Thất bại lịch sử của Brexit và con đường bất định của nước Anh
Quốc tế Thứ tư, 16/01/2019 - 23:09 Theo dõi Congthuong.vn trên
EU chuẩn bị trì hoãn Brexit ít nhất cho đến tháng 7 Anh để ngỏ khả năng gia nhập CPTPP và FTA với Nhật Bản sau Brexit Ba kịch bản chính và điều gì đang đợi Brexit? |
Đó là một đòn giáng mạnh vào Thủ tướng Anh Theresa May và các kế hoạch Brexit của bà. Với kết quả này, Thủ tướng Anh sẽ có ba ngày để đưa ra phản hồi về một thỏa thuận Brexit bị từ chối, Chính phủ Anh cũng sẽ đối mặt với một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm vào ngày 16/01 sau cuộc bỏ phiếu thất bại của Brexit.
Kết quả bỏ phiếu của Quốc hội Anh đã không nằm ngoài suy đoán của EU và Liên minh châu Âu sẽ tăng cường chuẩn bị cho Brexit vào tháng 3 mà không có một thỏa thuận nào đưa ra. Tuy nhiên, rủi ro bất ổn định của nước Anh đã tăng lên đáng kể với cuộc bỏ phiếu tối ngày 15/01. Chủ tịch Ủy ban châu Âu cho biết, mặc dù không muốn điều này xảy ra nhưng EU sẽ tiếp tục các công việc dự phòng để bảo đảm rằng EU được chuẩn bị đầy đủ. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk cho rằng, giải pháp tích cực duy nhất sau khi Quốc hội Anh dứt khoát từ chối thỏa thuận Brexit là nước Anh ở lại EU. Bởi lẽ “nếu một thỏa thuận là không thể và không ai muốn không có thỏa thuận, thì cuối cùng giải pháp tích cực duy nhất có thể là gì?. Thủ tướng Anh dự kiến sẽ quay trở lại Brussels trong vòng vài ngày sau cuộc bỏ phiếu của Quốc hội để tham khảo ý kiến của Chủ tịch Ủy ban châu Âu và Chủ tịch Hội đồng châu Âu nhưng hiện tại chưa rõ cuộc thảo luận đó sẽ liên quan đến điều gì.
![]() |
Diễn biến ngày 15/01 tại Anh đã ngay lập tức khiến các nhà lãnh đạo ở châu Âu lên tiếng. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng, với tình hình hiện tại, nước Anh có ba sự lựa chọn: (i) chấp nhận Brexit không thỏa thuận nhưng đây là kịch bản đáng sợ cho tất cả mọi người; (ii) tìm cách để có một thỏa thuận được cải thiện từ EU mà có lẽ sẽ chỉ cải thiện một hoặc hai điều nhưng có thể “không thực sự như vậy”; (iii) cuối cùng là gia hạn để “có thêm thời gian hơn nhằm đàm phán lại một số thứ” - là phương án lựa chọn mà Tổng thống Pháp cho rằng tạo ra rất nhiều sự bất ổn và lo lắng.
Các Bộ trưởng ngoại giao của EU nhận xét kết quả bỏ phiếu tại Anh là “thảm họa” và “quá tệ” nhưng “cánh cửa của EU vẫn mở”. Chính phủ các nước EU như Tây Ban Nha, Ba Lan… vẫn hy vọng thỏa thuận Brexit sẽ giành được sự chấp thuận hoặc nước Anh cần phải có phương án khẩn cấp vì một Brexit không thỏa thuận là “thảm họa” đối với nước Anh…. Trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU, ông Michel Barnier đã ngay lập tức có cuộc đàm phán trong đêm 15/01 với các nghị sĩ Anh sau cuộc bỏ phiếu, nhưng có nguồn tin cho biết, Brussels sẽ đợi đến cuối tuần, để các nghị sĩ Anh có thời gian đưa ra một kế hoạch rõ ràng, trước khi tham gia vào cuộc đàm phán thực chất.
Các quan chức EU dự đoán, bước đi đầu tiên là các nghị sĩ Anh sẽ có cuộc đối thoại với chính phủ để yêu cầu gia hạn thời gian đàm phán hai năm, xóa bỏ thời hạn cứng ngày 29/3 và có cuộc tranh luận với 27 nước thành viên khác của EU về các điều khoản kéo dài thời gian. Brussels đã nhiều lần khẳng định sẽ không đàm phán lại thỏa thuận Brexit dài 585 trang và tuyên bố chính trị về mối quan hệ trong tương lai với nước Anh. Tháng 12/2018, EU27 đã từ chối mục tiêu 2021 về việc hoàn tất đàm phán thương mại, một đề nghị mà phía Anh tin rằng có thể phá vỡ sự bế tắc của Quốc hội Anh.
EU đã nhắc lại nhiều lần rằng, thỏa thuận Brexit này là “một thỏa thuận công bằng và thỏa thuận tốt nhất có thể”. Tuy nhiên, trong một dấu hiệu lo lắng ngày càng tăng trước viễn cảnh Anh sụp đổ, sáng ngày 15/01, người đứng đầu các bộ trưởng tài chính của khu vực đồng euro, Mário Centeno, đã tin rằng EU và Anh sẽ đàm phán thêm và điều chỉnh để tránh một Brexit không thỏa thuận, khi dữ liệu kinh tế mới nhất cho thấy khu vực đồng euro đang bước vào thời kỳ tăng trưởng chậm hơn. Điều đó sẽ diễn tiến như thế nào còn phụ thuộc vào sự linh hoạt của châu Âu và kế hoạch cụ thể của nước Anh…
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Hàng tồn kho sản xuất trên toàn thế giới đạt kỷ lục 1,8 nghìn tỷ USD

