Thứ bảy 10/05/2025 08:55

Thanh tra, kiểm tra thuế - Nỗi lo thường trực của các doanh nghiệp vừa và lớn

Cơn bão COVID-19 đã, đang và được dự đoán sẽ còn gây ra những tổn thất nặng nề cho nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế trong nước nói riêng. Trong khi các doanh nghiệp còn chưa kịp vực dậy sau khủng hoảng và đang phải đối mặt với nỗi lo về những biến thể COVID-19 mới, một nỗi lo hiện hữu khác lại khiến cho doanh nghiệp phải đau đầu đó là thanh tra, kiểm tra thuế.

Thanh tra, kiểm tra thuế trong thời kì COVID - Khi gánh nặng chồng gánh nặng

Sau 5 tháng tạm dừng hoạt động vì dịch, nhiều doanh nghiệp mới trở lại kinh doanh đã phải gánh nỗi lo bị phạt chậm nộp thuế. Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang diễn biến vô cùng phức tạp với những biến thể mới liên tục xuất hiện, doanh nghiệp khó có thể tính toán được lợi nhuận cả năm và số thuế phải nộp. Điều này dẫn đến nỗi lo thường trực về việc doanh nghiệp bị phạt chậm nộp thuế nếu quy định không được sửa đổi.

Không ít doanh nghiệp còn phải đối diện với gánh nặng bị thanh tra, kiểm tra nhiều lần, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 cũng vẫn bị thanh tra, kiểm tra. Các doanh nghiệp vừa và lớn như “cá nằm trên thớt” khi gần nửa năm nghỉ dịch vẫn phải trả lương cho người lao động, thanh toán các chi phí để duy trì hoạt động doanh nghiệp và đồng thời hoàn thành nghĩa vụ kê khai, nộp thuế. Đáng quan ngại hơn, “cơn bão” COVID-19 đã phá hủy vô cùng nặng nề tới “sức khỏe” của doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới dòng tiền của doanh nghiệp để nộp thuế. Nếu doanh nghiệp phải lấy vốn ra để nộp thuế trước đề phòng bị phạt thì có nghĩa là doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn. Còn nếu không nộp thì doanh nghiệp phải đối diện với rủi ro bị phạt tiền chậm nộp.

Bên cạnh đó, để phối hợp hiệu quả được với cơ quan thuế trong quá trình thanh tra, kiểm tra, doanh nghiệp cần có kiến thức lẫn kinh nghiệm thực tiễn sâu rộng, đây là một yêu cầu khá khó khăn với chủ doanh nghiệp và cả kế toán trưởng của tổ chức. Không những vậy, còn nhiều yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến kết quả thanh tra, kiểm tra thuế mà nhiều khi doanh nghiệp khó có thể lường trước được.

Làm sao để doanh nghiệp vừa và lớn trút bỏ được nỗi lo thanh tra, kiểm tra thuế?

Việc trút bỏ được nỗi lo thanh tra, kiểm tra thuế không chỉ đơn thuần nằm ở việc doanh nghiệp nắm được hay hiểu luật thuế. Bởi với tính chất luật thuế thay đổi liên tục và có nhiều quy định không rõ ràng, có thể được diễn giải theo nhiều cách khác nhau, việc nắm được luật đã khó, việc hiểu rõ, hiểu đúng và vận dụng đúng còn khó khăn hơn.

Theo ông Nguyễn Thành Lâm – Phó Tổng giám đốc Công ty Kiểm toán và Tư vấn RSM Việt Nam, thanh tra, kiểm tra thuế là hoạt động tất yếu trong quy trình hoạt động của doanh nghiệp và cơ quan thuế để hai bên hiểu nhau rõ hơn. Qua thanh tra, kiểm tra thuế, công ty sẽ có cái nhìn khách quan, chi tiết về tình hình chấp hành thuế tại doanh nghiệp nói riêng và quan điểm của cục thuế địa phương nói chung.

