Thể lệ Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

.

.

Thể lệ Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng: Ngăn chặn “virus” xấu độc tấn công giới trẻ Chủ động phối hợp bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong Khối các cơ quan Trung ương

Báo Công Thương xin giới thiệu thể lệ Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

Thể lệ Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Các bài tham gia Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ 2 năm 202. Ảnh: Sỹ Thành

CHƯƠNG I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích, ý nghĩa

- Tiếp tục khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác xây dựng Đảng; tạo động lực nâng cao chất lượng công tác thông tin, tuyên truyền về xây dựng Đảng nói chung và của ngành Công Thương nói riêng trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Nêu bật tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm, chủ động của Ban cán sự đảng, các tổ chức Đảng thuộc Bộ/Ngành Công Thương trong việc thực hiện Nghị quyết 35-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng, tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” và các Nghị quyết của Đảng.

- Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị của ngành Công Thương về công tác xây dựng Đảng, góp phần phát triển lý luận về xây dựng Đảng và bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên trong ngành Công Thương; xây dựng tổ chức bộ máy của Bộ/ngành Công Thương tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ; tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực cầm quyền của Đảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị.

- Động viên, khuyến khích cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động tham gia đóng góp ý kiến, ý tưởng sáng tạo qua các tác phẩm báo chí trong việc xây dựng Đảng; tăng cường bảo vệ nền tảng, tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới gắn với hoạt động của ngành Công Thương.

- Cổ vũ, ghi nhận và tôn vinh tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc tiêu biểu và tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong hoạt động tuyên truyền về xây dựng Đảng; Nghị quyết 35-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Tăng cường bảo vệ nền tảng, tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.

Điều 2. Phạm vi, đối tượng áp dụng

2.1. Thể lệ này quy định mục đích, ý nghĩa, phạm vi, đối tượng áp dụng, số lượng tác phẩm, tiêu chí xét chọn, cơ cấu giải thưởng, mức thưởng, hồ sơ, quy trình, thủ tục, Ban Giám khảo và cách thức tổ chức cuộc thi chính luận “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.

2.2. Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại Bộ/Ngành Công Thương, gồm cả các cơ sở giáo dục đào tạo (trừ thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo và thành viên Tổ thư ký cuộc thi) và bạn đọc trong và ngoài nước, đều có quyền gửi tác phẩm tham dự cuộc thi.

CHƯƠNG II. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3: Quy định về tác phẩm dự thi

Tác phẩm tham dự cuộc thi là những tác phẩm không được vi phạm Luật Báo chí, Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật kể từ thời điểm gửi cho Ban Tổ chức cuộc thi.

Điều 4. Quy định về số lượng tác phẩm tham gia dự thi

Mỗi tác giả/nhóm tác giả có thể gửi bài dự thi với số lượng không giới hạn.

Điều 5. Tiêu chí xét trao giải

5.1. Về chủ đề, nội dung

Tác phẩm dự thi có nội dung không trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, bảo đảm tính chiến đấu, thuyết phục, khoa học, gắn kết chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn, góp phần bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, phản biện có hiệu quả các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị trong và ngoài nước.

Chủ đề tác phẩm tập trung khẳng định giá trị khoa học, cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng, bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng (trong đó có nội dung cốt lõi, nội dung mới của Văn kiện Đại hội XIII của Đảng), phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên tất cả các lĩnh vực, nhất là lĩnh vực ngành Công Thương; tổng kết những kinh nghiệm quý, mô hình, cách làm hiệu quả và đề xuất giải pháp, kiến nghị để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Tác giả nhóm tác giả có thể tự xác định chủ đề cụ thể của tác phẩm phù hợp với chủ đề chung của cuộc thi hoặc có thể theo các nhóm chủ đề do Ban Tổ chức gợi ý:

- Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, củng cố niềm tin vào chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tạo sự đồng thuận và niềm tin của nhân dân đối với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nói chung và ngành Công Thương nói riêng.

- Bảo vệ những thành quả của công cuộc đổi mới thuộc lĩnh vực ngành Công Thương góp phần bảo vệ lợi ích quốc gia dân tộc, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước trong bối cảnh hội nhập.

