Thêm 1,2 tỷ USD đầu tư mở rộng: Bước ngoặt "đổi đời" của Lọc dầu Dung Quất

Sau gần 15 năm, nhà máy bước vào giai đoạn phát triển mới với nguồn đầu tư tỷ USD, nâng vị thế cạnh tranh lên một tầm cao mới, tăng thu ngân sách hàng năm.
Phát triển năng lượng tái tạo ngoài khơi: Dấu ấn mở đường “bật sáng” tiềm năng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoàn thành vượt chỉ tiêu nộp ngân sách và lợi nhuận hợp nhất trước thuế Petrovietnam về đích nhiều chỉ tiêu quan trọng

Hơn 1,2 tỷ USD nâng cấp, mở rộng nhà máy

Đầu tháng 5/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất của Công ty cổ phần lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR). Theo đó, dự án sẽ đầu tư nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất hiện hữu để nâng công suất chế biến của nhà máy từ 148.000 thùng/ngày lên 171.000 thùng/ngày. Sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn EURO 5, tiêu chuẩn môi trường theo lộ trình bắt buộc áp dụng của Chính phủ.

Thêm 1,2 tỷ USD đầu tư mở rộng: Bước ngoặt "đổi đời" của Lọc dầu Dung Quất
Ảnh minh họa

Tổng vốn cho dự án mở rộng, nâng cấp này khoảng 31.235 tỷ đồng, tương đương 1,257 tỷ USD. Nguồn vốn đầu tư được thực hiện theo cơ cấu chủ sở hữu/vốn vay là 40/60. Nhà đầu tư được xem xét điều chỉnh cơ cấu vốn cho phù hợp với thực tế khả năng cân đối nguồn, nhằm đem lại hiệu quả cao hơn. Dự án triển khai hợp đồng EPC dự kiến trong 37 tháng, quý I/2028 sẽ đưa nhà máy vào vận hành.

Trước đó, trong chuyến thăm và làm việc với BSR đầu năm 2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam phát huy kết quả hoạt động của nhà máy, đồng thời rút kinh nghiệm từ các dự án khác để khẩn trương triển khai dự án nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất bảo đảm đúng quy định, kịp thời, hiệu quả.

Trong thông điệp gửi cổ đông năm 2023, ban lãnh đạo BSR nhấn mạnh quyết tâm giữ vị thế là đơn vị tiên phong của khâu hạ nguồn trong chuỗi hoạt động kinh doanh sản xuất của ngành dầu khí. Đơn vị đã và đang giữ vững vị thế chủ lực trong ngành công nghiệp lọc hóa dầu Việt Nam với sản lượng đáp ứng trên 30% nhu cầu xăng dầu cho đất nước.

Dự án nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất được kỳ vọng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội của cả nước, đặc biệt khu vực Trung Bộ. Đồng thời, dự án cũng sẽ góp phần trong việc tăng lượng sản phẩm xăng, dầu trong nước, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia và thu hút thêm các nhà đầu tư trong việc phát triển lĩnh vực hoá dầu, các nguồn năng lượng phụ trợ…

Vì sao phải mở rộng, nâng cấp?

Trao đổi với Tạp chí Đầu tư Tài chính, ông Nguyễn Văn Hội, Chủ tịch HĐQT BSR, cho biết việc mở rộng nhà máy là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo nhà máy hoạt động hiệu quả. Nâng cấp, mở rộng không phải là câu chuyện riêng của Nhà máy lọc dầu Dung Quất mà tất cả các nhà máy lọc dầu trên thế giới từng làm cách đây hàng chục năm, trong đó có cả những nước có nền công nghiệp lọc hóa dầu phát triển như Nga, Nhật, Mỹ.

“Việc xây dựng và phát triển một nhà máy lọc dầu gồm nhiều giai đoạn. Giai đoạn 1 là xây dựng một nhà máy cơ sở, sau đó vận hành và đánh giá, từ đó có giai đoạn 2 nâng cấp, mở rộng. Bên cạnh đó, việc tiêu thụ và giá xăng dầu thay đổi liên tục nên phải tính toán, nâng cấp, tối ưu hóa để nâng cao hiệu quả của các nhà máy lọc dầu”, ông Hội cho hay.

