Thanh toán điện tử: Diễn biến phức tạp, còn nhiều mối đe dọa

Trong thanh toán điện tử đang có nhiều diễn biến phức tạp, khó dự báo với nhiều mối đe dọa, tác động tiêu cực đối với các tổ chức tài chính cũng như khách hàng.
Tiếp tục giảm 50% phí giao dịch thanh toán điện tử liên ngân hàng 81% nhà bán hàng trực tuyến "sốt ruột" muốn đẩy mạnh thanh toán điện tử Cơ hội tăng trưởng doanh thu cho doanh nghiệp từ thanh toán điện tử

94% người tiêu dùng Việt Nam sử dụng phương thức thanh toán số

Tại tọa đàm trực tuyến “Đảm bảo an ninh, an toàn cho thanh toán điện tử trong kỷ nguyên số” do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam chủ trì, Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ tổ chức diễn ra sáng 21/8, bà Winnie Wong, Giám đốc Quốc gia của Mastercard tại Việt Nam, Campuchia và Lào đánh giá, trong vài năm gần đây, chuyển đổi kỹ thuật số diễn ra nhanh chóng trong khu vực và nhất là ở Việt Nam. Có ít nhất 95% ngân hàng tại Việt Nam đang tích cực thực hiện chuyển đổi số.

“Các ngân hàng ở Việt Nam hiểu rằng chuyển đổi số không chỉ là một hay hai sự cải tiến, mà là một sự phát triển đổi mới liên tục. Đó là những nỗ lực không ngừng tìm kiếm các giải pháp để bảo vệ các giao dịch, phục vụ khách hàng tốt hơn, và đem đến hiệu quả cho không chỉ riêng một ngân hàng, mà toàn ngành Ngân hàng nói chung” - bà Winnie Wong cho biết.

Mặt khác, bà Winnie Wong cũng cho rằng, người tiêu dùng Việt Nam rất hưởng ứng và đón nhận chuyển đổi số. Xu hướng này ở Việt Nam thậm chí phổ biến hơn các nước còn lại trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Trong một nghiên cứu của Mastercard vào năm 2022, có tới 94% người tiêu dùng Việt Nam sử dụng ít nhất một phương thức thanh toán số trong năm qua. Trong khi, ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và kể cả những nước phát triển hơn, tỷ lệ này cũng chỉ ở mức 88%.

“Vì vậy, Mastercard nhìn nhận Việt Nam đang dẫn đầu trong việc nắm bắt kỹ thuật và chuyển đổi số. Chúng tôi thấy rằng xu hướng này sẽ vẫn tiếp tục, các ngân hàng sẽ tiếp tục cập nhật, sử dụng và phát triển hơn nữa để nâng cao các dịch vụ ngân hàng và phục vụ tốt hơn cho khách hàng Việt Nam” - đại diện Mastercard chia sẻ.

Thanh toán điện tử: Diễn biến phức tạp, còn nhiều mối đe dọa
Tọa đàm trực tuyến “Đảm bảo an ninh, an toàn cho thanh toán điện tử trong kỷ nguyên số”

Đồng quan điểm, Vụ trưởng Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Phạm Anh Tuấn cho biết, chuyển đổi số là xu thế tất yếu, rất nhiều tổ chức tín dụng đã đạt được số lượng giao dịch trên kênh số lên tới 90%. Điều đó giúp các tổ chức tín dụng giảm thiểu nhiều chi phí so với thực hiện các giao dịch truyền thống trước đây.

Ông Phạm Anh Tuấn tiết lộ, hệ thống qua Napas có số lượng giao dịch trong năm 2022 đạt mức 4,8 tỷ giao dịch/năm, dự kiến trong năm 2024 sẽ đạt con số là 8,4 tỷ giao dịch/năm.

“Chuyển đổi số góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, các hình thức thanh toán số đều hướng tới mục tiêu Quyết định 1813 của Thủ tướng Chính phủ (phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2021-2025)” - ông Phạm Anh Tuấn cho hay.

Cung cấp thêm thông tin về chuyển đổi số, thanh toán số ngành ngân hàng, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, nếu như trước năm 2016, khoảng 500.000 - 1.000.000 giao dịch/ngày là một con số mơ ước của các tổ chức tín dụng, thì đến nay, lượng giao dịch bình quân 1 ngày lên tới 8 triệu giao dịch, với số lượng giao dịch bằng tiền mặt khoảng 900.000 tỷ đồng (tương đương 40 tỷ USD).