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; lãnh đạo, chỉ đạo của Ban cán sự đảng Bộ Công Thương, các tổ chức Đảng trực thuộc đối với quá trình phát triển của ngành Công Thương.

- Phản biện các quan điểm, nhận thức chưa đúng về ngành Công Thương; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa và ngành Công Thương; làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn và hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động trong tình hình mới đối với ngành Công Thương ở tất cả các lĩnh vực.

- Đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ ngành Công Thương, góp phần xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.

- Những kinh nghiệm, mô hình hay, cách làm hiệu quả của các tổ chức, cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc Bộ/Ngành Công Thương trong công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới.

5.2. Về hình thức, loại hình báo chí

5.2.1. Báo viết

Tác phẩm được trình bày dưới dạng một bài báo chính luận trên báo in hoặc báo điện tử với các yêu cầu cụ thể:

Đối với báo in

- Tên tác phẩm: viết hoa (chữ đậm).

- Ghi rõ thể loại tác phẩm: Báo in.

- Tóm tắt tác phẩm: không quá 150 từ, khoảng 10 dòng (in nghiêng).

- Một tác phẩm không quá 4.000 từ (không tính chú thích và tài liệu tham khảo, thông tin tác giả). Bản in và file mềm tác phẩm định dạng A4, cỡ chữ 14, font Times New Roman, dãn cách 1,5; lề trên 2,5 cm; lề dưới 2,5 cm; lề trái 3 cm; lề phải 2 cm.

- Chú thích tài liệu trích dẫn (nếu có): Trình bày như đối với bài Tạp chí.

Đối với báo điện tử

- Tên tác phẩm: viết hoa (chữ đậm).

- Ghi rõ thể loại tác phẩm: Báo điện tử.

- Sapo: không quá 60 từ, khoảng 4 dòng (in nghiêng).

- Một tác phẩm không quá 2.000 từ (không tính chú thích và tài liệu tham khảo, thông tin tác giả). Bản in và file mềm tác phẩm định dạng A4, cỡ chữ 14, font Times New Roman, dãn cách 1,5; lề trên 2,5 cm; lề dưới 2,5 cm; lề trái 3 cm; lề phải 2 cm.

- Chú thích tài liệu trích dẫn (nếu có): Trình bày như đối với bài Tạp chí.

Với bài nhiều kỳ: không quá 03 kỳ, mỗi kỳ không quá 2.000 từ, mỗi kỳ kết cấu như một tác phẩm độc lập.

5.2.2. Tạp chí

Tác phẩm được trình bày dưới dạng một tác phẩm chính luận trên tạp chí in hoặc tạp chí điện tử với các yêu cầu cụ thể:

- Tên tác phẩm: viết hoa (chữ đậm).

- Ghi rõ loại hình tác phẩm: Tạp chí.

- Tóm tắt tác phẩm: không quá 150 từ, khoảng 10 dòng (in nghiêng).

- Từ khóa: gồm 3 đến 5 từ khóa.

- Dung lượng tác phẩm: Tối thiểu 4.000 từ - tối đa 6.000 từ (không tính chú thích và tài liệu tham khảo, thông tin tác giả). Bản in và file mềm tác phẩm định dạng A4, cỡ chữ 14, font Times New Roman, giãn cách 1,5; lề trên 2,5 cm; lề dưới 2,5 cm; lề trái 3 cm; lề phải 2 cm.

- Chú thích tài liệu trích dẫn: đề ở cuối trang. Đối với sách báo tiếng Việt ghi rõ tác giả (năm), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản, tập số, trang trích dẫn. Đối với sách báo nước ngoài xuất bản bằng tiếng Việt thì sử dụng bản dịch ở lần xuất bản mới nhất. Tên sách và tên người nước ngoài đều viết bằng tiếng của nước đã xuất bản ấn phẩm, không phiên âm, chuyển ngữ hoặc dịch trừ những tên đã được Việt hóa (như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan...).

- Tài liệu tham khảo: xếp tên tác giả (nếu không xác định được tác giả thì xếp theo tên cơ quan hoặc tên tài liệu) theo A, B, C với gồm: Tên tác giả (năm), tên sách, nhà xuất bản, nơi xuất bản, tập số.

