Tháo gỡ 2 điểm nghẽn lớn để phát triển logistics cho TP. Hồ Chí Minh

Để phát triển logistics, TP. Hồ Chí Minh cần tháo gỡ điểm nghẽn về hạ tầng và nguồn nhân lực,đồng thời tăng cường liên kết vùng, tạo thuận lợi cho logistics.
Cách nào thúc đẩy logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long cất cánh? Doanh nghiệp 'hiến kế' phát triển logistics Việt Nam Phát triển logistics tuyến Hành lang Kinh tế Đông - Tây: Xây dựng cơ chế liên vùng

Điểm nghẽn lớn về hạ tầng và nguồn nhân lực

Đây là nhận định được đưa ra tại Diễn đàn Logistics TP. Hồ Chí Minh, do Sở Công Thương Thành phố phối hợp với Trường đại học Hoa Sen và Hiệp hội Logistics TP. Hồ Chí Minh tổ chức chiều ngày 30/9.

Theo ông Bùi Tá Hoàng Vũ - Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh, trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ logistics của doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh tăng trưởng trung bình 14% (năm 2018 tăng trưởng đạt 12%, năm 2019 đạt 14,7%). Tỷ trọng đóng góp của logistics vào GRDP TP. Hồ Chí Minh năm 2018 ước đạt 8,3%, năm 2019 xấp xỉ 8,7%.

TP. Hồ Chí Minh tập trung đầy đủ các loại hình logistics: cảng biển, cảng sông, cảng hàng không, ga hàng hoá. Tuy nhiên, các cụm cảng khu vực TP. Hồ Chí Minh gồm nhiều bến nhỏ lẻ, thiếu tập trung, liên kết, luồng vào và độ sâu bến thường hẹp và nông nên hạn chế tàu có trọng tải lớn vào hoạt động.

Bên cạnh đó, các bến khu vực TP. Hồ Chí Minh chỉ được đầu tư xây dựng thô sơ luồng hàng chỉ mới tập trung phục vụ cho các doanh nghiệp xung quanh, chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng hiện đại và thiếu sự kết nối nên thường ùn tắc. Với những tồn đọng trên, TP. Hồ Chí Minh chưa có Trung tâm logistics đáp ứng tiêu chí trong Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 03/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ.

Cùng với đó, hệ thống kho bãi cũng bộc lộ nhiều hạn chế khi các kho hàng và trung tâm phân phối tại khu vực TP.Hồ Chí Minh đang có xu hướng thu hẹp, chuyển dần về phía tỉnh Bình Dương và Đồng Nai. Hệ thống kho lạnh chưa phát triển, ít người đầu tư kho lạnh trong khi nhu cầu kho lạnh khá cao, dẫn đến khó thuê được kho lạnh và cước lưu kho cao. Thông tin về hệ thống giao thông cầu đường chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, xe tải lớn bị cấm vào các trục đường nội đô làm tăng chi phí vận chuyển nhiều lần. Chính vì vậy nếu doanh nghiệp Việt Nam nếu không liên kết và tận dụng thế mạnh của nhau để tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh khép kín thì khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn lớn để phát triển logistics cho TP. Hồ Chí Minh
Tháo gỡ 2 điểm nghẽn lớn để phát triển logistics TP. Hồ Chí Minh

Nói về những điểm nghẽn trong phát triển logistics của thành phố, bà Phan Thị Thắng - Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh cho rằng, hiện nay có 2 điểm nghẽn lớn đang cản trở sự phát triển logistics Thành phố; điểm nghẽn đầu tiên là vấn đề về hạ tầng logistics và thứ hai là về phát triển nguồn nhân lực.

Theo đó, TP. Hồ Chí Minh có thế mạnh về vị trí địa lý khi nằm giữa các trục giao thông Bắc - Nam, Đông - Tây nên trở thành trung tâm lưu chuyển hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu cho khu vực các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, vướng mắc hiện nay là hệ thống đường giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của Thành phố, đặc biệt là các tuyến đường vành đai kết nối Thành phố với các tỉnh Đông - Tây Nam bộ triển khai còn chậm. Do đó, giao thương hàng hóa 2 chiều giữa Thành phố với các tỉnh còn chưa tương xứng với tiềm năng.

Cùng với đó, chất lượng nguồn nhân lực cho ngành logistics cũng chưa đáp ứng đủ. Mặc dù TP có nhiều trường đại học… Tuy nhiên, khi đánh giá về hiện trạng công tác đào tạo thì mối liên kết giữa hệ thống các trường đào tạo với các doanh nghiệp logsitics còn chưa chặt chẽ, thiếu sự tương tác, kết nối để nắm bắt nhu cầu từ đào tạo đến đầu ra; mặt khác, chất lượng nguồn nhân lực logistics cũng chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của thành phố.