Vậy làm sao để trút bỏ được nỗi lo là câu hỏi của nhiều doanh nghiệp vừa và lớn khi mà việc tìm hiểu kĩ luật thuế cũng chưa đủ để giúp doanh nghiệp lường trước được hết những kết quả có thể xảy ra. Câu trả lời nằm ở việc doanh nghiệp cần nhận thức được những rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế để từ đó có biện pháp phòng ngừa và chuẩn bị kĩ lưỡng. Đối với các doanh nghiệp khi “hoàn thuế là nỗi đau và thanh tra thuế là nỗi sợ” thì việc phòng tránh rủi ro không tuân thủ luật thuế sẽ giúp doanh nghiệp tránh được nỗi đau và giảm được nỗi sợ này.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và lớn trong đợt thanh tra, kiểm tra thuế sắp tới, Công ty Kiểm toán và Tư vấn RSM Việt Nam phối hợp với Tổng cục Thuế tổ chức hội thảo trực tuyến với chủ đề: “Phòng ngừa & cảnh báo rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế 2021”. Trong buổi hội thảo này, ông Nguyễn Văn Phụng – Vụ trưởng, Vụ Doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế sẽ giúp doanh nghiệp nhận diện được những rủi ro thường xảy ra và cách quản trị rủi ro trong thanh tra, kiểm tra thuế. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ có cơ hội được đối thoại trực tiếp với các chuyên gia để được giải đáp những thắc mắc cũng như nỗi lo mà doanh nghiệp đang gặp phải.

Để đăng kí tham dự hội thảo vui lòng quét mã QR hoặc truy cập đường link: https://www.rsmhanoi.com.vn/hoi-thao-thanh-tra-kiem-tra-thue-2021

RSM là hãng đứng thứ 6 thế giới về dịch vụ kiểm toán, thuế và tư vấn dành cho các doanh nghiệp toàn cầu. Chúng tôi đã có mặt tại hơn 120 quốc gia, với 820 văn đặt tại hơn 40 trung tâm kinh tế hàng đầu trên khắp thế giới. Là một thành viên của RSM Quốc Tế, RSM Việt Nam chia sẻ những ý tưởng và phân tích chuyên sâu đến từ các chuyên gia hàng đầu với kiến thức quốc tế và hiểu biết về bản địa sâu sắc. Tham khảo website RSM Việt Nam tại: rsmhanoi.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Bắc Giang: Triệt phá đường dây sản xuất mỹ phẩm giả cực lớn

Công an Lạng Sơn thông tin việc bắt Tiktoker Lê Việt Hùng

Công ty Cà phê Ea Sim bị cưỡng chế thuế

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Công ty hữu nghị Quốc tế

Bạc Liêu: Rà soát các dự án cây xanh để phục vụ điều tra

Đồng Nai: Xử phạt, buộc di dời nhà máy Bibica và Vinacafé Biên Hoà

Ba doanh nghiệp ở Tuyên Quang bị cưỡng chế do nợ thuế

Cưỡng chế thuế Công ty Ngọc Linh Quảng Nam tại Đắk Nông

Đối tượng Lê Việt Hùng bị bắt sau loạt bài phản ánh của Báo Công Thương

Đồng Nai: Chi nhánh Cao su Miền Nam bị xử phạt 720 triệu đồng

Hai doanh nghiệp tại Yên Bái bị cưỡng chế do nợ thuế

Thông tin mới nhất vụ Chu Thanh Huyền bị tố: Không liên quan, vẫn bán hàng mạnh

Thanh Hóa xử phạt Công ty Thần nông Thanh Hóa vi phạm về phòng cháy, chữa cháy

Cưỡng chế thuế Công ty Landscape Việt Mỹ tại Thanh Hóa

Đà Nẵng cưỡng chế tháo dỡ 7 ki-ốt ven biển

Cưỡng chế thuế Chi nhánh Xăng dầu Tây Nam S.W.P tại Long An

Cưỡng chế thuế Công ty Nạo vét và Xây dựng Đường thủy

Công ty Sản xuất Tân Thành bị cưỡng chế thuế

Quản lý thị trường kết luận vụ Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn

Cần Thơ: Tạm hoãn xuất cảnh nhiều đại diện doanh nghiệp