5.2.3. Phát thanh, truyền hình

- Thể loại phát thanh: Mỗi tác phẩm là một bài hoặc loạt bài chuyên luận, chuyên đề về cùng một chủ đề (mỗi loạt bài không quá 03 kỳ). Mỗi bài (hoặc mỗi kỳ trong loạt bài) có độ dài tối đa không quá 30 phút, thể hiện được đặc trưng của báo phát thanh là âm thanh rõ ràng, tiếng nói nhân vật, tiếng động, âm nhạc bảo đảm chất lượng, hấp dẫn.

- Thể loại truyền hình: Mỗi tác phẩm là một bài hoặc loạt bài chuyên luận, chuyên đề về cùng một chủ đề (mỗi loạt bài không quá 03 kỳ). Mỗi bài (hoặc mỗi kỳ trong loạt bài) có độ dài tối đa không quá tối đa không quá 30 phút, thể hiện được đặc trưng của báo truyền hình là hình ảnh động, hình ảnh phải đạt yêu cầu chất lượng.

5.2.4. Video clip

Mỗi tác phẩm là một video clip hoặc loạt video clip về cùng một chủ đề chuyên luận, chuyên đề (mỗi loạt video clip không quá 03 kỳ). Mỗi video clip (hoặc mỗi kỳ trong loạt video clip) có độ dài tối đa không quá 05 phút, thể hiện được đặc trưng của thể loại video clip là hình ảnh động, hình ảnh phải đạt yêu cầu chất lượng.

Lưu ý:

- Tác phẩm dự thi của tác giả/nhóm tác giả sẽ được tổ chức chấm kín, vì vậy tác giả/nhóm tác giả cung cấp thông tin cá nhân ở một trang riêng đính kèm phía sau tác phẩm (đối với dạng viết) hoặc kịch bản văn học (đối với dạng âm thanh/hình ảnh/video clip). Không đặt thông tin của tác giả/nhóm tác giả gắn với bất cứ nội dung nào của tác phẩm.

- Thông tin cá nhân gồm: Họ và tên, năm sinh, bút danh, chức danh khoa học, chức vụ, đơn vị công tác, địa chỉ liên hệ, số điện thoại, địa chỉ email và số tài khoản (kèm chi nhánh ngân hàng), mã số thuế cá nhân.

- Những tác phẩm không đáp ứng các quy định về nội dung và hình thức nêu trên bị coi là phạm quy (bị loại). Ban Tổ chức Cuộc thi không hoàn trả các tác phẩm phạm quy.

- Yêu cầu tác phẩm dự thi bảo đảm tính mới, chính xác, tính thuyết phục cao. Trong cần trích dẫn rõ nguồn (nếu có), bảo đảm trung thực, thực hiện đúng quy định của Luật Báo chí, Luật Sở hữu trí tuệ.

- Tác phẩm đã đăng trên ấn phẩm của các cơ quan báo chí in, báo chí điện tử, đài phát thanh, truyền hình trong cả nước được cấp giấy phép hoạt động của Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc cơ quan có thẩm quyền tuân thủ pháp luật Việt Nam (trong thời gian từ ngày Ban Tổ chức cuộc thi do Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương phát động 15/3/2023 đến hết ngày 30/5/2023).

- Các tác phẩm tham dự giải gửi về Ban Tổ chức được lựa chọn đăng trên Báo Công Thương sẽ được hưởng nhuận bút theo quy định.

- Không nhận tác phẩm đã đoạt giải Báo chí Quốc gia và Giải báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng).

5.3. Cách thức và yêu cầu gửi bài dự thi:

- Tác phẩm báo in cần photocopy (có cả măng-set báo) hoặc gửi bản gốc, có xác nhận của cơ quan báo chí. Ghi rõ tác giả, bút danh (nếu có), địa chỉ, nghề nghiệp, số điện thoại liên hệ. Nếu là loạt bài, cần có bản liệt kê tên từng bài, ngày tháng năm công bố trên báo. Nếu của nhóm phóng viên, cần ghi rõ họ tên từng người.

- Tác phẩm báo điện tử bao gồm cả Infographic, Longform, video cần gửi bản in từ giao diện trang báo điện tử và kèm theo đường link bài báo (không nhận tác phẩm đánh máy lại).