Đẩy mạnh liên kết vùng, tạo thuận lợi cho logistics

Bà Phan Thị Thắng cho biết, trong quá trình xây dựng chính sách và phát triển kinh tế của mình, TP. Hồ Chí Minh xác định ngành logistics là một ngành rất quan trọng, có tác động đến sự phát triển bền vững, lâu dài cho tăng trưởng kinh tế Thành phố. Vai trò quan trọng đó cũng đã được Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XI xác định “Đề án Phát triển ngành logistics TP. Hồ Chí Minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” là một trong 49 Chương trình, Đề án trọng tâm phát triển kinh tế thành phố.

Theo đó, thành phố đặt mục tiêu phải phát triển logistics trở thành 01 ngành dịch vụ mũi nhọn, đóng góp tích cực cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn và phấn đấu tốc độ tăng trưởng doanh thu dịch vụ logistics của doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh đạt 15% vào năm 2025 và đạt 20% vào năm 2030. Cùng với đó, tỷ trọng đóng góp của logistics vào GRDP thành phố đến năm 2025 đạt 10% và đến năm 2030 đạt 12%. Đồng thời góp phần kéo giảm chi phí logistics cả nước so với GDP quốc gia đến năm 2025 còn khoảng 10 - 15%.

Theo các chuyên gia, TP. Hồ Chí Minh có thế mạnh về vị trí địa lý khi nằm giữa các trục giao thông Bắc - Nam, Đông - Tây nên trở thành trung tâm lưu chuyển hàng hóa trong nước và xuất nhập khẩu cho khu vực các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, vướng mắc hiện nay là hệ thống đường giao thông chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của thành phố, đặc biệt là các tuyến đường vành đai kết nối thành phố với các tỉnh Đông - Tây Nam Bộ triển khai còn chậm. Do đó, giao thương hàng hóa 2 chiều giữa thành phố với các tỉnh còn chưa tương xứng với tiềm năng.

Nhiều ý kiến của các chuyên gia tại diễn đàn nhấn mạnh, để khơi thông nguồn lực logistics, cần đẩy mạnh liên kết vùng giữa TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố lân cận trong vấn đề phát triển hạ tầng giao thông, quy hoạch các trung tâm logistics cũng như vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, làm sao cho phát huy được tổng hòa lợi ích.

Đặc biệt, phát triển nguồn nhân lực về chất và lượng theo định hướng quốc tế để ứng dụng thành tựu khoa học-kỹ thuật (trí tuệ nhân tạo, di động, người máy và máy bay không người lái, blockchain, thực tế ảo tăng cường) là yếu tố cốt lõi trong việc thúc đẩy các chiến lược phát triển ngành. Đồng thời, liên kết vùng thúc đẩy phân bổ và dịch chuyển nguồn lao động logistics giữa các địa phương góp phần giảm chi phí cạnh tranh, giảm áp lực đào tạo và cơ hội việc làm.

Hà Duyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngành dịch vụ logistics

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tân Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An là ai?

Tân Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An là ai?

Chiều 18/11, tại Kỳ họp thứ 24, Hội đồng Nhân dân tỉnh Nghệ An đã tiến hành bầu Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh với kết quả 100% đại biểu dự họp tán thành.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Cơ chế ‘cảng mở’ giúp Cái Mép – Thị Vải có thêm trợ lực phát triển

Việc cho phép Bà Rịa – Vũng Tàu thí điểm cơ chế 'cảng mở' tại Cái Mép – Thị Vải sẽ giúp cụm cảng này có thêm động lực phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Tỉnh Quảng Ninh công bố loạt gói kích cầu du lịch dịp cuối năm 2024

Tỉnh Quảng Ninh công bố loạt gói kích cầu du lịch dịp cuối năm 2024

Tỉnh Quảng Ninh công bố loạt gói kích cầu du lịch, hứa hẹn tăng sức hút cho điểm đến "bốn mùa", hướng tới mục tiêu đón 19 triệu lượt khách dịp cuối năm 2024.
Thái Bình: Sắp diễn ra Hội chợ nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024

Thái Bình: Sắp diễn ra Hội chợ nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024

Hội chợ nông nghiệp quốc tế Đồng bằng Bắc Bộ 2024 sẽ khai mạc ngày 25/11 tới tại Quảng trường Thái Bình, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp

