Tháo rào cản để tạo đà tăng trưởng cho ngành thép

Mặc dù sản xuất thép của Việt Nam hiện đứng vị trí thứ 13 thế giới và đứng đầu khu vực ASEAN. Tuy nhiên, ngành thép còn có những điểm nghẽn mang tính dài hạn.
Sức ép “xanh hóa” buộc ngành thép phải thay đổi Ngành thép kỳ vọng tăng trưởng tốt năm 2024 Dự kiến sản lượng cả năm đạt 30 triệu tấn, vì sao ngành thép vẫn lo?

Theo Bộ Công Thương, ngoài các vấn đề mang tính thời điểm, ngành thép còn có những điểm nghẽn mang tính dài hạn. Năng lực sản xuất còn hạn chế, Việt Nam tiếp tục là quốc gia nhập siêu về thép. Sản xuất thép thô mới cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước, còn thiếu hụt sản phẩm thép chất lượng cao, thép kỹ thuật.

Ông Nguyễn Ngọc Thành - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương)
Ông Nguyễn Ngọc Thành - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương)

Ông Nguyễn Ngọc Thành - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho biết, năm 2023 năng lực sản xuất phôi của toàn ngành thép Việt Nam là khoảng 28 triệu tấn/năm, trong đó thép cuộn cán nóng (HRC) là 7-8 triệu tấn/năm, thép xây dựng (khoảng 14 triệu tấn) đảm bảo 100% cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và một phần cho thị trường xuất khẩu.

Bên cạnh đó, cơ cấu nguyên liệu phục vụ sản xuất có 42% thép được sản xuất từ nguyên liệu là thép phế (chủ yếu là nhập khẩu) và 58% được sản xuất từ lò cao, sử dụng nguyên liệu là quặng sắt. Thép còn dùng để phục vụ ngành cơ khí, chế tạo. Thép cuộn cán nóng HRC chỉ sản xuất được 8 triệu tấn/năm trong khi nhu cầu là 10 triệu tấn. Bên cạnh đó, ngành thép còn bị phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu nước ngoài dẫn đến tình trạng bị động về giá.

Thực tế, năng lực cạnh tranh của ngành thép Việt Nam còn khá thấp do nhà máy công suất nhỏ, thiết bị lạc hậu, tiêu tốn năng lượng và nguy cơ về môi trường, chất lượng thép không chiếm ưu thế so với sản phẩm thép nhập khẩu, nhất là thép chế tạo. Và các doanh nghiệp trong nước chủ yếu cạnh tranh lẫn nhau, chứ xuất khẩu còn rất hạn chế.

Lãnh đạo Cục Công nghiệp nhìn nhận, ngành thép có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là ngành công nghiệp nền tảng, vật liệu đầu vào cho các ngành kinh tế quan trọng của đất nước như cơ khí chế tạo, công nghiệp hỗ trợ... Mặt khác, phát triển công nghiệp sản xuất thép lớn mạnh cũng là tạo nền tảng vững chắc và phát triển thị trường cho các ngành chế biến chế tạo, xây dựng, cơ khí... góp phần tạo nguồn cung ứng ổn định và nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của các ngành công nghiệp.

Tự chủ về sản xuất thép trong nước là yêu cầu tất yếu của việc tự chủ nguồn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, tiêu dùng của người dân, cũng như quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất quốc gia. Do đó, để ngành thép phát triển bền vững và ổn định, Nhà nước cần phải xây dựng chính sách đủ mạnh để thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp thép tạo nền tảng cơ bản cho công nghiệp hóa theo hướng hiện đại và bền vững.

Phân tích kỹ hơn, ông Nguyễn Ngọc Thành nêu giải pháp, Việt Nam cần có các định hướng chính sách để phát triển mạnh ngành luyện kim, vật liệu, đặc biệt là các loại thép chế biến chế tạo. Cụ thể, cần phát triển thêm các khu liên hợp gang thép có quy mô lớn với cơ cấu sản phẩm đa dạng, đặc biệt là các sản phẩm thép phục vụ công nghiệp chế biến chế tạo. Tập trung khuyến khích sản xuất thép hợp kim và đặc biệt phục vụ ngành cơ khí, chế tạo máy. Xây dựng chiến lược phát triển ngành thép theo hướng thu hút đầu tư các liên hợp thép lớn nhằm sản xuất các chủng loại sản phẩm thép đa dạng, đặc biệt tập trung thép ứng dụng trong ngành chế biến, chế tạo, cơ khí, ô tô.

Ngành thép vừa cho thấy sự hồi phục mạnh mẽ trong tháng 11/2023, với sản xuất và tiêu thụ thép các loại đều tăng hơn 30% so với cùng kỳ
Ngành thép có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển đất nước theo định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ảnh: TTXVN

Theo dự báo sơ bộ, tổng nhu cầu thị trường các ngành chế tạo của Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 có thể đạt tới 310 tỷ USD. Trong đó, nhu cầu thị trường từ cơ khí phục vụ công trình công nghiệp là 120 tỷ USD; cơ khí phục vụ xây dựng, nông nghiệp, chế biến là 15 tỷ USD; thiết bị tiêu chuẩn là 10 tỷ USD; giao thông đường sắt là 35 tỷ USD; tàu điện ngầm là 10 tỷ USD và ô tô là 120 tỷ USD.

