Thế giới còn nhiều khó khăn, Việt Nam cần có những thay đổi thích hợp mang tính chiến lược

Có một thực tế là: Cả Ngân hàng Thế giới (WB) lẫn Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đều đưa ra những nhận định mới đây về tương lai trung hạn của nền kinh tế thế giới.
Bảo tồn văn hóa dân tộc, phải có tính chiến lược Cần những giải pháp mang tính chiến lược, bền vững

Các tổ chức trên đã cảnh báo kinh tế toàn cầu đang phải đối diện với sự tăng trưởng chậm lại. Riêng IMF cho rằng, trong vòng 5 năm tới kinh tế thế giới chỉ tăng trưởng 3%/năm so với con số bình quân của 2 thập niên trước là 3,8%/năm, bởi hai nguyên nhân chủ yếu đó là: Sự phân mảnh kinh tế cũng như các mối căng thẳng địa chính trị chưa giảm bớt.

Tình hình kinh tế cụ thể ở hầu hết các nước và các châu lục đó là: Sự thiếu hụt lương thực thực phẩm, nhiên liệu và giá cả tăng cao, lạm phát nhiều lúc chạm ngưỡng 2 con số, phát triển kinh tế ở nhiều nước suy giảm mạnh, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn, tuy sang đầu năm 2023 đã có chiều hướng tốt hơn nhưng vẫn ở một mức cao so với những thời kì hoàng kim trước đây. Dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ bị chỉnh hướng, chảy đến các nước thân thiện chứ không đến địa chỉ làm ra lợi nhuận nhiều nhất. Chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ được sắp xếp lại khi các nước tìm kiếm sự chủ động của mình và củng cố mối liên kết với các đồng minh.

Hình minh họa
Ảnh minh họa

Việt Nam là một nền kinh tế với độ mở lớn nên mọi biến động của nền kinh tế thế giới, nhất là tác động của những nước Việt Nam có mối quan hệ xuất nhập khẩu, buôn bán thường xuyên và quy mô lớn, chính vì vậy, cần phải điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế của chúng ta theo hoàn cảnh mới, mô hình kinh tế mới để đáp ứng sự thay đổi của kinh tế toàn cầu ít nhất trong 10-30 năm tới. Vậy định hướng chiến lược phát triển của ta chắc chắn vẫn phải tập trung vào 3 mũi nhọn quan trọng đó là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.

Kinh nghiệm giai đoạn vừa qua khi có đại dịch Covid-19 và sự mất ổn định của địa chính trị kinh tế, quân sự thế giới, thì nông nghiệp ở các nước cũng như ở Việt Nam luôn luôn là bệ đỡ cho nền kinh tế đang gặp khó khăn cả ở lĩnh vực xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Nên trong những năm tới tiếp tục phải có chiến lược phát triển nền nông nghệp hiện đại, nông nghiệp xanh để đảm bảo ổn định những hàng hóa thiết yếu cho xã hội nhất là lương thực, thực phẩm và xuất khẩu, đồng thời góp phần kiềm chế lạm phát của từng năm.

Đi đôi với phát triển, sản xuất hàng hóa cần có chính sách phát triển hệ thống phân phối hiệu quả, gắn kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị sản xuất phân phối và tiêu dùng xã hội. Nhà nước cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, minh bạch, công khai trong cả sản xuất phân phối và tiêu dùng.

Về đầu tư, để phát triển: Cần tập trung vào việc thu hút vốn trong và ngoài nước để xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi, năng lượng cho sự phát triển. Chú ý lựa chọn những dự án tiên tiến, hiệu quả cao và đảm bảo yếu tố môi trường một cách bền vững. Đặc biệt tập trung vào phát triển năng lượng tái tạo, phát triển kinh tế tuần hoàn một cách nhanh và bền vững.

Muốn thực hiện được chiến lược phát triển trên cần phải có những giải pháp cơ bản, cụ thể: Tập trung vào hỗ trợ cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư lâu dài trên các địa phương trong cả nước. Mọi cải cách hành chính, những chính sách hỗ trợ từng thời kì đều nhằm mục tiêu đưa các doanh nghiệp phát triển nhanh và hiệu quả, đem lại lợi nhuận cho đất nước. Coi doanh nghiệp là trung tâm để phục vụ. Từng bước phải tiến tới tự do cạnh tranh trên thị trường theo quy định của pháp luật, nâng cao vai trò của quản lý nhà nước mang tính định hướng của quản lý vĩ mô tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển, không bao cấp, ban phát, xin cho.

