Thành phố Huế đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn

Tối ngày 25/3, tại sân khấu bên bờ sông Hương, thành phố Huế, chương trình khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 chính thức diễn ra.
Khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 có gì đặc sắc? PC Huế: Đảm bảo cấp điện lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025 Thừa Thiên Huế: Hơn 170 sự kiện Năm Du lịch quốc gia

Tham dự chương trình có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú; Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh; Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch -Trưởng Ban Chỉ đạo Năm du lịch quốc gia Nguyễn Văn Hùng…

Phát triển ngành "công nghiệp không khói"

Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính cho biết, du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, không chỉ góp phần tạo việc làm, cải thiện thu nhập cho hàng triệu lao động, giúp nhiều hộ dân ở vùng sâu, vùng xa thoát nghèo, mang lại diện mạo mới, làm sống lại các di tích sau những năm tháng "ngủ quên" mà còn thúc đẩy hợp tác, giao lưu văn hóa, hội nhập quốc tế. Đồng thời, xây dựng tình hữu nghị, gìn giữ hoà bình, giúp những giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc được quảng bá, thấm sâu, lan tỏa trong và ngoài nước.

Thành phố Huế đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính phát biểu. Ảnh: Nguyễn Tuấn

Việt Nam chúng ta hội tụ nhiều điều kiện để phát triển du lịch: Từ cảnh quan thiên nhiên phong phú, hệ thống danh thắng đặc sắc, đến truyền thống lịch sử hào hùng kết hợp với tinh hoa văn hóa độc đáo, đa dạng, con người thân thiện, mến khách. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, chỉ đạo ngành du lịch phát huy tốt nhất tiềm năng con người, văn hóa và thiên nhiên, lợi thế về biển, đảo, các thế mạnh sẵn có để phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Cùng với quyết tâm chính trị của nhiều địa phương, nỗ lực của các doanh nghiệp du lịch đã tạo ra nội lực tăng trưởng và phục hồi ngành du lịch Việt Nam vượt qua kỳ vọng cả về số lượng và chất lượng.

Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính cho biết, Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới, khi du lịch không chỉ là trải nghiệm, mà còn là cầu nối của tình hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững. Nghị quyết số 08 năm 2017 của Bộ Chính trị đã nêu rõ “ngành du lịch Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ nhưng tiềm năng lợi thế vẫn còn nhiều, đòi hỏi chúng ta cần không ngừng nỗ lực và sáng tạo”.

Thời gian tới, ngành du lịch cần quán triệt chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 23/02/2024 về phát triển du lịch toàn diện, nhanh và bền vững với phương châm “Sản phẩm đặc sắc - Dịch vụ chuyên nghiệp - Thủ tục thuận tiện, đơn giản - Giá cả phù hợp - Môi trường vệ sinh sạch, đẹp - Điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”, Phó Thủ tướng Chính phủ Mai Văn Chính đề nghị.

Thành phố Huế đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
"Lời tự tình dòng sông' là chủ đề xuyên suốt chương trình nghệ thuật khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025. Ảnh: Nguyễn Tuấn

Phát biểu tại lễ khai mạc, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Trưởng Ban Chỉ đạo Năm du lịch quốc gia Nguyễn Văn Hùng cho biết, Năm Du lịch quốc gia là một sự kiện văn hóa - kinh tế - xã hội và du lịch tiêu biểu quy mô quốc gia và tầm quốc tế được tổ chức thường niên, đóng góp quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển du lịch nội địa, kết nối du lịch của địa phương đăng cai tổ chức với các trung tâm du lịch trên cả nước, thu hút đông đảo khách du lịch quốc tế. Trải qua 22 kỳ được tổ chức thành công, Năm Du lịch Quốc gia Việt Nam đã trở thành một thương hiệu lớn, quy tụ được các nguồn lực, nỗ lực giới thiệu, quảng bá du lịch, đất nước, con người, văn hóa Việt Nam ra thế giới của ngành du lịch - văn hóa, các địa phương, doanh nghiệp.

Lễ khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 là sự kiện mở đầu cho chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch diễn ra khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, hứa hẹn đưa Huế trở thành tâm điểm du lịch, văn hóa của Việt Nam và khu vực. Qua đó, góp phần quảng bá, truyền cảm hứng đi du lịch tới Huế và Việt Nam, tạo động lực thúc đẩy ngành du lịch phục hồi và phát triển nhanh, bền vững”, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.

Thành phố Huế đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
Tiết mục nghệ thuật tại chương trình khai mạc. Ảnh: Nguyễn Tuấn

Chương trình nghệ thuật “Lời tự tình dòng sông”

Chủ tịch UBND thành phố Huế Nguyễn Văn Phương cho biết, Huế - vùng đất Cố đô, nơi từng là trung tâm chính trị, văn hóa của Việt Nam dưới triều Nguyễn - vẫn luôn mang trong mình những giá trị văn hóa, lịch sử trường tồn cùng thời gian.