Tính đến tháng 6/2023, lượng tiền giao dịch thanh toán chuyển khoản bình quân tăng 52,35% so với năm 2022. Lượng thanh toán thông qua POS, mã QR, internet và Mobile Banking tăng cả về giá trị lẫn số lượng. Trong khi đó, lượng rút tiền mặt qua ATM giảm khoảng 6,3%. Có thể thấy, chuyển đổi số có thể giúp hạn chế sử dụng tiền mặt và thúc đẩy về thanh toán một cách nhanh nhất, tiện lợi nhất.

Ngoài ra, khoảng 40 ngân hàng đã mở tài khoản thanh toán cho khách hàng với khoảng 11 triệu tài khoản thông qua phương thức eKYC; khoảng 20 ngân hàng mở tài khoản thanh toán thẻ đối với khách hàng thông qua eKYC với số lượng 10,8 triệu. Đây là một trong những kết quả tích cực trong lĩnh vực thanh toán thẻ.

“Đáng chú ý, Chính phủ cũng đã yêu cầu thực hiện kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu dân cư và nếu không có chuyển đổi số thì sẽ không thể tích hợp nhanh đến vậy. Cho đến nay, có khoảng 25 triệu tài khoản của khách hàng đã tích hợp dữ liệu dân cư sau khi Bộ Công an và Ngân hàng Nhà nước có thỏa thuận thống nhất về triển khai về tích hợp dữ liệu dân cư với tài khoản ngân hàng” - ông Hùng nói.

Thanh toán điện tử: Diễn biến phức tạp, còn nhiều mối đe dọa
Ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, đi kèm với lợi ích, chuyển đổi số cũng phải đối diện với một số rủi ro

Đối diện nhiều rủi ro, thách thức

Dù đạt được kết quả đáng khích lệ trong chuyển đổi số, thanh toán số xong ông Hùng cũng phải nhìn nhận: “Đi kèm với lợi ích, chuyển đổi số cũng phải đối diện với một số rủi ro. Bởi lẽ, trong bất cứ lĩnh vực dịch vụ nào, dù hiện đại đến đâu thì kẻ gian vẫn tìm đủ mọi cách để phát hiện ra kẽ hở để lợi dụng, từ đó chiếm đoạt tài sản của khách hàng”.

Theo ông Hùng, xuyên suốt quá trình chuyển đổi số trong lĩnh vực thanh toán, một điểm đáng mừng là rủi ro xuất phát từ lỗi, sai sót của chính các tổ chức tín dụng là không có. Trong quá trình chuyển đổi số, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước luôn chỉ đạo đặt chỉ số an toàn lên trên hết, do đó các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại khi triển khai hệ thống phần mềm công nghệ đều ưu tiên bảo đảm an toàn một cách tối đa.

Mặc dù vậy, vẫn xảy ra tình trạng kẻ gian lợi dụng kẽ hở trục lợi, chiếm đoạt tiền của khách hàng. Trường hợp điển hình là khách hàng vô tình cung cấp thông tin cá nhân như Căn cước công dân, số thẻ, số tài khoản, mật khẩu, mã OTP hay mã số thanh toán,... khi tham gia mạng xã hội, sử dụng internet, mua hàng qua mạng,... cho kẻ gian.

Bên cạnh đó còn có hiện tượng kẻ gian lợi dụng nâng cấp sim, nâng cấp gói internet trên sim để chiếm đoạt số điện thoại, từ đó chiếm đoạt mật khẩu tài khoản ngân hàng.

Một trường hợp xảy ra phổ biến khác là kẻ gian sử dụng tin nhắn giả mạo, gửi các đường link/brandname chứa mã độc để lừa đảo, chiếm đoạt tiền trong tài khoản của khách hàng.

“Tựu trung, khách hàng cần tỉnh táo, cảnh giác, không cung cấp bất cứ thông tin cá nhân gì cho bên thứ ba, cẩn trọng khi tham gia không gian mạng để hạn chế tối đa rủi ro, mất tiền cho kẻ gian” - ông Hùng nhấn mạnh.

Thanh toán điện tử: Diễn biến phức tạp, còn nhiều mối đe dọa
Vụ trưởng Thanh toán (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Phạm Anh Tuấn cho biết, chuyển đổi số là xu thế tất yếu

Từ góc độ đại diện cơ quan quản lý, ông Phạm Anh Tuấn, cho biết, dù đang phát triển mạnh nhưng ý thức bảo vệ dữ liệu cá nhân của người dân chưa thực sự tốt, chưa cao, cho nên dẫn đến các hiện tượng như: cho thuê, cho mượn, mua bán tài khoản.