Điều 6. Cơ cấu giải và hình thức khen thưởng

6.1. Cơ cấu giải thưởng

- Đối với cá nhân/nhóm tác giả có tác phẩm đạt giải: Ban Tổ chức sẽ trao 01 giải Đặc biệt, 01 Giải Nhất, 05 Giải Chuyên đề, 03 Giải Nhì, 06 Giải Ba và 8 Giải Khuyến khích.

- 05 bằng khen Tập thể dành cho các đơn vị có nhiều tác phẩm dự thi

6.2.Hình thức khen thưởng

- 01 Giải đặc biệt: Được nhận giấy chứng nhận đoạt giải do Ban Tổ chức cấp và phần thưởng: 10.000.000đ (Mười triệu đồng);

- 01 giải Nhất: Được nhận giấy chứng nhận đoạt giải do Ban Tổ chức cấp và phần thưởng: 7.000.000đ (Bảy triệu đồng);

- 05 giải Chuyên đề: Được nhận giấy chứng nhận đoạt giải do Ban Tổ chức cấp và phần thưởng: 7.000.000đ (Bảy triệu đồng);

- 03 giải Nhì: Được nhận giấy chứng nhận đoạt giải do Ban Tổ chức cấp và phần thưởng: 5.000.000đ (Năm triệu đồng);

- 06 giải Ba: Được nhận giấy chứng nhận đoạt giải do Ban Tổ chức cấp và phần thưởng: 3.000.000đ (Ba triệu đồng);

- 08 giải Khuyến khích: Được nhận giấy chứng nhận đoạt giải do Ban Tổ chức cấp và phần thưởng: 2.000.000đ (Hai triệu đồng);

- 05 bằng khen Tập thể dành cho các đơn vị có nhiều tác phẩm dự thi: Được nhận bằng khen do Ban Tổ chức cấp và phần thưởng: 3.000.000đ (Ba triệu đồng);

Điều 7. Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức, Đơn vị Thường trực Cuộc thi

7.1. Ban Chỉ đạo Cuộc thi

- Đồng chí Nguyễn Hồng Diên – Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương.

- Đồng chí Đặng Hoàng An, Ủy viên Ban cán sự đảng, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Công Thương.

7.2. Ban Tổ chức Cuộc thi

- Ban Tổ chức Cuộc thi gồm: Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương; Đảng ủy Bộ, Văn phòng Bộ, Văn phòng BCSĐ, Báo Công Thương, đại diện một số đơn vị trong và ngoài Bộ.

- Ban Tổ chức Cuộc thi do Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương ra quyết định thành lập có nhiệm vụ tổ chức các hoạt động liên quan đến Cuộc thi.

- Ban Tổ chức Cuộc thi thành lập Tổ Thư ký để giúp việc Ban Tổ chức Cuộc thi thực hiện nhiệm vụ.

- Ban Tổ chức Cuộc thi được quyền thu nhận, chắt lọc các bài có nội dung chất lượng, phù hợp để đăng trên Cổng Thông tin Bộ Công Thương, các cơ quan báo chí thuộc bộ và một số cơ quan thông tin của Trung ương để phục vụ công tác tuyên truyền và bảo vệ nền tảng của Đảng, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, thù địch.

7.3. Đơn vị Thường trực Cuộc thi

Đảng ủy Bộ Công Thương, Văn phòng Ban cán sự đảngvà Báo Công Thương là đơn vị Thường trực Cuộc thi. Đơn vị Thường trực Cuộc thi có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai, phổ biến, hướng dẫn thực hiện Thể lệ Cuộc thi tới các đơn vị, cá nhân có liên quan.

- Là đầu mối nhận tác phẩm do các Chi bộ, Đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng ủy Bộ Công Thương và do các tác giả/nhóm tác giả gửi về tham dự cuộc thi.

- Chủ trì, phối hợp tham mưu về nội dung và bảo đảm về cơ sở vật chất, hậu cần phục vụ quá trình làm việc của Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức và Hội đồng Giám khảo Cuộc thi.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan huy động hợp pháp nguồn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân ủng hộ, hỗ trợ cho quá trình tổ chức Cuộc thi. Tổ chức quản lý nguồn tài trợ theo các quy định về quản lý tài chính hiện hành.

- Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức Lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi

Điều 8. Hội đồng Giám khảo

7.1. Hội đồng Giám khảo do Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi ra quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của đơn vị Thường trực cuộc thi.

