Tình hình dịch bệnh diễn biến ngày càng phức tạp ở các tỉnh miền Nam ảnh hưởng nặng nề đến đời sống, sinh hoạt của người dân. Tâm dịch TPHCM cùng 18 tỉnh thành khác tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Nhiều chốt chặn ở các cửa ngõ giao giữa các tỉnh, thành gây ra không ít khó khăn cho việc vận chuyển, cung ứng hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm và các sản phẩm phục vụ nhu cầu cơ bản khác của người dân.
Gia đình chị Bích Trâm (33 tuổi, quận 8) nhiều tuần nay thiếu rau củ, thịt cá do khu vực nhà chị bị giăng dây phong tỏa, hạn chế đi lại. Ban đầu, chị nhờ người quen xếp hàng mua giúp thực phẩm từ siêu thị, nhận túi lương thực hỗ trợ từ chính quyền. Song đây chỉ là giải pháp tạm thời, khó duy trì nếu tiếp tục phong tỏa và giãn cách xã hội lâu hơn. Chị cũng từng thử đặt giao hàng tận nơi nhưng gặp nhiều bất cập, thường xuyên “cháy” hàng, vận chuyển lâu… Đây cũng là tình hình chung của nhiều hộ khác trong cùng khu vực. Chị Trâm cho biết, trong nhóm chat khu phố, hầu hết các gia đình đều gặp khó khăn khi tìm mua thực phẩm, cả ở siêu thị lẫn đặt hàng trực tuyến.
Trước tình hình căng thẳng, Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn khẳng định, trong mọi tình huống, ngành Công Thương và Nông nghiệp sẽ "chịu trách nhiệm trước dân, Chính phủ nếu để đứt gãy chuỗi cung ứng các mặt hàng thiết yếu".
Đồng thời, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cũng đưa ra lời khuyên cho người dân các tỉnh, thành giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 từ 0h ngày 19/7 rằng "không nên nóng ruột, tích trữ mua nhiều hàng hóa mà cần tuân thủ các quy định, hướng dẫn của các cấp có thẩm quyền, địa phương".
"Mong người dân bình tĩnh, tin tưởng vào các chỉ đạo, hướng dẫn của các bộ ngành, địa phương. Bộ Công Thương làm hết sức mình để bảo đảm đáp ứng đầy đủ nhất có thể nhu cầu thiết yếu của người dân", ông nhấn mạnh.
Người dân TP HCM đi siêu thị mua rau, củ, thực phẩm trước thời điểm thành phố thực hiện Chỉ thị 16. Ảnh: Quỳnh Trần. |
Để tháo gỡ các nút thắt, hỗ trợ kịp thời cho tâm dịch, Sở Công Thương hợp tác cùng sàn thương mại điện tử Lazada nhanh chóng tăng cường thêm một kênh bán hàng bình ổn giá, đáp ứng nhu cầu mua sắm các nhu yếu phẩm, lương thực, thực phẩm trong thời dịch của người dân TP HCM và các tỉnh miền Nam.
Đại diện sàn thương mại điện tử Lazada cho biết mục tiêu hàng đầu của công ty hiện tại là liên tục mở rộng nguồn cung để đáp ứng tối đa nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Đồng thời, sàn cũng ra sức hỗ trợ tiểu thương và các nhà bán hàng duy trì hoạt động kinh doanh hiệu quả, cùng thành phố và cả nước ứng phó với dịch Covid-19.
Trước mắt, Lazada đang tích cực phối hợp cùng các doanh nghiệp bán lẻ và nhà cung cấp, nhanh chóng bổ sung nguồn hàng, đưa các mặt hàng rau, củ, quả đến tận tay người dân tại tâm dịch TP HCM. Đơn vị còn liên tiếp đưa các nhà bán hàng mới lên sàn nhằm đảm bảo nguồn cung đầy đủ, sẵn có. Toàn bộ quy trình khởi tạo gian hàng và đưa sản phẩm lên sàn cũng được rút ngắn so với trước đây. Trong 12 ngày TP HCM áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, Lazada ước tính đã cung cấp gần 60 tấn rau củ ra thị trường.
“Mục tiêu của chúng tôi là đưa càng nhiều nhà bán hàng mới lên sàn càng tốt, trong thời gian ngắn và giao hàng nhanh chóng đến tay người tiêu dùng. Tuy quy trình lên sàn giản lược, song các mặt hàng buộc phải đảm bảo chất lượng và đạt chuẩn, mức giá bình ổn kèm miễn phí vận chuyển. Hy vọng những nỗ lực này có thể giúp người dân tâm dịch yên tâm mua sắm, có đủ thực phẩm xuyên suốt thời gian giãn cách xã hội”, đại diện sàn thương mại điện tử Lazada chia sẻ.
Bên cạnh đó, Lazada cũng không ngừng đưa ra các sáng kiến, triển khai những giải pháp nhằm rút ngắn thời gian xử lý và giao hàng. Lazada đẩy mạnh việc khai thác nguồn lực logistics sẵn có, hợp tác với các đối tác vận chuyển để có thể giao hàng chất lượng và nhanh chóng đến tay người dân trên địa bàn thành phố.
Gian hàng bình ổn giá trên Lazada liên tục cập nhật tình trạng sản phẩm, bổ sung nguồn hàng kèm nhiều mã miễn phí vận chuyển, giao nhanh 3h phục vụ người dân trong tâm dịch. Ảnh: Lazada Việt Nam |
Trong 5 giờ đầu mở bán, kênh bán hàng bình ổn giá của Lazada đã cung cấp ra thị trường hơn nửa tấn rau, củ, quả. Đại diện sàn thương mại điện tử cho biết sẽ tiếp tục nỗ lực phối hợp với Sở Công Thương TP HCM và các nhà cung cấp để tiếp tục mở rộng nguồn cung sản phẩm trong những ngày tới.
Bên cạnh đẩy cao hiệu suất làm việc, Lazada tiếp tục duy trì các biện pháp phòng dịch chặt chẽ, nghiêm ngặt, tập trung đảm bảo an toàn cho khách hàng, nhân viên và cả cộng đồng. Cụ thể, đơn vị chủ động quán triệt toàn bộ đội ngũ nhân viên giao hàng, các điểm trung chuyển và trung tâm chia chọn hàng hóa tuân thủ những hướng dẫn, chỉ đạo phòng dịch từ Chính phủ và các cơ quan ban ngành trong quá trình giao hàng, đặc biệt là tại các khu vực phong tỏa, hạn chế tiếp xúc. Tất cả nhân viên giao vận được chia ca làm việc tách biệt, khai báo y tế và theo dõi sức khỏe hàng ngày.
Nhân viên giao hàng Lazada tiến hành khử khuẩn gói hàng, trang bị đầy đủ đồ bảo hộ phòng dịch, áp dụng giao hàng không tiếp xúc nhằm đảm bảo an toàn cho cả khách hàng lẫn bản thân. Ảnh: Lazada Việt Nam |
Sàn cũng giữ nguyên việc áp dụng quy trình giao hàng không tiếp xúc và luôn tuân thủ hướng dẫn 5K của Chính phủ. Các kho hàng, cơ sở hạ tầng cũng được liên tục phun khử khuẩn giữa các ca làm việc trong ngày để đảm bảo không lây nhiễm chéo tại khuôn viên làm việc.