Cách nào hạ nhiệt giá xăng dầu?

IEA: Châu Âu sẽ phải cắt giảm 30% việc sử dụng khí đốt tự nhiên

Hội nghị quán triệt và triển khai Kết luận 12 và Nghị quyết 169 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài

Thị trường dầu mỏ toàn cầu đối mặt với kịch bản nhiều biến động
Tin cùng chuyên mục

Ngân hàng trung ương ở châu Á chi hàng tỷ USD để ngăn đà sụt giảm của đồng nội tệ

Hướng tới khu thương mại kỹ thuật số châu Á

Tại sao OPEC không có lời giải về giá dầu cao?

Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa và người tìm việc hưởng lợi tích cực từ ASEAN số

Hội đồng châu Âu thông qua quy định về dự trữ khí đốt để tăng cường nguồn cung năng lượng

Thị trường trái phiếu Đông Á tăng trưởng chậm lại

Algeria dự kiến đạt doanh thu xuất khẩu dầu khí 50 tỷ USD năm 2022

Tác động “nhãn tiền” của “Gói Geneva” đối với các nền kinh tế đang phát triển

Vương quốc Anh và EU đạt được thỏa thuận cải cách Hiệp ước Hiến chương Năng lượng

Chiến lược mới của EU và liên kết ASEAN ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Xu hướng sử dụng container “thông minh” trên toàn cầu đang bùng nổ

Giải mã nguồn cơn khủng hoảng lương thực ở châu Á

Cơ quan Năng lượng quốc tế ước tính tăng 8% đầu tư vào năng lượng toàn cầu

Châu Âu tăng sử dụng than để đối phó với khủng hoảng năng lượng

Số lượng container toàn cầu bị mất trên biển tăng cao bất thường

80% các nhà kinh tế coi “lạm phát kèm suy thoái” là rủi ro dài hạn của Mỹ

Xuất khẩu nguyên liệu xăng của châu Á sang Mỹ tăng vọt

Các nước ASEAN tăng cường hợp tác nội khối về năng lượng xanh

Tương lai nào cho Tổ chức Thương mại thế giới?