Đáng chú ý, khi thiết kế xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất, cả thế giới mới áp dụng tiêu chuẩn khí thải EURO 2 nhưng đến nay đã là EURO 5. Vì vậy, nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất để đáp ứng tiêu chuẩn khí thải mới khi Việt Nam đã tham gia vào một số công ước quốc tế về môi trường.

Về sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội, sau khi dự án hoàn thành, đi vào hoạt động, dự kiến các khoản thu ngân sách nhà nước tăng thêm khoảng 1.361 tỷ đồng/năm. Con số này cũng sẽ thay đổi tăng, giảm theo tình hình biến động thị trường dầu thô, sản phẩm xăng, dầu trong nước và thế giới.

Theo Chủ tịch HĐQT BSR Nguyễn Văn Hội, trải qua 15 năm hoạt động, BSR đã hoàn thành mắt xích cuối cùng trong hoạt động của Nhà máy lọc dầu Dung Quất từ khai thác đến sản xuất sản phẩm.

“Dự án nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất là chiến lược phát triển mang tính cấp thiết của BSR nhằm đảm bảo phù hợp với xu hướng sử dụng nhiên liệu ngày càng sạch hơn để bảo vệ môi trường và lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải của Chính phủ. Đồng thời, dự án cũng sẽ giúp BSR giữ vững và duy trì năng lực cạnh tranh trên thị trường, tăng năng lực sản xuất sản phẩm xăng dầu trong nước, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi và khu vực miền Trung. Trong trung hạn và dài hạn, với tinh thần trở thành doanh nghiệp dẫn đầu khu vực và có vị thế quốc tế trong lĩnh vực năng lực và lọc hóa dầu, BSR sẽ tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của ngành dầu khí Việt Nam”, ông Hội nhấn mạnh.

Ông Hội cũng cho biết thêm, mục tiêu chiến lược của BSR là xây dựng đơn vị trở thành một công ty lọc hóa dầu chủ động, năng động, có năng lực cạnh tranh ở trong nước và quốc tế, đạt hiệu quả sản xuất - kinh doanh ở mức cao, gắn liền với bảo vệ môi trường, an toàn và tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội. Vì vậy, việc nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất là bước ngoặt quan trọng để BSR hiện thực hóa mục tiêu trên.

vietnamfinance.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng: Lấy khách hàng làm trung tâm

Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng: Lấy khách hàng làm trung tâm

Thời gian qua, Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Phòng (PC Hải Phòng) đã triển khai và đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ khách hàng.
Lào Cai: Hệ thống điện thiệt hại trên 53 tỷ đồng sau bão số 3

Lào Cai: Hệ thống điện thiệt hại trên 53 tỷ đồng sau bão số 3

Thống kê sơ bộ của Điện lực Lào Cai, sau bão số 3 có 1.699 cột điện bị nghiêng, gãy, đổ; 14 trạm biến áp bị hư hỏng, sụt lún, hơn 11.000 mét dây dẫn bị hư hại.
Công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất, kinh doanh điện của EVN

Công bố kết quả kiểm tra chi phí sản xuất, kinh doanh điện của EVN

Theo kết quả kiểm tra chi phí sản xuất, kinh doanh điện của EVN năm 2023, Đoàn kiểm tra đã kết luận EVN lỗ 34.244,96 tỷ đồng.
Giải bài toán lỗ của EVN: Làm gì để không còn mua cao, bán thấp?

Giải bài toán lỗ của EVN: Làm gì để không còn mua cao, bán thấp?

Giá điện bán ra thấp hơn so với giá thành sản xuất đã làm cho EVN năm 2023 lỗ trên 34 nghìn tỷ đồng. Vậy giải bài toán lỗ của EVN như thế nào?
Ông Phan Đức Hiếu: Phải tách bạch giá điện giữa các nhóm chính sách

Ông Phan Đức Hiếu: Phải tách bạch giá điện giữa các nhóm chính sách

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu cho rằng, phải tách bạch giá điện giữa các nhóm chính sách, đảm bảo hài hòa lợi ích cho các bên.