Việc đăng cai tổ chức Năm Du lịch Quốc gia 2025 là cơ hội để Huế giới thiệu những nét đẹp văn hóa, lịch sử và thiên nhiên của mình đến với du khách trong và ngoài nước. Với chủ đề “Kinh đô xưa, vận hội mới” thể hiện vinh dự lớn lao khi thành phố Huế vừa chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương và còn là sự quyết tâm mạnh mẽ tiếp tục gìn giữ, tôn vinh và lan tỏa những giá trị văn hóa truyền thống. Đây cũng là cơ hội để Huế khẳng định khát vọng vươn lên, đổi mới và sáng tạo, hướng tới tương lai phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Thành phố Huế đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 với chủ đề “Kinh đô xưa, vận hội mới”. Ảnh: Nguyễn Tuấn

Chương trình nghệ thuật khai mạc Năm Du lịch Quốc gia - Huế 2025 được dàn dựng thành 3 chương mang thông điệp “Lời tự tình dòng sông gồm: Huyền sử một dòng sông; những dòng sông hội tụ và dòng chảy mới của những con sông”. Nội dung thể hiện các giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, tài nguyên và sản phẩm du lịch đặc sắc của Việt Nam. Đồng thời, thể hiện được tinh thần quảng bá cho Festival Huế 2025, tinh thần kỷ niệm 50 năm Giải phóng thành phố Huế (1975-2025) và sự vươn mình của tỉnh Thừa Thiên Huế để trở thành thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Thành phố Huế đưa du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn
Tiết mục nghệ thuật tại chương trình đêm khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025. Ảnh: Nguyễn Tuấn

“Lời tự tình dòng sông" sẽ mang đến cho các đại biểu, khán giả và du khách những ấn tượng, cảm nhận tuyệt vời về mảnh đất “Kinh đô thần bí” anh hùng, linh thiêng, tươi đẹp và giàu bản sắc văn hóa, người dân thân thiện, nồng hậu và mến khách.

Để hoàn thành mục tiêu năm 2025 đón từ 22 - 23 triệu lượt khách quốc tế; phục vụ 120 - 130 triệu lượt khách nội địa, đạt tổng thu từ du lịch khoảng 980 - 1.050 nghìn tỷ đồng, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sẽ cụ thể hóa thành các chiến lược, kế hoạch hành động của ngành, có trọng tâm, trọng điểm theo phương châm "Liên kết chặt chẽ - Phối hợp nhịp nhàng - Hợp tác sâu rộng - Bao trùm toàn diện - Hiệu quả bền vững". Theo đó, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước, cộng đồng doanh nghiệp, các nhà đầu tư để tạo động lực mới cho ngành du lịch” - Bộ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh.
Nguyễn Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Du lịch quốc gia

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chủ tịch Quốc hội: Có thể miễn học phí cho hệ dân lập, tư thục

Chủ tịch Quốc hội: Có thể miễn học phí cho hệ dân lập, tư thục

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, tinh giản bộ máy mới có nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội, nguồn lực để đảm bảo quốc phòng an ninh...
Chính phủ

Chính phủ 'chốt' thời gian khởi công, khánh thành công trình trọng điểm

Chính phủ chốt kịch bản, thời gian tổ chức lễ khởi công, khánh thành công trình lớn toàn quốc nhân dịp 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 3 - Người nổi tiếng và trách nhiệm khi quảng cáo

Đường dây sản xuất gần 600 loại sữa giả bị triệt phá gây phẫn nộ, dư luận réo tên loạt nghệ sĩ từng quảng cáo thổi phồng công dụng, tiếp tay cho lừa đảo.
Thủ tướng:Sửa 5 luật, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế

Thủ tướng:Sửa 5 luật, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế

Cần tiếp tục rà soát, quán triệt, cụ thể hóa, thể chế hóa tất cả chủ trương, đường lối của Đảng, tháo gỡ các vướng mắc về thể chế.
Đề xuất giảm thời gian thực hiện quy trình, thủ tục bầu cử

Đề xuất giảm thời gian thực hiện quy trình, thủ tục bầu cử

Sửa đổi các quy định nhằm điều chỉnh giảm thời gian thực hiện quy trình, thủ tục bầu cử (còn 42 ngày so với 70 ngày của Luật hiện hành).

Tin cùng chuyên mục

Làm rõ nguyên nhân tai nạn lao động tại Khu công nghiệp Đất Cuốc

Làm rõ nguyên nhân tai nạn lao động tại Khu công nghiệp Đất Cuốc

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Bình Dương khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại KCN Đất Cuốc.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo động lực mới từ cải cách thể chế

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo động lực mới từ cải cách thể chế

Tại Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, Thủ tướng yêu cầu khơi thông nguồn lực, tạo động lực mới từ cải cách thể chế.
Sáp nhập tỉnh: Bố trí lãnh đạo tỉnh và các sở ngành như thế nào?

Sáp nhập tỉnh: Bố trí lãnh đạo tỉnh và các sở ngành như thế nào?

Khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính, tại cấp tỉnh, Ban Chỉ đạo của Chính phủ đã có định hướng để sắp xếp nhân sự lãnh đạo, cán bộ, người lao động hợp đồng.
Những hình thức lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh

Những hình thức lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh

Về việc lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh, xã, UBND cấp tỉnh có thể phát phiếu lấy ý kiến hoặc áp dụng thực hiện qua cổng thông tin điện tử.
Vì sao cần sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc?

Vì sao cần sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc?

Việc sửa đổi Luật Mặt trận Tổ quốc được đặt ra trong bối cảnh yêu cầu sắp xếp, tinh gọn cơ quan Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội...
Thủ tướng: Phong trào thi đua hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 mang lại hiệu quả cao

Thủ tướng: Phong trào thi đua hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 mang lại hiệu quả cao

Thủ tướng nhấn mạnh phong trào thi đua hoàn thành đường dây 500kV mạch 3 đã mang lại hiệu quả cao.
Pháp sẽ thúc đẩy EC gỡ bỏ Thẻ vàng IUU đối với thủy hải sản của Việt Nam

Pháp sẽ thúc đẩy EC gỡ bỏ Thẻ vàng IUU đối với thủy hải sản của Việt Nam

Pháp sẽ thúc đẩy EC gỡ bỏ Thẻ vàng IUU đối với thủy hải sản của Việt Nam nhằm giúp ngành hàng quan trọng này sớm trở lại đường đua xuất khẩu.

'Thúc' tiến độ Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu tăng thêm nhân lực thi công 2 dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2; tăng cường hơn nữa năng lực của Ban quản lý dự án.
Đẩy nhanh điều tra, sớm đưa ra kết luận vụ thuốc giả

Đẩy nhanh điều tra, sớm đưa ra kết luận vụ thuốc giả

Bộ Công an tập trung đẩy nhanh tiến độ điều tra, sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Doanh nghiệp nhà nước phải có cơ chế trả lương như tư nhân

Doanh nghiệp nhà nước phải có cơ chế trả lương như tư nhân

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, chính sách tiền lương tại doanh nghiệp nhà nước phải đảm bảo người lao động đủ sống, cạnh tranh với tư nhân.
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh điều tra vụ sữa giả

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 về xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả.

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 2 - Tự công bố và hậu kiểm lỏng lẻo - kẽ hở chết người!

Cơ chế tự công bố sản phẩm cùng hậu kiểm lỏng lẻo đang trở thành kẽ hở chết người, tạo điều kiện hợp pháp hóa sản phẩm giả, kém chất lượng trên thị trường.
Chính sách tiền lương cán bộ cấp xã, hoàn thành trước 30/7

Chính sách tiền lương cán bộ cấp xã, hoàn thành trước 30/7

Bộ Nội vụ chủ trì xây dựng Nghị định của Chính phủ về chính sách tiền lương đối với cán bộ cấp xã sau sắp xếp, hoàn thành trước ngày 30/7/2025.
Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế phát triển trung tâm tài chính quốc tế

Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế phát triển trung tâm tài chính quốc tế

Việc xây dựng, vận hành và phát triển trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh tại Việt Nam sẽ góp phần đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Thêm lĩnh vực cần nhà nước

Thêm lĩnh vực cần nhà nước 'rót' vốn để thành lập doanh nghiệp

Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp bổ sung lĩnh vực mà nhà nước cần đầu tư vốn để thành lập doanh nghiệp và đầu tư bổ sung vốn nhà nước.
Tổng Bí thư Tô Lâm và ba chữ

Tổng Bí thư Tô Lâm và ba chữ 'miễn' chạm tới triệu niềm tin

Từ bữa ăn đến viện phí, học phí và bộ máy hành chính, Tổng Bí thư Tô Lâm không chỉ nói chính sách, mà đang cụ thể hóa hình mẫu Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Vĩnh Phúc triển khai lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã

Vĩnh Phúc triển khai lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập tỉnh, sắp xếp cấp xã

Vĩnh Phúc lấy ý kiến cử tri về đề án sáp nhập tỉnh và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, hoàn tất trước ngày 20/4/2025, đảm bảo đúng quy định, dân chủ.
Hội nghị thượng đỉnh P4G thông qua 2 tuyên bố và đạt 5 đồng thuận lớn

Hội nghị thượng đỉnh P4G thông qua 2 tuyên bố và đạt 5 đồng thuận lớn

Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) Việt Nam năm 2025 đã thông qua 2 tuyên bố và đạt 5 kết quả đồng thuận.
Sửa luật để phù hợp với bộ máy Mặt trận Tổ quốc

Sửa luật để phù hợp với bộ máy Mặt trận Tổ quốc

Việc sửa đổi, bổ sung một số quy định nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc tổ chức bộ máy, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sau khi được sắp xếp.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin về cải cách tiền lương

Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin về cải cách tiền lương

Việc triển khai thực hiện cải cách tiền lương đã góp phần cơ bản nâng cao thu nhập, cải thiện đáng kể đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức...
Mobile VerionPhiên bản di động