Một vụ việc điển hình vừa được Công an tỉnh Cao Bằng khởi tố cho thấy, chỉ trong vòng 6 tháng, số lượng tiền trôi qua tài khoản gian lận này là gần 1.000 tỷ đồng. “Đây là con số rất đau xót. Đây là những thiệt hại mà người dân đã mất. Bây giờ phải làm sao? Như vậy có nghĩa là, nếu như chúng ta chốt được chính chủ thực hiện thì khả năng gian lận sẽ giảm bớt” - ông Phạm Anh Tuấn nêu quan điểm.

Lãnh đạo Vụ Thanh toán cũng chỉ ra 4 nhóm khó khăn, thách thức chính đối với an toàn, an ninh trong lĩnh vực chuyển đổi số ngành ngân hàng

Thứ nhất, hành lang pháp lý chưa theo kịp sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Nhiều sản phẩm dịch vụ áp dụng hình thức công nghệ tiên tiến hiện đại nhưng chưa có đủ văn bản quy phạm pháp luật hay hành lang pháp lý chưa theo kịp, dẫn đến việc vận dụng cũng như ứng xử gặp nhiều khó khăn.

Thứ hai, tội phạm gia tăng ở mức độ cao so với nhiều năm.

Thứ ba, thiếu tương thích giữa các hạ tầng. “Có thể nói, hiện nay, ngân hàng sử dụng dữ liệu của ngân hàng, cơ quan công an sử dụng dữ liệu của cơ quan công an (ngoại trừ Đề án 06 đang bước đầu triển khai), nhà mạng viễn thông cũng sử dụng dữ liệu riêng, không khai thác được. Nếu như các cơ sở hạ tầng dữ liệu này tương thích và được tích hợp, kết nối thì trong trường hợp khách hàng mở tài khoản, đăng ký số điện thoại, sử dụng Mobile Banking thì ngân hàng có thể kiểm tra được số điện thoại chính chủ và người thực hiện có chính xác hay không” - ông Phạm Anh Tuấn nói.

Hiện nay, các hạ tầng này đang từng bước để tiến đến kết hợp được với nhau để xây dựng hệ sinh thái chung và khai thác hiệu quả, góp phần phòng chống gian lận lừa đảo.

Thứ tư, vấn đề con người. Tâm lý, thói quen tiêu dùng tiền mặt của người dân ở vùng sâu, vùng xa, hải đảo vẫn còn lớn. Kỹ năng sử dụng các dịch vụ ngân hàng số của người dân còn nhiều hạn chế đã góp phần tiếp tay cho các đối tượng lừa đảo, gian lận. Kẻ gian thông qua sự thiếu hiểu biết, kỹ năng sử dụng dịch vụ ngân hàng số chưa tốt của khách hàng để khai thác và qua đó thực hiện các hành vi gian lận.

Thanh toán điện tử: Diễn biến phức tạp, còn nhiều mối đe dọa
Giám đốc cao cấp An ninh thông tin (Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Techcombank) Văn Anh Tuấn cho hay, các ngân hàng sẽ đầu tư các công nghệ mới để đưa thêm dịch vụ

Về phía các ngân hàng thương mại, Giám đốc cao cấp An ninh thông tin (Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam - Techcombank) Văn Anh Tuấn cho hay, các ngân hàng sẽ đầu tư các công nghệ mới để đưa thêm dịch vụ. Bên cạnh đó, khi lượng giao dịch thanh toán bằng tiền mặt không còn nhiều, thanh toán không dùng tiền mặt tăng lên, ngân hàng cũng phải bảo đảm tính ổn định cho hệ thống, nhất là trong những ngày thanh toán đặc biệt, số lượng giao dịch tăng đột biến.

Giám đốc cao cấp An ninh thông tin Techcombank cũng chia sẻ thêm về một số loại tấn công mới của dịch vụ ngân hàng: Là tin nhắn mạo danh (SMS brand name), hình thức này đòi hỏi khách hàng có nhận thức cao, đọc hiểu rõ nội dung mới nhận ra được hành vi lừa đảo.

Đối với giao dịch QR Code, xuất hiện phần mềm mô phỏng giống với Mobile Banking của các ngân hàng. Khi giao dịch mua hàng, kẻ gian sử dụng phần mềm mô phỏng lừa đảo đã chuyển tiền cho người bán hàng (hiển thị đã chuyển tiền thành công trên phần mềm mô phỏng, nhưng thực chất không chuyển tiền) và nhiều người bán hàng bận rộn, không kịp kiểm tra số dư tài khoản. Như vậy, hành vi lừa đảo đã được thực hiện trót lọt.