Tin cùng chuyên mục

TS. Hà Đăng Sơn: Nếu không cải cách giá điện, chắc chắn sẽ không thể thu hút đầu tư

TS. Hà Đăng Sơn: Nếu không cải cách giá điện, chắc chắn sẽ không thể thu hút đầu tư

Theo TS. Hà Đăng Sơn, nếu tiếp tục không cải cách giá điện sẽ khó thu hút vốn từ các nhà đầu tư tư nhân và cũng khó khăn cho triển khai quy hoạch điện.
Tính đúng, tính đủ giá điện: Đảm bảo phát triển bền vững cho ngành điện

Tính đúng, tính đủ giá điện: Đảm bảo phát triển bền vững cho ngành điện

Việc "tính đúng, tính đủ giá điện" và đẩy mạnh thực hiện lộ trình này là yêu cầu tất yếu, khách quan vì sự phát triển bền vững của ngành điện.
Lào Cai: Người dân xã Trịnh Tường giúp Điện lực Bát Xát khắc phục sự cố sau bão

Lào Cai: Người dân xã Trịnh Tường giúp Điện lực Bát Xát khắc phục sự cố sau bão

Cơn bão số 3 để lại những thiệt hại nghiêm trọng, đặc biệt là đối với lưới điện của Lào Cai, hiện công tác khắc phục đang tích cực triển khai...
Ngành điện miền Nam góp ý Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Ngành điện miền Nam góp ý Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội nghị góp ý kiến các dự án luật, trong đó, có Luật Điện lực (sửa đổi).
Đà Nẵng: Khuyến khích lắp đặt điện mặt trời mái nhà có hệ thống lưu trữ điện

Đà Nẵng: Khuyến khích lắp đặt điện mặt trời mái nhà có hệ thống lưu trữ điện

TP. Đà Nẵng đặt mục tiêu đến năm 2030, sẽ phát triển thêm thêm 30MW công suất nguồn điện mặt trời mái nhà (số liệu tính từ năm 2021 - 2030).
Quảng Nam kiến nghị bổ sung 11 dự án thủy điện nhỏ vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Quảng Nam kiến nghị bổ sung 11 dự án thủy điện nhỏ vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Tỉnh Quảng Nam kiến nghị Thủ tướng Chính Phủ, Bộ Công Thương xem xét bổ sung 11 dự án thủy điện nhỏ trên địa bàn vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII.
Lý Sơn đã chuyển mình ra sao sau 10 năm điện lưới

Lý Sơn đã chuyển mình ra sao sau 10 năm điện lưới 'vượt biển'?

Chỉ trong vòng 10 năm, điện lưới quốc gia không chỉ mang lại ánh sáng mà còn thúc đẩy kinh tế, du lịch và các dịch vụ tại Lý Sơn phát triển vượt bậc.
SAF - Xu hướng sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững

SAF - Xu hướng sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững

Ngành hàng không là một trong ngành công nghiệp có tốc độ phát triển nhanh chóng và đặt ra nhiều thách thức, nhất là vấn đề phát thải ra môi trường.
Ngành điện miền Nam: Chuyển đổi số toàn diện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Ngành điện miền Nam: Chuyển đổi số toàn diện nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Việc áp dụng chuyển đổi số toàn diện giúp Tổng công ty Điện lực miền Nam nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đem nhiều tiện ích cho khách hàng sử dụng điện.
Chính thức phê duyệt khung giá điện gió và thủy điện nhập khẩu từ Lào

Chính thức phê duyệt khung giá điện gió và thủy điện nhập khẩu từ Lào

Bộ Công Thương ban hành quyết định phê duyệt khung giá nhập khẩu điện từ Lào về Việt Nam, áp dụng từ ngày 31/12/2025.
Gia Lai: Lưới điện tiếp nhận Chư Prông - sau 3 năm nhìn lại

