Thứ sáu 09/05/2025 17:26

Thắt chặt quản lý sản xuất rượu thủ công

Ngày 14/1/2022, Hiệp hội Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam (VBA) phối hợp với Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương đồng tổ chức Hội thảo tổng kết chương trình “Nâng cao năng lực quản lý sản xuất rượu thủ công” thí điểm tại tỉnh Ninh Bình năm 2020-2021. Hội thảo có sự tham gia của đại diện Bộ Công Thương, Sở Công Thương các tỉnh, lãnh đạo VBA, các chuyên gia, các Hiệp hội, doanh nghiệp trong ngành.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, mỗi năm có gần 300 triệu lít rượu thủ công (RTC) được tung ra thị trường với tình trạng không nguồn gốc xuất xứ, không tem nhãn, không công bố chất lượng. Bất chấp nỗ lực của các cơ quan quản lý nhà nước từ cấp Trung ương tới địa phương, việc quản lý sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng RTC vẫn là một nhiệm vụ bất khả thi, làm thất thu nguồn thuế rất lớn cho Nhà nước, làm tăng chi phí chăm sóc y tế cũng như thiệt hại về mặt tính mạng con người và tăng nguy cơ mất an ninh-trật tự, an toàn xã hội.

Một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) năm 2020 cho biết tổn thất về thuế đối với RTC gây ra vào khoảng 751,582 triệu USD, chiếm 29% tổng tổn thất về thuế từ khu vực phi chính thức.Trong bối cảnh đó, Hiệp hội Bia – Rượu – Nước giải khát Việt Nam, Cục Công nghiệp – Bộ Công Thương, Sở Công Thương tỉnh Ninh Bình và Diễn đàn Uống có trách nhiệm Việt Nam đã phối hợp thí điểm Chương trình “Nâng cao năng lực quản lý sản xuất RTC” tại tỉnh Ninh Bình nhằm đánh giá thực trạng sản xuất rượu thủ công ở địa phương, từ đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách nhằm thúc đẩy quản lý hiệu quả việc sản xuất RTC ở Ninh Bình nói riêng và trên cả nước nói chung.

Các hoạt động của Chương trình đã thu được những kết quả ban đầu khá ấn tượng, đặc biệt là số lượng hộ sản xuất RTC đăng ký, kê khai với chính quyền địa phương tăng 68% so với thời điểm trước khi triển khai. Thông tin về quy định pháp luật, kiến thức về RTC, phòng chống lạm dụng rượu bia được chuyển tải tới người dân ở Ninh Bình thông qua chuỗi hoạt động truyền thông, hội thảo tập huấn,tin bài phóng sự, thu hút được sự tham gia của hàng ngàn lượt người tham dự. Dẫu vậy, kết quả điều tra khảo sát cũng cho thấy nhiều vấn đề bất cập trong công tác quản lý việc sản xuất RTC ở Ninh Bình, chẳng hạn như gần ¾ số hộ gia đình được khảo sát cho biết họ chưa kê khai với chính quyền địa phương về việc sản xuất RTC và trong số đó có tới 85,2% cho biết không nắm được quy định cần phải kê khai việc sản xuất RTC với chính quyền. Bên cạnh đó, nhận thức, hiểu biết của người sản xuất RTC về việc nấu rượu còn rất hạn chế với chỉ 36% hộ gia đình hiểu biết đầy đủ về những quy định pháp lý cần tuân thủ trong việc nấu RTC (về an toàn thực phẩm, nguồn gốc nguyên liệu, đăng ký kê khai).

Ông Ngô Khải Hoàn - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương - đánh giá, hội thảo là dịp để các chuyên gia, các cơ quan quản lý cùng trao đổi, thảo luận về các nội dung được nêu trong các báo cáo, nhất là các kiến nghị đề xuất với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm quản lý tốt hơn hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu thủ công và nêu cao ý thức uống có trách nhiệm của người sử dụng.

Ông Ludovic Ledru - đồng Chủ tịch Diễn đàn uống có trách nhiệm Việt Nam (VARD) - chia sẻ rằng “Kết quả khảo sát từ Chương trình cho thấy, tại Ninh Bình có hơn 450 hộ sản xuất rượu thủ công (tương đương 11% tổng số hộ) có sản lượng hàng năm từ 1.000 lít trở lên kê khai “không nhằm mục đích kinh doanh”. Đây rõ ràng là điểm bất hợp lý bởi mức sản lượng này quá lớn và nằm ngoài khả năng tiêu dùng của hộ gia đình. Nếu số rượu này để bán thì dĩ nhiên, các hộ gia đình này không đóng thuế đúng quy định. Từ một ví dụ đơn giản ở Ninh Bình, ta có thể thấy rõ rằng Nhà nước đang tổn thất rất lớn về mặt thu thuế từ khu vực rượu phi chính thức. Nếu như Nhà nước có các chính sách phù hợp nhằm chuyển đổi các hộ sản xuất RTC vào khu vực chính thức, mỗi năm ngân sách nhà nước sẽ có thể tăng thêm đáng kể”.

Nguyễn Duyên
Bài viết cùng chủ đề: ngộ độc rượu

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Triệt phá đường dây sản xuất mỹ phẩm giả cực lớn

Công an Lạng Sơn thông tin việc bắt Tiktoker Lê Việt Hùng

Công ty Cà phê Ea Sim bị cưỡng chế thuế

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Công ty hữu nghị Quốc tế

Bạc Liêu: Rà soát các dự án cây xanh để phục vụ điều tra

Đồng Nai: Xử phạt, buộc di dời nhà máy Bibica và Vinacafé Biên Hoà

Ba doanh nghiệp ở Tuyên Quang bị cưỡng chế do nợ thuế

Cưỡng chế thuế Công ty Ngọc Linh Quảng Nam tại Đắk Nông

Đối tượng Lê Việt Hùng bị bắt sau loạt bài phản ánh của Báo Công Thương

Đồng Nai: Chi nhánh Cao su Miền Nam bị xử phạt 720 triệu đồng

Hai doanh nghiệp tại Yên Bái bị cưỡng chế do nợ thuế

Thông tin mới nhất vụ Chu Thanh Huyền bị tố: Không liên quan, vẫn bán hàng mạnh

Thanh Hóa xử phạt Công ty Thần nông Thanh Hóa vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Cưỡng chế thuế Công ty Landscape Việt Mỹ tại Thanh Hóa

Đà Nẵng cưỡng chế tháo dỡ 7 ki-ốt ven biển

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Xăng dầu Tây Nam S.W.P tại Long An

Cưỡng chế thuế Công ty Nạo vét và Xây dựng Đường thủy

Công ty Sản xuất Tân Thành bị cưỡng chế thuế

Quản lý thị trường kết luận vụ Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn

Cần Thơ: Tạm hoãn xuất cảnh nhiều đại diện doanh nghiệp