Ngoài ra, khi mở tài khoản bằng eKYC, rất nhiều lợi ích nhưng song hành với đó là rủi ro, dù ngân hàng triển khai nhiều giải pháp định danh nhưng kẻ gian vẫn tìm cách để lách qua hệ thống bảo mật bằng cách sử dụng công nghệ AI, deepfake,...

Theo Lãnh đạo Vụ Thanh toán, kẻ gian ít khi xuất hiện các thông tin của mình là chính chủ. Hiện Ngân hàng Nhà nước đã trình Thống đốc và được đồng ý sẽ sửa Quyết định 630/QĐ-NHNN về kế hoạch áp dụng các giải pháp về an toàn bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, đây là một quyết định rất căn cơ, sẽ quyết định hạn mức nào sẽ yêu cầu xác thực bằng yếu tố sinh trắc học để xác định chính chủ.

Có nghĩa, người mở tài khoản và người thực hiện giao dịch đó phải là một. Điều này có thể sẽ gây khó khăn cho một số tổ chức tín dụng nhưng vì lợi ích chung, lợi ích của cả cộng đồng và cả xã hội, bảo vệ an toàn tiền gửi của người dân thì việc này bắt buộc phải làm.

“Mức độ ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng là không lớn nhưng đổi lại chúng ta được gì? Đó là: người dân kê cao gối ngủ, sẽ không có chuyện tiền của tôi tự nhiên được chuyển đi mà tôi không biết” - ông Phạm Anh Tuấn nhấn mạnh.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Ngân hàng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Lộ trình nào phù hợp?

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có cồn: Lộ trình nào phù hợp?

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn đang thu hút khá nhiều luồng ý kiến, trong đó lộ trình thực hiện rất được quan tâm.
Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Làm thế nào để không phát sinh phí SMS Banking khi giao dịch?

Thay vì tính một mức phí SMS Banking cố định hàng tháng như trước, hiện nhiều ngân hàng đã chuyển sang tính phí theo số lượng tin nhắn thực tế phát sinh.
Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Đà Nẵng: Thúc đẩy đầu tư xanh và thị trường tài chính xanh hướng tới mục tiêu Net Zero

Chuyển đổi xanh là xu hướng tất yếu của toàn cầu. Cần phải có những ưu tiên thúc đẩy tài chính xanh để giải quyết vấn đề thiếu nguồn lực cho tăng trưởng xanh.
Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Từ 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được ghi nhớ mật khẩu

Thông tư 50 của Ngân hàng Nhà nước quy định, từ ngày 1/1/2025, ứng dụng Mobile Banking không được có chức năng ghi nhớ mã khóa bí mật truy cập (mật khẩu).
Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Triển khai xác thực khách hàng số tại các cơ sở cầm đồ ở Thành phố Hồ Chí Minh

Việc xác thực thông tin khách hàng vay cầm cố tài sản dựa trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đem lại lợi ích cho cả cơ quan quản lý lẫn đơn vị cho vay.

Tin cùng chuyên mục

VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

VietinBank duy trì đà tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

Quy mô CASA tại VietinBank vẫn trong nhóm Top đầu thị trường và dần cải thiện về tỷ trọng trong nguồn vốn huy động của khách hàng, góp phần cải thiện NIM .
Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Thu ngân sách nhà nước 2024 dự báo sẽ về đích trước hẹn

Sự phục hồi nhu cầu trong nước và xuất nhập khẩu hàng hóa trong bối cảnh lạm phát cao đã gia tăng thu ngân sách. Dự báo, thu ngân sách 2024 về đích trước hẹn.
Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt và chống buôn lậu thuốc lá - những vấn đề đặt ra

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá cần lộ trình hợp lý, kết hợp xử lý nghiêm vi phạm, nâng cao nhận thức cộng đồng là giải pháp cần áp dụng đồng bộ.
VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

VietinBank giành cú đúp giải thưởng về Báo cáo thường niên tại VLCA 2024

Báo cáo thường niên của VietinBank được tăng cường nội dung, gia tăng hàm lượng thông tin liên quan đến kinh doanh, thực hành ESG để đảm bảo tính minh bạch.
Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Ngành ngân hàng tiên phong trong áp dụng các tiêu chuẩn ESG

