan đã ra Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược.
Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương có tân Phó Bí thư

Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương có tân Phó Bí thư

Chiều 6/5, tại Hà Nội, Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Bộ Ngoại giao thông tin vụ người Việt tử vong tại Đài Bắc

Bộ Ngoại giao thông tin vụ người Việt tử vong tại Đài Bắc

Bộ Ngoại giao cho biết, các cơ quan chức năng sở tại đã phát hiện 4 công dân Việt Nam tử vong tại một căn hộ ở thành phố Đào Viên.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ trong thời gian tới

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ trong thời gian tới

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian tới.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải tạo đột phá về khoa học, công nghệ để phát triển đất nước bền vững

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phải tạo đột phá về khoa học, công nghệ để phát triển đất nước bền vững

Tại thảo luận tổ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị luật phải tạo đột phá về khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo để phát triển đất nước bền vững.
Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế giữ vững đà tăng trưởng

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế giữ vững đà tăng trưởng

Chiều nay (6/5), Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn chủ trì.
Đại biểu Trần Khánh Thu: Không nên nhìn nhận học thêm chỉ từ góc độ tiêu cực

Đại biểu Trần Khánh Thu: Không nên nhìn nhận học thêm chỉ từ góc độ tiêu cực

Đại biểu Trần Khánh Thu nêu quan điểm dạy thêm, học thêm xuất phát từ nhu cầu tự thân của xã hội, học sinh và phụ huynh, không nên quy kết là tiêu cực, ép buộc.

'Giữ chân' giáo viên vùng khó: Không thể 'cào bằng' thiệt thòi cho tất cả

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, không thể để giáo viên vùng khó thiệt thòi, luật phải sửa từ thực tiễn và không thể 'cào bằng'...
Doanh nghiệp lớn từ Mỹ, EU tăng đầu tư tại Việt Nam

Doanh nghiệp lớn từ Mỹ, EU tăng đầu tư tại Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp Mỹ, EU mở rộng đầu tư tại Việt Nam, cho thấy vị trí quan trọng của nước ta trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đại diện 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak 2025

Đại diện 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak 2025

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày 6 - 8/5, với hơn 2.700 đại biểu, trong đó có 1.300 khách quốc tế từ 85 quốc gia, lãnh thổ.
Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?

Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?

Nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục; có ý kiến đề nghị phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền tuyển dụng.
Thủ tướng

Thủ tướng 'giao KPI' mỗi Bộ, ngành, địa phương phấn đấu có 2 công trình chào mừng 2/9

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ, ngành, địa phương, tập đoàn phấn đấu có ít nhất 2 công trình đủ điều kiện khởi công hoặc khánh thành, chào mừng 80 năm Quốc khánh 2/9.
Sửa Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Tăng hiệu lực, thống nhất trong quản lý

Sửa Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Tăng hiệu lực, thống nhất trong quản lý

Sửa đổi luật nhằm thống nhất hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu lực hậu kiểm và gỡ nút thắt quản lý chất lượng hàng hóa nhóm 2, đặc biệt trong môi trường số hóa.
Doanh nghiệp là trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Doanh nghiệp là trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Ngày 6/5, tiếp tục chương trình kỳ họp, Quốc hội nghe báo cáo thẩm tra Luật đổi mới sáng tạo, nhấn mạnh cơ chế đột phá và vai trò trung tâm của doanh nghiệp.
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025

Ngày 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025.
Sửa đổi Hiến pháp: Bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng

Sửa đổi Hiến pháp: Bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng

Theo Đại biểu Quốc hội, việc sửa đổi Hiến pháp là một bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo, thể chế sâu rộng, đặt nền móng pháp lý cho đổi mới tổ chức bộ máy.
Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo bắt đầu từ 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Giám đốc Công an TP.HCM Lê Hồng Nam kiểm tra, chỉ đạo an ninh Đại lễ Vesak 2025

Giám đốc Công an TP.HCM Lê Hồng Nam kiểm tra, chỉ đạo an ninh Đại lễ Vesak 2025

Trung tướng Lê Hồng Nam chỉ đạo Công an TP.HCM sẵn sàng bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại lễ Vesak 2025, diễn ra từ ngày 6 - 8/5/2025.
Tạo cơ chế linh hoạt triển khai nhà máy điện hạt nhân

Tạo cơ chế linh hoạt triển khai nhà máy điện hạt nhân

Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) quy định Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hành trình trọn đời vì dân tộc

Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hành trình trọn đời vì dân tộc

Cả cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là hành trình vượt gian nan, gắn bó máu thịt với nhân dân, cống hiến trọn vẹn vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Chiều 5/5, Quốc hội thống nhất tuyệt đối việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đặt nền pháp lý mới cho bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu quả, phát triển đất nước.
Việt Nam tuân thủ Luật Biển để phát triển kinh tế biển bền vững

Việt Nam tuân thủ Luật Biển để phát triển kinh tế biển bền vững

Có đường bờ biển dài, Việt Nam tuân thủ luật pháp quốc tế hướng đến mục tiêu đưa đất nước thành quốc gia mạnh về biển, phát triển kinh tế bền vững dựa vào biển.
Chủ tịch nước: Việt Nam - Sri Lanka phấn đấu kim ngạch song phương đạt 1 tỷ USD

Chủ tịch nước: Việt Nam - Sri Lanka phấn đấu kim ngạch song phương đạt 1 tỷ USD

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Sri Lanka nhất trí thúc đẩy ký kết các thỏa thuận hợp tác kinh tế, phấn đấu đạt kim ngạch song phương đạt 1 tỷ USD.
Mobile VerionPhiên bản di động