Thay đổi hình thức chẩn đoán ung thư phổi để phù hợp với bệnh nhân Việt Nam và châu Á

Việc thay đổi hình thức chẩn đoán, điều trị bệnh ung thư phổi tại Việt Nam và châu Á là rất cấp thiết để đáp ứng chữa trị tốt hơn.
Nguy cơ mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vì khói thuốc lá Những ai cần tầm soát ung thư phổi? Địa chỉ tầm soát ung thư phổi

Theo công bố mới đây về đồng thuận của các chuyên gia y tế trên Tạp chí Ung thư lồng ngực - Journal of Thoracic Oncology về việc thay đổi hình thức chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ tại Việt Nam và châu Á là rất cấp thiết để đáp ứng tốt hơn đặc điểm, cách điều trị của bệnh nhân trong khu vực. Trong đó, việc xác định đột biến gen EGFR của các bệnh nhân có thể giúp bác sĩ xác định các phương pháp điều trị phù hợp, vì vậy xét nghiệm EGFR có thể được xem như một “dấu ấn sinh học" lý tưởng để chỉ dẫn cho phác đồ điều trị.

Thay đổi hình thức chẩn đoán ung thư phổi để phù hợp với bệnh nhân Việt Nam và châu Á

Việt Nam có hơn 26.200 trường hợp được chẩn đoán mắc mới mỗi năm và gần 23.800 ca tử vong vì ung thư phổi

Ung thư phổi là căn bệnh ung thư phổ biến và gây tử vong cao thứ hai tại Việt Nam tuy vậy các hình thức chẩn đoán và phác đồ điều trị ung thư trong nước và khu vực đang được thực hiện theo hình mẫu của Mỹ và Châu Âu, nơi đặc điểm bệnh nhân và bệnh lý có những điểm khác biệt.

Thực tế cho thấy bệnh nhân châu Á chiếm khoảng 60% tổng số ca ung thư phổi trên toàn thế giới, trong đó riêng Việt Nam có hơn 26.200 trường hợp được chẩn đoán mắc mới mỗi năm và gần 23.800 ca tử vong.

Điển hình, tỷ lệ đột biến gen EGFR (thụ thể yếu tố tăng trưởng biểu bì) ở bệnh nhân Châu Á cao hơn hẳn so với các khu vực còn lại. Đột biến này được tìm thấy ở hơn 50% bệnh nhân ung thư phổi được chẩn đoán mắc ung thư phổi tế bào nhỏ. Việc xác định đột biến gen EGFR của các bệnh nhân có thể giúp bác sĩ xác định các phương pháp điều trị phù hợp, vì vậy xét nghiệm EGFR có thể được xem như một “dấu ấn sinh học" lý tưởng để chỉ dẫn cho phác đồ điều trị. Tuy nhiên, khoảng hai phần ba số chuyên viên y tế ở châu Á được khảo sát cho biết chỉ chưa đến một nửa số bệnh nhân ung thư phổi của họ được thực hiện xét nghiệm dấu ấn sinh học này.

Dù hút thuốc lá được xem là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ung thư phổi, nhiều bệnh nhân tại châu Á mắc ung thư phổi ở độ tuổi trẻ hơn lại chưa bao giờ hút thuốc, đặc biệt là phụ nữ tại châu Á khi so sánh với các khu vực khác trên thế giới. Bệnh nhân mắc ung thư phổi mà không hút thuốc lá sẽ có xu hướng xuất hiện đột biến gen EGFR cao hơn.

Giáo sư Tetsuya Mitsudomi - Trung tâm Liên minh Nghiên cứu toàn cầu và phẫu thuật lồng ngực - Bệnh viện Kindai Nhật Bản cho biết: “Xét nghiệm dấu ấn sinh học định kỳ cho tất cả bệnh nhân ung thư phổi không tế bào nhỏ ở châu Á có thể giúp cải thiện kết quả chẩn đoán, giảm thiểu các quy trình không cần thiết và đảm bảo lựa chọn phác đồ điều trị có lợi nhất cho từng bệnh nhân, từ đó mang lại kết quả tốt nhất cho họ.”

Tiến sĩ - Bác sĩ Đặng Huy Quốc Thịnh - Phó Giám đốc Bệnh Viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh đánh giá, ước tính tại Việt Nam chỉ có khoảng 15% bệnh nhân mắc ung thư phổi còn sống sót sau 5 năm. Để hướng tới mục tiêu giảm thiểu tử vong do ung thư phổi ở nước ta thì việc xét nghiệm đột biến gen hay dấu ấn sinh học là rất cần thiết, không chỉ ở giai đoạn muộn mà ngay cả ở giai đoạn sớm bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ vì sẽ giúp bác sỹ hiểu rõ đặc điểm của bệnh nhân và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Điều này không chỉ giúp cải thiện đáng kể hiệu quả điều trị, mà còn giúp giảm bớt gánh nặng cho hệ thống y tế khi phải điều trị cho bệnh nhân ở giai đoạn muộn.