Đi đầu trong việc áp dụng các tiêu chuẩn ESG, ngành ngân hàng đã có nhiều giải pháp, định hướng, chỉ đạo liên quan tới ESG trong hoạt động ngân hàng.
Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

Chính phủ bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự

Chính phủ ban hành Nghị định số 152/2024/NĐ-CP ngày 15/11/2024 bổ sung quy định xử lý chứng khoán để bảo đảm thi hành án dân sự.
ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

ABBANK được vinh danh ngân hàng có Chất lượng điện thanh toán quốc tế xuất sắc 2024

Ngày 14/11/2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) vinh dự được nhận giải “Chất lượng điện Thanh toán quốc tế xuất sắc 2024” do JP Morgan trao tặng.
Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

Vốn cho đồng bằng sông Cửu Long: Nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn

Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định, không thiếu vốn dành cho đồng bằng sông Cửu Long, nếu ngân hàng thương mại không đủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ tái cấp vốn.
VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

VPBank lọt Top 10 Doanh nghiệp vốn hóa lớn có Quản trị công ty tốt nhất năm 2024

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa chính thức được vinh danh trong Top 10 Doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất - nhóm vốn hóa lớn năm 2024.
Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng

Tại Đại hội cổ đông bất thường, LPBank chốt 3 nội dung quan trọng: Thay đổi trụ sở chính, góp vốn, mua cổ phần, bổ sung thành viên Hội đồng quản trị,…
Nhà băng

Nhà băng 'tung' ưu đãi, ‘trợ lực’ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu dịp cuối năm

Những giải pháp tài chính phù hợp từ ngân hàng đang trở thành công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tăng tốc trong gian đoạn cuối năm.
Manulife được vinh danh vì những đóng góp tiêu biểu cho cộng đồng năm 2024

Manulife được vinh danh vì những đóng góp tiêu biểu cho cộng đồng năm 2024

Manulife Việt Nam được vinh danh trong “Top 40 Doanh nghiệp xuất sắc trong gắn kết mục tiêu kinh doanh và trách nhiệm xã hội" tại lễ tôn vinh Saigon Times CSR
Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Cơ hội vàng cho doanh nghiệp SME: Mở tài khoản BIZ MBBank, rinh xe hơi Vinfast VF3 và iPhone 15 Pro Max

Thông qua chương trình “Mở BIZ MBBank ngay - Quay trúng lớn”, MB mang đến hàng loạt phần thưởng hấp dẫn, tiếp thêm động lực cho các doanh nghiệp SME.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam: 25 năm hành trình vun đắp niềm tin

25 năm qua, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam không ngừng hoàn thiện nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả chính sách bảo hiểm tiền gửi nhằm bảo vệ quyền lợi người gửi tiền.
VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

VietinBank có thu nhập hoạt động (TOI) cao nhất ngành Ngân hàng

VietinBank là ngân hàng có thu nhập hoạt động và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cao nhất ngành ngành Ngân hàng.
BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

BIDV và KIOTVIET hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp

Ngày 12/11/2024, tại Hà Nội BIDV và KiotViet đã ký kết Thỏa thuận hợp tác cung cấp dịch vụ ngân hàng tích hợp trên phần mềm KiotViet.
Quý 3/2024, tập đoàn Manulife toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

Quý 3/2024, tập đoàn Manulife toàn cầu tiếp tục tăng trưởng ấn tượng

Tập đoàn Manulife vừa công bố kết quả kinh doanh quý 3 năm 2024 với sự tăng trưởng nổi bật ở nhiều chỉ số kinh doanh, nối tiếp đà tăng của quý 2 trước đó
Tập đoàn FPT bắt tay Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số nhằm nâng tầm trải nghiệm Khách hàng

Tập đoàn FPT bắt tay Sun Life Việt Nam hợp tác chuyển đổi số nhằm nâng tầm trải nghiệm Khách hàng

Tập đoàn FPT và Sun Life Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai bên nhằm phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ
Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn

Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn

Sáng 14/11, Tạp chí Kinh tế Việt Nam đã tổ chức Hội thảo góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đối với đồ uống có cồn.
Khác biệt làm nên sức hút của các dịch vụ ngân hàng số TPBank

Khác biệt làm nên sức hút của các dịch vụ ngân hàng số TPBank

Giữa rừng tiện ích ngày càng nở rộ, những sản phẩm, dịch vụ đi từ sự thấu hiểu nhu cầu được xây dựng trên nền tảng ngân hàng số hiện đại của TPBank vẫn độc đáo.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động