UBND tỉnh Lào Cai công khai kết quả Bộ chỉ số phục vụ người dân, doanh nghiệp tháng 10 năm 2024 của các địa phương, ban ngành…

Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Vĩnh Phúc: Ưu tiên thu hút dự án công nghệ cao vào khu công nghiệp

Hiện các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 493 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 376 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 6,74 tỷ USD.
TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

TP. Hạ Long: Phát triển và đổi mới giáo dục trong thời đại kỷ nguyên số

TP. Hạ Long quyết tâm phát triển và đổi mới giáo dục với tầm nhìn toàn cầu, hướng tới vị trí dẫn đầu quốc gia, xây dựng hệ sinh thái học tập bền vững.
Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Nam Định phân hạng và công nhận lại 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh

Ngày 18/11, Nam Định đã tiến hành đánh giá, phân hạng và công nhận 24 sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2024.
Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Quảng Ninh: Thu hút đầu tư thông minh, hướng tới phát triển kinh tế xanh

Tỉnh Quảng Ninh luôn xác định gắn phát triển kinh tế song hành với bảo vệ môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh bền vững.
Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Bộ chỉ số DDCI năm 2024 của TP. Hồ Chí Minh có gì mới?

Tinh giản một số chỉ tiêu không phù hợp và bổ sung các chỉ tiêu mới nâng cao khả năng đánh giá toàn diện là điểm mới Bộ chỉ số DDCI 2024 của TP. Hồ Chí Minh.
Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Bạc Liêu: Hướng tới mô hình nông nghiệp xanh, hiệu quả và bền vững

Bạc Liêu đang từng bước xây dựng một nền nông nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.
Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sơn La có thêm 10 mã số vùng trồng phục vụ xuất khẩu

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La đã cấp mới 10 mã số vùng trồng, nâng tổng số mã đang duy trì của tỉnh lên 216 mã.
Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Quảng Ninh chuyển mình mạnh mẽ với công nghiệp chế biến, chế tạo

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả khả quan, khẳng định là một trong những trụ cột chính trong nền kinh tế.
Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp xanh và bền vững

Sơn La đã đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư tham gia thu mua, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu nông sản, góp phần từng bước phát triển nông nghiệp xanh và bền vững.
Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Bắc Ninh nỗ lực hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Sáng ngày 18/11, UBND tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 11/2024.
Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Quảng Ninh: Mở rộng thị trường, đa dạng nguồn khách du lịch

Ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng các phương án quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch thế mạnh, phù hợp với thị hiếu của đa dạng dòng khách.
Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

Lào Cai: Đề xuất 22 dự án ổn định dân cư tập trung cho 1.237 hộ vùng thiên tai khẩn cấp

UBND tỉnh Lào Cai vừa có văn bản đề xuất hỗ trợ các danh mục dự án bố trí ổn định dân cư cấp bách từ nguồn vốn ngân sách Trung ương.
Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Tỉnh Sơn La có 2 gian hàng trưng bày, giới thiệu quảng bá các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, nông sản chế biến chủ lực của tỉnh.
Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tỉnh Tuyên Quang sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu trong lành cùng tiềm năng lớn du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi.
Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Cầu Hòa Sơn trị giá 540 tỷ đồng nối Bắc Giang với Thái Nguyên chính thức thông xe

Cầu Hòa Sơn kết nối tỉnh Bắc Giang với tỉnh Thái Nguyên chính thức thông xe từ ngày 17/11, thông cầu sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội giữa 2 địa phương.
Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Nhờ chuyển đổi số, các doanh nghiệp Quảng Ninh đã nâng cao năng lực cạnh tranh, đạt nhiều thành tựu trong sản xuất, kinh doanh.
Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Quảng Ninh chuyển đổi số, thanh toán không dùng tiền mặt với dịch vụ công

Trong những năm gần đây, tỉnh Quảng Ninh rất quan tâm đến phát triển kinh tế số, xã hội số nói chung và thanh toán không dùng tiền mặt nói riêng.
Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Từ năm 2020 đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã thu hút gần 65.000 tỷ đồng vốn đầu tư ngoài ngân sách cho 10 dự án hạ tầng và dịch vụ cảng biển.
Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Ninh: Thành công vượt bậc trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Ninh tiên phong cụ thể hóa chính sách, đạt nhiều thành tựu nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Độc đáo hoạt động thả diều nghệ thuật ở thị trấn Sông Đốc – Cà Mau

Những con diều “khổng lồ” mang hình ảnh đặc trưng của các tỉnh, thành Đồng bằng sông Cửu Long tung bay trong gió khiến người dân TT. Sông Đốc - Cà Mau hào hứng.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động