Thành phố Hà Nội: Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt
Địa phương Thứ hai, 25/07/2022 - 13:00 Theo dõi Congthuong.vn trên
Hà Nội: Kích hoạt Sự kiện không dùng tiền mặt năm 2022 |
Đây là khẳng định của bà Trần Thị Phương Lan – Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội – trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương.
![]() |
Bà Trần Thị Phương Lan – quyền giám đốc Sở Công Thương Hà Nội |
Được biết, trong những năm qua, TP. Hà Nội đã tổ chức thành công Sự kiện không dùng tiền mặt. Bà có thể cho biết rõ hơn về sự kiện này?
Sự kiện không dùng tiền mặt năm 2020, 2021 thu hút 150.000 lượt tiếp cận và 12.000 lượt tương tác tại fanpage Facebook của sự kiện. Các doanh nghiệp tham gia sự kiện có tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt đạt trên 30%, tổng số lượng giao dịch được thực hiện qua trung gian thanh toán ShopeePay tăng trên 11%. Năm nay là năm thứ ba Hà Nội tổ chức sự kiện không dùng tiền mặt.
Qua sự kiện, sự hiểu biết của người dân, doanh nghiệp về việc thanh toán không dùng tiền mặt đã được nâng lên rõ rệt; nhiều doanh nghiệp tham gia, hưởng ứng...
Đối với Sự kiện không dùng tiền mặt năm 2022, chúng tôi triển khai rộng rãi đến toàn bộ hệ thống phân phối trên địa bàn. Bên cạnh đó, khuyến khích các hộ tiểu thương kinh doanh tại các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ cũng như tại các chợ truyền thống vận động người tiêu dùng hạn chế sử dụng tiền mặt.
![]() |
Khai mạc Sự kiện không dùng tiền mặt năm 2022 |
Đồng thời, chúng tôi cũng đưa các doanh nghiệp đang triển khai việc thanh toán không dùng tiền mặt như hệ thống ngân hàng, ví Momo, hệ thống siêu thị, thương mại hướng dẫn cụ thể cho người dân, đặc biệt là cho giới trẻ để có thể tiếp cận nhanh chóng với việc thanh toán không dùng tiền mặt và người dân cũng hưởng ứng rất nhiệt tình.
Bên cạnh việc khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt tại các siêu thị, kênh phân phối hiện đại… Sở Công Thương cũng mở rộng đến các hộ tiểu thương kinh doanh, cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ, cũng như tại chợ truyền thống. Việc này sẽ được triển khai như thế nào, thưa bà?
Hiện nay, chúng tôi đã triển khai đến các ban quản lý chợ; đồng thời, đưa các doanh nghiệp đến giới thiệu hình thức thanh toán này đến với bà con tiểu thương. Để từ đó, bà con tiểu thương kinh doanh khi có khách hàng đến, có thể giới thiệu hoặc vận động khách hàng thanh toán qua ứng dụng thanh toán trực tuyến.
Bên cạnh việc thay đổi tư duy của người tiêu dùng thì ngay bản thân các hộ tiểu thương cũng cần thay đổi tư duy và chuyển đổi sử dụng các thiết bị thông minh. Các thiết bị có thể kết nối với đơn vị thanh toán không dùng tiền mặt, tạo thuận lợi hơn trong việc mua sắm hàng hóa.
Theo ghi nhận của chúng tôi thì hiện nay, phần lớn cửa hàng tạp hóa trên các tuyến phố đã hưởng ứng rất mạnh mẽ. Tại các hệ thống phân phối hiện đại việc này là đương nhiên. Còn các bà con tiểu thương tại các chợ truyền thống thì chúng tôi đang triển khai tuyên truyền, thuyết phục.
Theo bà, lợi ích kinh tế của việc thanh toán không dùng tiền mặt là gì? Và cần có những giải pháp nào nhằm khuyến khích người dân không dùng tiền mặt?
Các doanh nghiệp đều có các chính sách ưu đãi cho việc thanh toán không dùng tiền mặt như giảm không lấy phí, hoặc đưa ra những chương trình khuyến mại để khi người tiêu dùng tham gia thanh toán không dùng tiền mặt thì có thể được khuyến mại với nhiều hình thức khác nhau. Từ đó, người tiêu dùng sẽ nhận thấy được lợi ích từ thanh toán không dùng tiền mặt như sự thuận tiện, đồng thời nhận được các chương trình khuyến mại, tri ân từ phía các doanh nghiệp.
Sự kiện không dùng tiền mặt năm 2022 thuộc Chương trình Khuyến mại tập trung của TP. Hà Nội. Ngoài ra, hàng năm, chúng tôi vẫn tổ chức triển khai các sự kiện liên quan đến thanh toán không dùng tiền mặt trong chương trình quản lý nhà nước cùng với các đơn vị như ngân hàng, thuế và các đơn vị khác.
Thành phố cũng triển khai hàng loạt các giải pháp nhằm từng bước thay đổi thói quen, hành vi mua sắm của người tiêu dùng theo hướng văn minh, hiện đại; đẩy nhanh tiến trình không sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế để hướng đến một xã hội không dùng tiền mặt. Hướng tới mục tiêu phấn đấu đưa thương mại điện tử của Hà Nội nằm trong Top 1 hoặc Top 2 của cả nước; phấn đấu tăng trưởng thương mại điện tử từ 35-40% trong năm 2022.
Với Sự kiện không dùng tiền mặt năm 2022, chúng tôi mong muốn lượng khách hàng không dùng tiền mặt từ 51% trở lên. Tăng trưởng thương mại điện tử từ 35-40%. Các chương trình khuyến mại, tri ân cho khách hàng đạt từ 30 – 100%... Người tiêu dùng tham gia thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng với các giao dịch như nộp học phí, viện phí, đóng tiền điện, cước bưu chính viễn thông.... đều được các doanh nghiệp triển khai chương trình hỗ trợ tri ân cho khách hàng. Sở Công Thương hy vọng sẽ thu hút đông đảo người dân hưởng ứng tham gia, tạo thói quen tiêu dùng không tiền mặt, phát triển hoạt động thương mại điện tử và là đòn bẩy kích cầu tiêu dùng, góp phần hoàn thành chỉ tiêu tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ của thành phố.
Bà có thể cho biết về một số mục tiêu của Hà Nội đối với hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt?
TP. Hà Nội phấn đấu thanh toán không dùng tiền mặt trong thương mại điện tử đạt 45%; giao dịch mua hàng trên website/ứng dụng thương mại điện tử có hóa đơn điện tử đạt 65%; website thương mại điện tử có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến đạt 75%; doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, bao gồm mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch thương mại điện tử đạt 45%; doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử trên các ứng dụng di động đạt 35%.
Đồng thời, duy trì 100% số chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng nông sản, thực phẩm an toàn tham gia Hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QRcode truy xuất nguồn gốc. Duy trì tỷ lệ doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử đạt trên 98%.
Tăng lượng khách hàng thanh toán hóa đơn tiền nước trực tuyến lên 98%; 100% khách hàng gọi hỏi đáp qua tổng đài 19004600 và nâng cấp dịch vụ công trực tuyến lên mức 4. Tỷ lệ thanh toán tiền điện không sử dụng tiền mặt đạt trên 99,7%; tỷ lệ tiếp nhận các dịch vụ điện trực tuyến phấn đấu đạt 100%; tỷ lệ thực hiện các dịch vụ điện theo phương thức điện tử phấn đấu đạt 100%.
Xin cảm ơn bà!
Thời gian tới, Sở Công Thương TP. Hà Nội sẽ tiếp tục phối hợp với các đơn vị chức năng, doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ triển khai mạnh mẽ các loại hình thanh toán hiện đại; đồng thời, động viên, khuyến khích người tiêu dùng sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Hòa Bình: Khó quản lý an toàn thực phẩm tại các cơ sở không đăng ký