Hiện nay, tỷ lệ tử vong do ung thư phổi đã có chiều hướng giảm nhẹ tại các nước phương Tây nhưng vẫn tiếp tục tăng ở châu Á trong suốt 2 thập kỷ qua. Các chuyên gia tin rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ tử vong cao do ung thư ở những quốc gia châu Á có thu nhập thấp và trung bình, trong đó bao gồm việc bệnh nhân chưa được tiếp cận những phương pháp điều trị phù hợp cho mình.

Bản đồng thuận là kết quả của việc thảo luận chuyên sâu giữa các chuyên gia y tế từ nhiều quốc gia châu Á, được hỗ trợ bởi Liên minh Lung Ambition (LAA). LAA là hợp tác phi lợi nhuận được thành lập bởi AstraZeneca, Liên minh Ung thư phổi toàn cầu (GLCC), Guardant Health và Hiệp hội nghiên cứu Ung thư phổi quốc tế (IASLC).

Thanh Thanh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bệnh ung thư

Tin cùng chuyên mục

Được giao

Được giao 'vai chính' quản lý theo Nghị định 15, Bộ Y tế 'thúc' hậu kiểm sau bê bối sữa giả

Sau gần 4 vạn công bố, xử lý hơn 300 vi phạm, Cục An toàn thực phẩm ra cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Sau gần 4 vạn công bố, xử lý hơn 300 vi phạm, Cục An toàn thực phẩm ra cảnh báo thực phẩm bảo vệ sức khỏe

Cục Quản lý Dược

Cục Quản lý Dược 'mách nước' để không mua phải thuốc giả

Vietnam Beautycare Expo: Cơ hội vàng để ngành làm đẹp hội nhập

Vietnam Beautycare Expo: Cơ hội vàng để ngành làm đẹp hội nhập

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây bệnh viện chuẩn quốc tế

Vingroup hợp tác với Cleveland Clinic xây bệnh viện chuẩn quốc tế

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 2 - Tự công bố và hậu kiểm lỏng lẻo - kẽ hở chết người!

Giả mạo Bộ Y tế tổ chức chương trình niềng răng

Giả mạo Bộ Y tế tổ chức chương trình niềng răng

Bộ Y tế thông tin về đường dây sản xuất thuốc giả

Bộ Y tế thông tin về đường dây sản xuất thuốc giả

Cả nước có hơn 67.900 ca nghi sởi, 8 người tử vong

Cả nước có hơn 67.900 ca nghi sởi, 8 người tử vong

Phương án sắp xếp cơ sở y tế khi bỏ cấp huyện

Phương án sắp xếp cơ sở y tế khi bỏ cấp huyện

Chuyên gia giải mã gen hàng đầu thế giới đến Việt Nam

Chuyên gia giải mã gen hàng đầu thế giới đến Việt Nam

Quảng Nam: Hoa Kỳ cử cán bộ dịch tễ phối hợp cùng Bộ Y tế điều tra về dịch sởi

Quảng Nam: Hoa Kỳ cử cán bộ dịch tễ phối hợp cùng Bộ Y tế điều tra về dịch sởi

Người nổi tiếng quảng cáo

Người nổi tiếng quảng cáo 'nổ': Bộ Y tế đề nghị xử lý

Quảng cáo sai sự thật, người nổi tiếng hết ‘né’ trách nhiệm

Quảng cáo sai sự thật, người nổi tiếng hết ‘né’ trách nhiệm

Bộ Y tế nói gì về trách nhiệm vụ 600 loại sữa giả?

Bộ Y tế nói gì về trách nhiệm vụ 600 loại sữa giả?

Vụ sữa giả: Bộ Y tế truy hoạt động cấp phép, hậu kiểm

Vụ sữa giả: Bộ Y tế truy hoạt động cấp phép, hậu kiểm

Đừng để tự công bố trở thành ‘con dao hai lưỡi

Đừng để tự công bố trở thành ‘con dao hai lưỡi'

Vinmec đạt chứng nhận Trung tâm xuất sắc của WAO

Vinmec đạt chứng nhận Trung tâm xuất sắc của WAO

Dịch sởi trở lại: Đã có người lớn tử vong

Dịch sởi trở lại: Đã có người lớn tử vong

Nhiễm khuẩn bệnh viện có thể khiến gần 3,5 triệu người tử vong

Nhiễm khuẩn bệnh viện có thể khiến gần 3,5 triệu người tử vong