Các doanh nghiệp phải tự hạch toán kinh tế lời ăn lỗ chịu kể cả các doanh nghiệp mà nhà nước có vốn chi phối. Điều cần lưu ý trong giai đoạn giữa quý 2/2023 theo báo cáo mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì khá nhiều doanh nghiệp đã phải bán toàn bộ hoặc một phần cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư khác, mà chủ yếu lại là các doanh nghiệp nước ngoài.

Chính vì vậy đề nghị Nhà nước cần soát xét có chính sách đối với các doanh nghiệp mang tính quan trọng của nền kinh tế để có thể tạm thời hỗ trợ, bảo lĩnh,… nhằm giúp cho doanh nghiệp vượt qua được gia đoạn khó khăn này là tốt nhất. Bởi nếu bán hầu hết các doanh nghiệp quan trọng của nền kinh tế, thì sau này tình hình ổn định trở lại rất khó để có thể tạo dựng những doanh nghiệp tương tự đã bán và có thể chúng ta chủ yếu là những người làm thuê trên chính đất nước mình.

Đi đôi với phát triển kinh tế, Nhà nước cần có chính sách để đào tạo, đào tạo lại những đội ngũ và cán bộ chủ chốt, chăm lo đến chính sách cho đội ngũ công nhân, nông dân trí thức, các chuyên gia đầu ngành, đây là lực lượng quan trọng nhất trong chiến lược phát triển kinh tế trong tình hình mới.

Trong giai đoạn khó khăn này cần giáo dục cho toàn thể các doanh nghiệp, cán bộ công nhân viên chức, lực lượng vũ trang, các tầng lớp lao động khác trong xã hội nêu cao tinh thần đoàn kết tương trợ và chia sẻ, nhất là những lúc khó khăn để vượt qua trở ngại trong quá trình phát triển. Động viên tinh thần sáng tạo khởi nghiệp, dám nghĩ dám làm, dám đổi mới vì mục tiêu phát triển kinh tế và ổn định xã hội nâng cao đời sống và hạnh phúc của nhân dân.

Chúng ta tin tưởng với sự nỗ lực của toàn dân tộc, đặc biệt là vai trò nòng cốt của các doanh nghiệp, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước, sự hỗ trợ của các bộ ngành và sự quyết tâm của các địa phương, chắc chắn việc thực hiện chiến lược mới trong phát triển kinh tế của chúng ta sẽ đạt được những kết quả như mong muốn.

Chuyên gia Kinh tế Vũ Vinh Phú
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phát triển kinh tế

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vấn nạn

Vấn nạn 'chặt chém' làm xấu xí bức tranh du lịch

Vấn nạn “chặt chém” du khách, hành vi không chỉ gây bức xúc trong dư luận mà còn làm tổn hại sâu sắc đến uy tín của ngành du lịch nước nhà.
Tổng Giám đốc ACB: Nghị quyết 68 chạm đúng

Tổng Giám đốc ACB: Nghị quyết 68 chạm đúng 'điểm nghẽn' của doanh nghiệp

Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB đánh giá Nghị quyết 68 đã chạm trúng những trăn trở của doanh nghiệp như chi phí, thủ tục, thị trường và chuyển đổi xanh.
Tin Công Thương 9/5: Phê duyệt khung giá nhập khẩu điện

Tin Công Thương 9/5: Phê duyệt khung giá nhập khẩu điện

Ngày 9/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Thanh niên Công Thương với sứ mệnh xung kích trong kỷ nguyên số

Thanh niên Công Thương với sứ mệnh xung kích trong kỷ nguyên số

Thanh niên ngành Công Thương được xác định là lực lượng nòng cốt trong chuyển đổi số, cần được trao cơ hội, bồi dưỡng năng lực số và phát huy vai trò đổi mới.

'Hậu trường' xây dựng Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân

Đại diện Bộ Tài chính cho biết, trong quá trình góp ý xây dựng Nghị quyết 68, đã có không ít băn khoăn rằng, các đề xuất mạnh mẽ sẽ khó được chấp thuận.

Tin cùng chuyên mục

Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Theo Cục trưởng Cục Báo chí Lưu Đình Phúc, Nghị quyết 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân là cú huých cho báo chí đồng hành cùng doanh nghiệp.
Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói

Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói 'bon mồm' trên mạng xã hội

Ngô Quyền Thế (Thế lòng se điếu), chủ quán Lòng Chát đang nhận những thứ rất 'chát' sau màn 'bon mồm' quảng cáo 'lố' về bộ lòng se điếu dài 40 mét gây sốc.
Người tiêu dùng nói gì về

Người tiêu dùng nói gì về 'lòng xe điếu'