7.2. Giúp việc cho Ban Tổ chức, Hội đồng Giám khảo có Tổ thư ký do Trưởng Ban Tổ chức cuộc thi ra quyết định thành lập trên cơ sở đề nghị của đơn vị Thường trực cuộc thi.

7.3. Hội đồng Giám khảo xây dựng Quy chế và thang chấm điểm phù hợp với yêu cầu của cuộc thi và Luật Bảo chí.

Điều 9. Phương thức, quy trình tổ chức chấm thi và công bố, trao giải

9.1. Vòng Sơ khảo

Bước 1: Ban Tổ chức, Thường trực giải thưởng thu nhận, tập hợp các đưa vào thẩm định bước tiếp theo.

Bước 2: Hội đồng Sơ khảo tiến hành chấm sơ khảo, phản biện kín đối với các tác phẩm/bài viết dự thi và lựa chọn 30 tác phẩm/bài viết tiêu biểu (lấy điểm từ cao xuống thấp cho đến khi đủ 30) để thẩm định và chấm vòng chung khảo.

Thời gian chọn tác phẩm/bài viết, chấm sơ khảo từ ngày 15/4/2023 đến hết ngày 30/5/2023

9.2. Vòng Chung khảo

Hội đồng sơ khảo gửi 30 tác phẩm/bài viết được lựa chọn từ vòng sơ khảo để gửi các giám khảo Hội đồng chung khảo phản biện kín và chấm điểm. Thời gian thực hiện: từ ngày 01/6/2023 đến hết ngày 15/6/2023

Trên cơ sở kết quả chấm điểm, Ban Tổ chức lựa chọn ra những tác phẩm/bài viết xuất sắc nhất, báo cáo đồng chí Bộ trưởng, Trưởng Ban Chỉ đạo 35 Bộ Công Thương quyết định trao giải Đặc biệt, Nhất, Nhì, Ba, Khuyến khích, Chuyên đề.

Đơn vị Thường trực cuộc thi theo dõi quá trình triển khai và tổng hợp báo cáo để chọn ra các tập thể/cá nhân tiêu biểu trình Ban Tổ chức xem xét, khen thưởng.

Điều 10: Lập hồ sơ tham dự cuộc thi

- Thông tin của tác giả gồm: Họ và tên, bút danh (nếu có), năm sinh, học hàm học vị, chức danh hiện tại, đơn vị công tác, số điện thoại, E-mail, số tài khoản ngân hàng, mã số thuế hoặc số chứng minh nhân dân thẻ căn cước công dân còn giá trị.

- Những tác phẩm không đáp ứng các quy định về nội dung, hình thức nêu trong thể lệ này bị coi là phạm quy (bị loại). Ban Tổ chức cuộc thi không hoàn trả các tác phẩm phạm quy này.

Điều 11.Thời gian nhận tác phẩm dự thi

Ban Tổ chức nhận tác phẩm dự thi từ khi phát động Cuộc thi cho đến hết ngày 30/5/2023 (tính theo thời gian gửi email hoặc theo dấu bưu điện ngoài bì thư).

Ban Tổ chức Cuộc thi không chịu trách nhiệm nếu tác phẩm dự thi bị thất lạc hoặc hư hỏng do lỗi của bưu điện. Ban Tổ chức Cuộc thi không hoàn trả lại tác phẩm gửi dự thi trong mọi trường hợp.

Điều 12. Địa chỉ nhận tác phẩm dự thi

Các Chi bộ, Đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng ủy Bộ Công Thương tổ chức phát động Cuộc thi, thu nhận và thẩm định các tác phẩm dự thi theo quy định và lập hồ sơ gửi về Ban Tổ chức Cuộc thi (theo biểu mẫu gửi kèm).

Tác phẩm dự thi (gồm bản in và file mềm) gửi về Báo Công Thương-Đơn vị Thường trực Cuộc thi - Địa chỉ: Tòa nhà Bộ Công Thương, số 655 Phạm Văn ĐồngBắc Từ Liêm, Hà Nội; phong bì đựng tác phẩm dự thi ghi rõ: “Tác phẩm Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới”.