Gia Lai: Lưới điện tiếp nhận Chư Prông - sau 3 năm nhìn lại

Sau 3 năm tiếp nhận toàn bộ lưới điện của Công ty Cổ phần Điện Gia Lai (GEC) trên địa bàn huyện Chư Prông, PC Gia Lai đã phục vụ tốt nhất nhu cầu của người dân.
EVNCPC: Đóng điện đường dây cáp ngầm 110kV Chi Lăng - Hải Châu

EVNCPC: Đóng điện đường dây cáp ngầm 110kV Chi Lăng - Hải Châu

Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) vừa đóng điện và đưa công trình đường dây cáp ngầm 110kV Chi Lăng – Hải Châu (TP. Đà Nẵng) đi vào hoạt động.
Ông Nguyễn Khắc Quyền: Bộ Công Thương cầu thị và trách nhiệm trong xây dựng chính sách kinh doanh xăng dầu

Ông Nguyễn Khắc Quyền: Bộ Công Thương cầu thị và trách nhiệm trong xây dựng chính sách kinh doanh xăng dầu

Ông Nguyễn Khắc Quyền, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương bày tỏ quan điểm về Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu.
Lâm Đồng: Tích cực triển khai thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt

Lâm Đồng: Tích cực triển khai thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt

Điện lực Bảo Lâm (Lâm Đồng) là đơn vị tiên phong trong công tác chuyển đổi số và tích cực triển khai thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt.
Trung Quốc thử nghiệm dàn pin năng lượng mặt trời nổi được trên biển, chịu được sóng lớn

Trung Quốc thử nghiệm dàn pin năng lượng mặt trời nổi được trên biển, chịu được sóng lớn

Dàn pin năng lượng mặt trời nổi chịu sóng đầu tiên của Trung Quốc, hiện đang tiến gần đến giai đoạn hoàn tất lắp đặt thiết bị cuối cùng để đi vào vận hành.
Tầm nhìn và ngành điện của Liên bang Nga như thế nào trong 18 năm tới?

Tầm nhìn và ngành điện của Liên bang Nga như thế nào trong 18 năm tới?

Ngành điện của Liên bang Nga trong 18 năm tới là một quá trình chuyển đổi quan trọng, trong đó có việc phát triển các nguồn năng lượng sạch.
Dự báo bức tranh điện năng lượng tái tạo toàn cầu trong 25 năm tới

Dự báo bức tranh điện năng lượng tái tạo toàn cầu trong 25 năm tới

Tương lai của năng lượng tái tạo toàn cầu trong 25 năm tới dự kiến sẽ có những thay đổi mạnh mẽ, với các nguồn năng lượng sạch đóng vai trò chủ đạo.
Công ty Điện lực Hà Giang: Nhọc nhằn cấp điện mùa mưa bão 2024

Công ty Điện lực Hà Giang: Nhọc nhằn cấp điện mùa mưa bão 2024

Sạt lở đất, lũ quét là khó khăn lớn nhất đối với những người thợ điện ở Hà Giang vào mùa mưa, bão để đảm bảo cấp điện an toàn, ổn định cho người dân.
Luật sư Bùi Văn Thành: Bộ Công Thương rất nỗ lực trong xây dựng Nghị định kinh doanh xăng dầu

Luật sư Bùi Văn Thành: Bộ Công Thương rất nỗ lực trong xây dựng Nghị định kinh doanh xăng dầu

Luật sư Bùi Văn Thành đánh giá, Bộ Công Thương đã rất nỗ lực và cầu thị trong xây dựng Nghị định kinh doanh xăng dầu.
Công ty CP Bia Hà Nội - Kim Bài: Giảm chi phí nhờ tiết kiệm năng lượng

Công ty CP Bia Hà Nội - Kim Bài: Giảm chi phí nhờ tiết kiệm năng lượng

Với tổng mức tiết kiệm năng lượng đạt 159.302 kWh, năm 2023 Công ty CP Bia Hà Nội - Kim Bài đã đạt danh hiệu Cơ sở dụng năng lượng Xanh 4 sao của TP. Hà Nội.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động