Đây sẽ là thị trường rất lớn cho ngành thép trong nước, đặc biệt là các loại thép chế tạo, thép hợp kim chất lượng cao phục vụ các ngành công nghiệp chế tạo, vốn là phân khúc hiện nay Việt Nam chưa tự chủ được trong sản xuất thép nội địa.

Được biết, hiện Bộ Công Thương đã xây dựng Dự thảo Chiến lược phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2050; dự kiến tháng 9/2024 sẽ trình Chính phủ.

Duy Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thép trong nước

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Từ việc người nước ngoài ở nhà xã hội tại Bắc Giang và câu chuyện quản lý loại hình nhà ở này

Từ việc người nước ngoài ở nhà xã hội tại Bắc Giang và câu chuyện quản lý loại hình nhà ở này

Theo quy định tại Luật Nhà ở năm 2023, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội.
Ngành Công Thương khu vực phía Nam: Kỳ vọng tăng tốc phát triển trong giai đoạn mới

Ngành Công Thương khu vực phía Nam: Kỳ vọng tăng tốc phát triển trong giai đoạn mới

Là khu vực đầu tàu kinh tế của cả nước, ngành Công Thương phía Nam được kỳ vọng tăng tốc phát triển trong giai đoạn mới.
Khai mạc Hội nghị ngành Công Thương khu vực phía Nam lần thứ X năm 2024

Khai mạc Hội nghị ngành Công Thương khu vực phía Nam lần thứ X năm 2024

Sáng ngày 11/10, Bộ Công Thương phối hợp cùng UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị ngành Công Thương khu vực phía Nam lần thứ X năm 2024.
Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024

Khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024

Tối ngày 10/10, Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024 đã được khai mạc tại thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.
Áp thuế đồng loạt cho người mua nhà thứ hai có tác động tiêu cực đến thị trường?

Áp thuế đồng loạt cho người mua nhà thứ hai có tác động tiêu cực đến thị trường?

Theo chuyên gia, việc đánh thuế bất động sản thứ 2 cần phù hợp với điều kiện của Việt Nam, ngăn chặn việc đầu cơ chứ không cản trở cơ hội mua nhà của người dân.

Tin cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Khắc Quyền: Bộ Công Thương cầu thị và trách nhiệm trong xây dựng chính sách kinh doanh xăng dầu

Ông Nguyễn Khắc Quyền: Bộ Công Thương cầu thị và trách nhiệm trong xây dựng chính sách kinh doanh xăng dầu

Ông Nguyễn Khắc Quyền, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương bày tỏ quan điểm về Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu.
Câu lạc bộ Dĩa cơm trên tường Thanh Hóa:

Câu lạc bộ Dĩa cơm trên tường Thanh Hóa: 'Mỗi dĩa cơm, cả tấm lòng'

Với thông điệp 'Mỗi dĩa cơm, cả tấm lòng', Câu lạc bộ Dĩa cơm trên tường là cầu nối để hỗ trợ hàng trăm nghìn suất cơm cho các bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn.
Bồi hồi trái tim cả nước hướng về Ngày Giải phóng Thủ đô

Bồi hồi trái tim cả nước hướng về Ngày Giải phóng Thủ đô

Những ngày tháng 10 mùa Thu, cả nước hướng về thủ đô Hà Nội với bao cảm xúc ngập tràn, quá khứ, lịch sử hào hùng lại hiện lên trong kiêu hùng mà bất diệt.
Nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung: Làm thiện nguyện là hạnh phúc và cơ duyên trong cuộc đời của tôi

Nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung: Làm thiện nguyện là hạnh phúc và cơ duyên trong cuộc đời của tôi

Nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung đã dành cả cuộc đời cho hoạt động thiện nguyện, mang lại niềm vui, sự sẻ chia cho những hoàn cảnh khó khăn khắp mọi miền Tổ quốc.
Thấy gì từ vụ Tiktoker Phan Thủy Tiên và hàng loạt người nổi tiếng nghi bán hàng nhái, hàng nhập lậu?

Thấy gì từ vụ Tiktoker Phan Thủy Tiên và hàng loạt người nổi tiếng nghi bán hàng nhái, hàng nhập lậu?

Từ vụ Tiktoker Phan Thuỷ Tiên, các chuyên gia cho rằng, khi hàng giả, hàng nhái có sự tiếp tay của những người nổi tiếng thì hệ lụy sẽ tăng lên gấp bội.
Rapper Bình Gold -tác giả bài "Bốc bát họ" tiếp tục có sản phẩm gây tranh cãi bởi nội dung phản cảm?

Rapper Bình Gold -tác giả bài "Bốc bát họ" tiếp tục có sản phẩm gây tranh cãi bởi nội dung phản cảm?