Gửi file mềm bài thi về địa chỉe mail:[email protected]

Điều 13. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm

- Các tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về kết quả cuộc thi và những vi phạm quy định, trình tự, thủ tục chấm thi. Đơn khiếu nại phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ và lý do khiếu nại, gửi cho đơn vị Thường trực cuộc thi.Đơn vị Thường trực cuộc thi có trách nhiệm xem xét và trả lời đơn khiếu nại, báo cáo kết quả giải quyết khiếu nại lên Ban Tổ chức cuộc thi. Không xem xét đơn không có tên, địa chỉ không rõ ràng hoặc mạo danh.

- Tác phẩm tham dự cuộc thi nếu vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Báo chí, các quy định của Nhà nước có liên quan và Thể lệ này, Ban Tổ chức cuộc thi sẽ thu hồi giải thưởng (nếu có), thông báo cơ quan chức năng để giải quyết theo định quy hiện hành của pháp luật.

Điều 14. Công bố và trao giải

- Lễ công bố và trao giải Cuộc thi được tổ chức vào cuối tháng 6/2023.

- Xuất bản và phát hành cuốn sách “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2023 của Ban cán sự Đảng, Đảng bộ Bộ Công Thương” vào cuối tháng 6/2023.

Điều 15. Điều khoản thi hành

Bản Thể lệ cuộc thi này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký kế hoạch ban hành.

Trong quá trình thực hiện, nếu có điểm nào chưa hợp lý, đơn vị Thường trực cuộc thi tổng hợp, báo cáo Ban Tổ chức xem xét, sửa đổi cho phù hợp với thực tế./.

.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh: Từ bình dân học vụ đến bình dân học vụ số

Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh: Từ bình dân học vụ đến bình dân học vụ số

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, việc trao cho người dân những cơ hội được học tập luôn cần được coi như ưu tiên cao nhất của mọi nền giáo dục.
Lật tẩy chiêu bài bịa đặt từ

Lật tẩy chiêu bài bịa đặt từ 'cờ vàng 3 sọc đỏ' của tổ chức khủng bố Việt Tân

Tìm đủ mọi cách để bịa đặt, xuyên tạc từ hình ảnh “cờ vàng 3 sọc đỏ”, Việt Tân ngày càng điên cuồng tìm cách chống phá Đảng, Nhà nước ta.
Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Việt Tân lại ‘ếch ngồi đáy giếng’ xuyên tạc về nhập khẩu điện

Mới đây, tổ chức khủng bố Việt Tân đã “ếch ngồi đáy giếng”, đưa ra thông tin xuyên tạc về nhập khẩu điện nhằm mục đích xấu, cố tình gây hiểu lầm trong dư luận.
Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Vùng 3 Hải quân bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Sáng 7/11, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tiến hành kiểm tra, nắm bắt tình hình hoạt động công tác đảng, công tác chính trị tại Vùng 3 Hải quân.
Tinh gọn bộ máy: Không chờ hoàn chỉnh rồi mới hoàn thiện

Tinh gọn bộ máy: Không chờ hoàn chỉnh rồi mới hoàn thiện

Để đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển, kỷ nguyên vươn mình, chúng ta phải khẩn trương thực hiện cuộc cách mạng về tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị.

Tin cùng chuyên mục

Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Chuyển đổi số với công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay được đặt trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị và chuyển đổi số diễn ra mạnh mẽ.
Thắng

Thắng 'giặc nội xâm' để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đất nước 'chuyển mình', bước vào kỷ nguyên mới, cần chiến thắng được 'giặc nội xâm' – lãng phí là nhiệm vụ cấp bách được Tổng Bí thư Tô Lâm quan tâm sâu sắc.
Không thể phủ nhận giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

Không thể phủ nhận giá trị vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga

Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga cùng với sự ra đời của nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới được xem là sự kiện lịch sử vĩ đại nhất của thế kỷ XX.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 3: Khát vọng hùng cường, thịnh vượng

Đổi mới sáng tạo được xem là con đường để nhanh chóng tận dụng được sức mạnh của khoa học – công nghệ 4.0 rút ngắn khoảng cách đi tới phồn vinh, hạnh phúc.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc: Kỳ 2: Khai mở dư địa tiềm năng