Tỉnh Thái Nguyên: Gắn cải cách hành chính với chuyển đổi số

Tham vấn quy hoạch tỉnh Cà Mau thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050

Đà Nẵng: 3 mẹ con tử vong sau vụ cháy tại ngôi nhà trên đường Trưng Nữ Vương

Kiểm tra vụ 'tiệc chia tay' của nguyên Giám đốc CDC Quảng Ninh
Tin cùng chuyên mục

Hà Tĩnh xác nhận cho 299 lao động hưởng gói hỗ trợ tiền thuê nhà

Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công

Nhiều nhiệm vụ then chốt để phát triển ngành cơ khí Đà Nẵng

Quảng Ninh: Một công nhân ngành than tử vong khi bơm nước trong lò

Thừa Thiên Huế nâng cao nhận thức người dân về an toàn lưới điện cao áp

Khai mạc Hội chợ Xúc tiến thương mại nông nghiệp, sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội năm 2022

Chấm dứt hoạt động 2 dự án của Tập đoàn FLC ở Bình Định

Đắk Nông: Hai ô tô mất lái, va chạm rồi lao liên tiếp vào 3 nhà dân

TP. Cần Thơ cần phát huy vai trò trung tâm động lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Thừa Thiên Huế: Vì sao chậm tiến độ di dời cột điện cao thế đoạn cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Thanh Hóa: Quyết tâm giải ngân hết 11.000 tỷ đồng vốn đầu tư công

Thành phố Hồ Chí Minh: Làm gì để tăng tỷ trọng lĩnh vực dịch vụ cao cấp

Quảng Ninh: Khai trừ ra khỏi Đảng đối với nguyên Chủ tịch TP Hạ Long

Lần đầu tiên Hà Tĩnh tổ chức chợ đêm thí điểm gắn với tuyến phố đi bộ

Vì sao TP. Hồ Chí Minh chưa mở lại chợ đêm Bến Thành?

Tăng cường phối hợp công tác đảm bảo an toàn cung cấp điện trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

Đà Nẵng: Tháo gỡ khó khăn sau dịch cho cơ sở công nghiệp nông thôn

Giá nhiều mặt hàng vẫn "đứng" dù giá xăng dầu giảm sâu

Bốn ngành công nghiệp trọng yếu của TP. Hồ Chí Minh tăng hơn 12%