Khi chủ nhân của clip lòng xe điếu thừa nhận “nói quá” và mục đích chính là để quảng cáo, người ta mới "ngã ngửa" bởi ngay cả quán lòng cũng quảng cáo lố...
Nghị quyết 68: Những điểm mới đột phá để kinh tế tư nhân vươn mình

Nghị quyết 68: Những điểm mới đột phá để kinh tế tư nhân vươn mình

Nghị quyết 68 đưa ra ba đột phá lớn: Xóa rào cản, bảo vệ pháp lý, khơi thông nguồn lực, tạo nền tảng để kinh tế tư nhân bứt phá mạnh mẽ.
Ngành hóa chất: Hướng tới vai trò ngành công nghiệp nền tảng

Ngành hóa chất: Hướng tới vai trò ngành công nghiệp nền tảng

Luật Hóa chất (sửa đổi) được trình tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV đóng vai trò quan trọng xây dựng một ngành công nghiệp mang tính nền tảng quốc gia.
Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai

Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai

Với tinh thần chủ động, lực lượng trẻ ngành Công Thương sẽ tiếp tục là đội ngũ đi đầu trong công cuộc hiện đại hóa, chuyển đổi số và hội nhập quốc tế...
Tin Công Thương 8/5: Chuẩn hóa chất lượng để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả

Tin Công Thương 8/5: Chuẩn hóa chất lượng để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả

Ngày 8/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Sắp diễn ra tọa đàm

Sắp diễn ra tọa đàm 'Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai'

Đoàn Thanh niên Bộ Công Thương sẽ tổ chức Tọa đàm với chủ đề: "Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai".
Tin Công Thương 7/5: Hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa

Tin Công Thương 7/5: Hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa

Ngày 7/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Với nhiều giải pháp mang tính đột phá, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tư nhân phát triển, Nghị quyết 68-NQ/TW đã truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân.
Tinh thần Điện Biên Phủ trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Tinh thần Điện Biên Phủ trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) là dịp tôn vinh ý chí kiên cường, sức mạnh đoàn kết và trí tuệ sáng tạo của dân tộc Việt Nam.
Tin Công Thương 6/5: Gỡ nút thắt cho năng lượng tái tạo

Tin Công Thương 6/5: Gỡ nút thắt cho năng lượng tái tạo

Ngày 6/5, báo chí đã đưa nhiều thông tin liên quan đến ngành Công Thương. Báo Công Thương xin điểm lại một số thông tin đáng chú ý.
Bàn giao Thanh tra Bộ Công Thương về Thanh tra Chính phủ

Bàn giao Thanh tra Bộ Công Thương về Thanh tra Chính phủ

Sáng 6/5, Thanh tra Chính phủ đã làm việc với Bộ Công Thương về công tác bàn giao, tiếp nhận Thanh tra Bộ Công Thương về Thanh tra Chính phủ.
Nghị quyết 68: Cú huých thể chế cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68: Cú huých thể chế cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị kế thừa các nghị quyết trước đây thực sự đóng vai trò cú huých phát triển kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới.
Tập đoàn toàn cầu đưa Việt Nam vào kế hoạch kinh doanh

Tập đoàn toàn cầu đưa Việt Nam vào kế hoạch kinh doanh

Nhiều tập đoàn lớn trên thế giới đã nhắc đến Việt Nam trong kế hoạch kinh doanh, điều đó càng chứng tỏ sức hấp dẫn đặc biệt của môi trường đầu tư Việt Nam.
Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh: Đại học Văn Lang lan tỏa hình ảnh đẹp

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh: Đại học Văn Lang lan tỏa hình ảnh đẹp

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh, mới đây, Đại học Văn Lang đã lan toả những hình ảnh đẹp của các sinh viên tham gia các hoạt động của đại lễ 30/4.
Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ

Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ

Muốn thương hiệu mạnh, doanh nghiệp phải bắt đầu từ bảo hộ sở hữu trí tuệ. Bài học từ gạo ST25 cho thấy: Mất quyền sở hữu, đồng nghĩa đánh mất thị trường.
Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Chứng kiến cảnh mấy sinh Văn Lang vô lễ, to tiếng xua đuổi hai cựu chiến binh, nữ sinh Nhân Văn bật khóc và nhanh chóng cùng nhóm bạn nhường chỗ cho hai bác
Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Kinh tế tư nhân được xác lập là chiến lược phát triển, mang giá trị nhân văn bao trùm xã hội, trở thành động lực trỗi dậy khi các khu vực khác đang chững lại.
Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp
‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp ‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Chuyện cậu sinh viên Đại học Văn Lang vô lễ chỉ là rất cá biệt. Ngược lại trong dịp đại lễ lần này, chúng ta thấy đã bùng cháy lẽ sống biết ơn của người trẻ.
Mobile VerionPhiên bản di động