Những điển hình cách làm và hiệu quả đối với các doanh nghiệp chính là khai mở dư địa tiềm năng, hiện thực hóa khát vọng đi tới phồn vinh, hạnh phúc.
“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 5: Diễn đàn dân chủ

Không chi sinh hoạt nghiêm túc, các chi bộ trong Đảng bộ EVNICT còn có nhiều sáng kiến nâng cao chất lượng sinh hoạt thông qua các ý kiến dân chủ.
Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Hiện thực hóa khát vọng vươn mình đi tới phồn vinh, hạnh phúc

Đổi mới sáng tạo đi cùng các đột phá chiến lược là chủ trương lớn của Đảng ta, con đường ngắn nhất đưa Việt Nam tới phồn vinh, hạnh phúc.
“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 4: Chi bộ tiên phong

Chi bộ Phòng Triển khai dịch vụ thuộc Đảng bộ EVNICT đã tổ chức nhiều buổi sinh hoạt chuyên đề thực tế ý nghĩa, thu hút 100% đảng viên tham dự.

''Đúng - Trúng - Hay'' trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 3: ''Thành quả'' thiết thực từ sinh hoạt chuyên đề

Với sự đổi mới, cách làm hay, sinh hoạt chuyên đề tại các chi bộ ở Đảng bộ EVNICT đã có những thành quả nhất định.
Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

Bài 2: Tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng - Trúng - Hay”

Việc tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Đúng-Trúng -Hay” là một nhiệm vụ không dễ tuy nhiên ở Đảng bộ EVNICT đã nỗ lực thực hiện và có những thành công nhất định.
“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng

“Đúng - Trúng - Hay” trong sinh hoạt chi bộ ở Đảng bộ EVNICT - Bài 1: Nâng “chất” sinh hoạt chi bộ hàng tháng

“Chi bộ là đồn lũy của Đảng chiến đấu ở trong quần chúng” và “là sợi dây chuyền để liên hệ Đảng với quần chúng”.
Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại

Đường Hồ Chí Minh trên biển: Kỳ tích làm nên huyền thoại

63 năm đã trôi qua, nhưng con đường huyền thoại - đường Hồ Chí Minh trên biển vẫn hiện hữu và trở thành một kỳ tích của dân tộc Việt Nam.
Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá

Cảnh giác trên ‘chiến trường thông tin’, tăng giá điện bị đẩy thành ‘vũ khí’ chống phá

Những luận điệu xuyên tạc về việc thông báo tăng giá điện gần đây là một chiêu trò quá quen thuộc mà các thế lực thù địch và cơ hội chính trị luôn sử dụng.
Thường xuyên thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như

Thường xuyên thực hành tiết kiệm, chống lãng phí như 'rửa mặt hàng ngày'

Vấn nạn lãng phí còn diễn ra khá phổ biến, dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển xã hội.
Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Đào tạo, phát triển cán bộ trẻ - lực lượng nòng cốt trong công tác xây dựng Đảng

Thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ trẻ, tạo điều kiện đào tạo bài bản cả trong và ngoài nước.
Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng hướng tới mục tiêu 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng

VietnamPlus trân trọng giới thiệu nội dung bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Lễ trao giải Cuộc thi Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ Tư, năm 2024.
Báo Công Thương đoạt giải Khuyến khích Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Báo Công Thương đoạt giải Khuyến khích Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Lần đầu tiên Báo Công Thương đoạt giải Khuyến khích “Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”.
Đảng bộ Trường Đại học Điện lực chủ động đổi mới, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kép

Đảng bộ Trường Đại học Điện lực chủ động đổi mới, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ kép

Thời gian qua Đảng bộ Trường Đại học Điện lực đã chủ động đổi mới trong thực hiện “nhiệm vụ kép” - chính trị và chuyên môn.
Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 2: Nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp khắc phục căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng: “Sợ trách nhiệm là một khuyết điểm thuộc về ý thức tư tưởng, phẩm chất cách mạng của cán bộ, đảng viên".
Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Kỳ 1: Nhận diện về những biểu hiện của căn bệnh “sợ trách nhiệm”

Gõ từ khóa “sợ trách nhiệm”, chúng ta sẽ nhận được hàng nghìn kết quả, trong đó có hàng trăm bài viết, phóng sự bàn luận dưới nhiều bàn luận, góc nhìn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động