Kon Tum: Đi làm rẫy chở đầu đạn về nhà, cả nhà thương vong Kon Tum: Đi tắm hồ đập, hai cháu nhỏ bị đuối nước |
Cụ thể, sau quá trình điều trị tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum nhưng do vết thương quá nặng, A Tiến (12 tuổi, con trai ông A Tu) đã tử vong vào lúc 7 giờ cùng ngày; hiện đã được đưa về nhà bàn giao cho gia đình để tiến hành lo hậu sự.
Thêm 1 nạn nhân trong vụ nổ đầu đạn tại tỉnh Kon Tum tử vong |
Hai nạn nhân đang được điều trị tại Bệnh viện là chị Y Khung (22 tuổi, vợ A Nhi) và A Kiên (12 tuổi).
Theo bác sĩ Võ Văn Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum, các bệnh nhân đều thuộc hộ nghèo nên về phía Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum tạm thời hỗ trợ chi phí điều trị. Hiện chi phí để tiến hành sơ cứu, mổ cấp cứu,... từ lúc các bệnh nhân nhập viện tới nay đã lên tới khoảng 100 triệu và số tiền này chưa dừng lại ở đây.
Bác sĩ Thiện cho biết: “Hiện tại Bệnh viện đang tạm thời điều trị miễn phí, còn khi nào người nhà có khả năng đóng được thì đóng chứ Bệnh viện cũng không còn cách nào. Còn Bệnh viện thì nhất quyết không thể nào bỏ rơi bệnh nhân".
Trước đó, khoảng 16h ngày 25/3, trong lúc đi làm mì, anh A Nhi (24 tuổi, trú tại thôn Kon Kon Đao Yốp, xã Đăk Long) đã phát hiện một đầu đạn nên chở về nhà bố vợ là ông A Tu, trú cùng thôn.
Tại đây, A Nhi dùng rựa tác động mạnh vào đầu đạn, khiến đầu đạn phát nổ lớn. Hậu quả, vụ nổ đã làm anh A Nhi tử vong tại chỗ và cháu A Phước (4 tuổi, con của A Nhi, tử vong khi đang cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Đăk Hà.
Các trường hợp bị thương đang được cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum gồm: Chị Y Khung (22 tuổi, vợ A Nhi) bị đa vết thương; A Kiên (12 tuổi) bị đa vết thương, có vết thương thủng ruột; A Tiến (12 tuổi con A Tu, hiện đã tử vong) bị vết thương sọ não.
Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ nổ khiến nhiều người thương vong, lãnh đạo huyện Đăk Hà trao hỗ trợ gia đình mỗi nạn nhân tử vong số tiền 6 triệu đồng, mỗi nạn nhân bị thương số tiền 3 triệu đồng. Tổng kinh phí hỗ trợ cho các gia đình là 21 triệu đồng, trích từ nguồn quỹ của Hội Chữ Thập đỏ và Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện.
Ngoài ra, các gia đình còn nhận được tiền hỗ trợ, động viên của cá nhân lãnh đạo huyện Đăk Hà.
Ngành chức năng tỉnh Kon Tum cũng khuyến cáo, qua các trường hợp bị tại nạn đầu đạn như trên, bà con trên địa bàn tỉnh Kon Tum nên cảnh giác với các vật liệu nổ còn sót do chiến tranh để lại, đừng vì một chút phế liệu mà để lại hậu quả nặng nề.