Thêm 79 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam
Nông nghiệp - nông thôn 10/12/2022 17:03 Theo dõi Congthuong.vn trên
Phát hiện 200kg thuốc bảo vệ thực vật không được phép sử dụng Kết luận của thanh tra Đắk Nông về sản xuất, kinh doanh phân bón và thuốc bảo vệ thực vật |
Ngày 2/12/2022, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đã ký ban hành Thông tư số 19/2022/TT-BNNPTNT về Danh mục thuốc Bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam và Danh mục thuốc Bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam thay thế cho Thông tư số 19/2021/TT-BNNPTNT ngày 28/12/2021.
![]() |
Lực lượng quản lý thị trường tăng cường công tác kiểm tra mặt hàng thuốc Bảo vệ thực vật |
Theo đó, danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam bao gồm 1.758 hoạt chất với 4.374 tên thương phẩm. Trong đó, nhóm thuốc trừ sâu chiếm nhiều nhất với 689 hoạt chất và 1.670 tên thương phẩm. Tiếp đến là thuốc trừ bệnh có 651 hoạt chất với 1.492 tên thương phẩm, thuốc trừ cỏ có 256 hoạt chất với 765 tên thương phẩm...
So với Thông tư cũ, Thông tư mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành và có hiệu lực từ 16/1/2023, có thêm 79 hoạt chất với 301 tên thương phẩm thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam, chủ yếu nằm trong nhóm thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh và thuốc trừ cỏ.
Thông tư này vẫn giữ nguyên 31 hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật bị cấm sử dụng tại Việt Nam bao gồm các hoạt chất: 2.4.5 T, Captan, Captafol, Methamidophos, Aldrin, Carbofuran, Chlordane, Methyl Parathion, Parathion Ethyl, BHC, Lindane...
Từ năm 2017 đến nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã loại bỏ 12 hoạt chất gồm Carbendazim, Thiophanate Methyl, Benomyl, Paraquat, 2,4D, Acephate, Diazinon, Zinc phosphide, Malathion, Chlorpyrifos ethyl, Fipronil, Glyphosate với 1.706 tên thương phẩm có nguy cơ cao ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường.
Cuối năm 2021, Cục Bảo vệ thực vât (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) có công văn gửi các hiệp hội và các tổ chức, cá nhân kinh doanh về kế hoạch rà soát, loại bỏ thuốc bảo vệ thực vật.
Dự kiến kế hoạch các hoạt chất sẽ được đưa ra khỏi danh mục trong quý II/2022, gồm hoạt chất Carbosulfan, Benfuracarb. Tuy nhiên, trong Thông tư mới, hai hoạt chất này vẫn nằm trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Vườn cà phê ba tầng sinh thái

Trồng cải kale thu tiền triệu mỗi ngày

Chăn nuôi heo theo mô hình kinh tế tuần hoàn thu tỷ suất lợi nhuận lên tới 60%

Vụ ngộ độc cá chép ủ chua, ngành nông nghiệp chỉ đạo khẩn

Vẫn còn hơn 3,3 triệu ha rừng và đất rừng chưa có chủ
Tin cùng chuyên mục

Quản lý thiết bị giám sát hành trình: Cần xử phạt nghiêm vi phạm để răn đe

Đây là thời điểm quan trọng để thay đổi tư duy về du lịch nông nghiệp, nông thôn

Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai kiến nghị khẩn để 'cứu' ngành chăn nuôi

Nông dân "đấu trí" về canh tác cà phê thông minh

Xây dựng chuỗi ngành hàng cà phê bền vững gắn với tăng trưởng xanh

Đắk Nông hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững

Chống khai thác IUU, đề xuất xử lý bằng hình ảnh các trường hợp vi phạm

Chương trình OCOP- Mỗi sản phẩm là một viên gạch tạo dựng nông thôn mới

Điện lực Đức Cơ (PC Gia Lai) đồng hành xây dựng nông thôn mới

Công ty Vương Thành Công: Thành công với cà phê hữu cơ

Lịch sử hơn 100 năm cây cà phê đến với thủ phủ Đắk Lắk

Hơn 700 nông dân tham gia chương trình chia sẻ kinh nghiệm về cà phê

Xúc tiến thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam – Lào

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải tiếp đoàn Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

VIPA khuyến cáo không tiêu thụ sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc

Kiểm soát chặt, ngăn nhập lậu gia cầm vào Việt Nam

Mozambique tham quan, học hỏi kinh nghiệm phát triển hợp tác xã tại Việt Nam

Diện tích sầu riêng phát triển nóng, Cục Trồng trọt chỉ đạo khẩn

180 ngày hành động gỡ "thẻ vàng" trước khi Ủy ban châu Âu vào thanh tra IUU lần thứ 4