Rapper Bình Gold - tác giả bài hát "Bốc bát họ" vừa có thêm sản phẩm âm nhạc gây tranh cãi với ca từ dung tục, trái với thuần phong mỹ tục.
Tinh thần đoàn kết trong cơn bão Yagi khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư

Tinh thần đoàn kết trong cơn bão Yagi khiến Việt Nam trở nên hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư

Hệ lụy cơn bão Yagi để lại vẫn chưa thể nguôi ngoai. Tuy nhiên, trong sự mất mát ấy, niềm hy vọng vẫn được thắp sáng nhờ tinh thần đoàn kết của người Việt Nam.
6 người đoạt giải đợt 1 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

6 người đoạt giải đợt 1 Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương

Với 2.801 người tham dự Cuộc thi Tìm hiểu truyền thống ngành Công Thương đợt 1 (tháng 9) Ban tổ chức đã tìm ra 6 người trúng giải.
Từ vụ án Trương Mỹ Lan: Ngẫm câu

Từ vụ án Trương Mỹ Lan: Ngẫm câu ''Tiền nhiều để làm gì?''

Trong phiên xét xử đại án Vạn Thịnh Phát (giai đoạn 2), bị cáo Trương Mỹ Lan bị đề nghị mức án chung thân, còn ở trong vụ án trước bị cáo bị tuyên án tử hình.
Việt Tân xuyên tạc trắng trợn về sự cố cầu Phong Châu: Bổn cũ soạn lại

Việt Tân xuyên tạc trắng trợn về sự cố cầu Phong Châu: Bổn cũ soạn lại

Lực lượng quân đội ta đã nỗ lực lớn lắp cầu phao thay thế cầu Phong Châu bị sập, thế nhưng tổ chức Việt Tân lại có những luận điệu xuyên tạc trắng trợn.
Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

Luật sư Bùi Văn Thành: Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, cần sự kiểm soát của nhà nước

Điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường nhưng đảm bảo có sự quản lý của nhà nước thay vì thả nổi hoàn toàn cho doanh nghiệp là một sự cân nhắc kỹ lưỡng.
Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu tiến dần hơn đến cơ chế thị trường

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu tiến dần hơn đến cơ chế thị trường

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, với việc để doanh nghiệp tự công bố giá, Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu đã tiến dần hơn đến cơ chế thị trường.
Chủ tịch Tập đoàn Viettel: Doanh nghiệp cần

Chủ tịch Tập đoàn Viettel: Doanh nghiệp cần 'điểm tựa' khi đầu tư ra nước ngoài

Chủ tịch Viettel nhấn mạnh, khi kinh doanh ra nước ngoài rất cần điểm tựa đó, nhất là tại những nước chúng ta không có sứ quán, bảo hộ đầu tư.
Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu

Danh sách đề nghị xét tặng danh hiệu 'Nghệ nhân nhân dân', 'Nghệ nhân ưu tú' lĩnh vực thủ công mỹ nghệ

Bộ Công Thương có công văn về đăng tải danh sách cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú”, trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ.
Báo Công Thương luôn sâu sát, phản ánh đa chiều về

Báo Công Thương luôn sâu sát, phản ánh đa chiều về 'sức khoẻ' của doanh nghiệp

Là tờ một trong các tờ báo kinh tế hàng đầu, Báo Công Thương đặc biệt sâu sát, quan tâm, thông tin đa chiều phản ánh về “sức khoẻ” của cộng đồng doanh nghiệp.
Giữ lửa nghề từ chiến khu Việt Bắc

Giữ lửa nghề từ chiến khu Việt Bắc

Nhiệt huyết, bản lĩnh, dấn thân của lớp báo chí đầu tiên từ mái trường ở chiến khu Việt Bắc tiếp tục là ngọn lửa soi đường dẫn dắt những người làm báo...
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Báo Công Thương vượt qua khuôn khổ một tờ báo ngành

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: Báo Công Thương vượt qua khuôn khổ một tờ báo ngành

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh đánh giá Báo Công Thương trở thành kênh thông tin chính sách về kinh tế, vượt qua khuôn khổ một tờ báo ngành, có sức lan tỏa cao.
Báo Công Thương cần đi sâu, phản ánh những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp

Báo Công Thương cần đi sâu, phản ánh những khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp

Báo Công Thương tiếp tục có những bài viết đi sâu, đi sát hơn với cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam, hỗ trợ doanh nghiệp trong qúa trình hoạt động.
Báo Công Thương là tờ báo uy tín, tin cậy của cộng đồng doanh nghiệp

Báo Công Thương là tờ báo uy tín, tin cậy của cộng đồng doanh nghiệp

Báo Công Thương là kênh thông tin hữu ích cho cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước tham khảo.
Báo Công Thương: Tự hào lịch sử 79 năm và bước chuyển mình ngoạn mục

Báo Công Thương: Tự hào lịch sử 79 năm và bước chuyển mình ngoạn mục

Các thế hệ người làm báo Báo Công Thương đầy tự hào về truyền thống 79 năm với những bước phát triển vượt bậc.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động