Thứ ba 05/11/2024 11:21

Thành phố Hà Nội: Kết nối cung - cầu, bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu

Cùng với việc triển khai hoạt động kết nối cung- cầu hàng hóa, TP. Hà Nội đã xây dựng Chương trình bình ổn các mặt hàng thiết yếu bảo quyền lợi người tiêu dùng.

Tăng cường kết nối

6 tháng đầu năm, thị trường hàng hóa Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung chịu ảnh hưởng rất lớn từ dịch Covid-19 và xung đột địa chính trị trên thị trường thế giới. Tuy nhiên, với tinh thần quyết tâm chiến thắng đại dịch, thích ứng linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, công tác cung - cầu hàng hóa trên địa bàn TP. Hà Nội được đảm bảo, giá được kiểm soát tốt, không xảy ra tình trạng thiếu hàng hoặc tăng giá đột biến.

Tích cực triển khai các chương trình bình ổn giá

Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn Thủ đô đạt 336.000 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 218.500 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 65% và tăng 11,4%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng khá đã góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, phát triển sản xuất, kinh doanh, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế Thủ đô.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2022 tăng 0,70% so với tháng trước, tăng 3,15% so với tháng 12/2021 và tăng 4,31% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số CPI bình quân quý II/2022 tăng 3,84% so với cùng kỳ năm trước. CPI bình quân 6 tháng đầu năm tăng 3,25% so với bình quân cùng kỳ năm 2021.

Đáng chú ý, với 39 trung tâm thương mại, 141 siêu thị, 454 chợ, trên 2.000 cửa hàng tiện lợi, có 1.872 cửa hàng kinh doanh trái cây an toàn, trên 128 chuỗi kinh doanh các hàng nông sản, thực phẩm..., hoạt động kết nối cung - cầu của Hà Nội thông qua các kênh tiêu thụ, phân phối diễn ra thường xuyên, liên tục và ngày càng phổ biến. Thông qua đó, sản lượng tiêu thụ nông sản an toàn trên thị trường ngày càng tăng, góp phần nâng cao chất lượng và giá trị nông sản.

Riêng đối với mặt hàng xăng dầu, theo Sở Công Thương Hà Nội, hiện, trên địa bàn thành phố có 491 cửa hàng. Trong 6 tháng đầu năm, việc tăng giá xăng dầu và khan hiếm nguồn cung diễn ra trên thế giới đã tác động không nhỏ đến hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng. Với việc thường xuyên rà soát, nắm bắt tình hình hoạt động của các cửa hàng xăng dầu trên địa bàn cùng thực hiện các giải pháp đồng bộ, công cụ điều chỉnh của nhà nước, việc chấp hành pháp luật trong kinh doanh xăng dầu và công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; sự chủ động, thích ứng của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn, nguồn cung xăng dầu trên địa bàn đã ổn định, không có hiện tượng cửa hàng xăng dầu đóng cửa do không có hàng để bán. Theo báo cáo của các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu và các cửa hàng bán lẻ trên địa bàn Hà Nội, lượng dự trữ xăng dầu tại các cơ sở kinh doanh luôn ở mức 20% trở lên để đảm bảo không đứt gãy nguồn hàng khi có biến động về nguồn cung.

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa

Tăng cường kết nối cung - cầu hàng hóa, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 188/KH-UBND về triển khai hoạt động hợp tác phát triển giữa Hà Nội và các địa phương trong cả nước. Trong đó, tổ chức hiệu quả hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá hàng hóa giữa Thủ đô và các tỉnh.

Hoạt động kết nối cung - cầu diễn ra thường xuyên, liên tục

Bên cạnh đó, triển khai Chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu năm 2022, UBND TP. Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 193 KH-UBND ngày 11/7/2022. Theo đó, các nhóm hàng và lượng hàng thiết yếu được xác định cần cân đối cung - cầu trong kế hoạch gồm: Lương thực (gạo, mì, phở khô...), thịt gia súc, gia cầm, thủy - hải sản, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, rau, củ, quả tươi, đường, dầu ăn, gia vị (nước mắm, nước chấm, bột canh...), sữa (sữa nước, sữa bột…), mứt Tết, bánh kẹo, rượu, bia, nước giải khát và những nhóm hàng thiết yếu phòng, chống thiên tai, dịch bệnh.

Hàng hóa tham giaChương trình bình ổn giá phải bảo đảm về chất lượng, an toàn thực phẩm, rõ nguồn gốc, bảo đảm quyền lợi người tiêu dùng trong điều kiện bình thường cũng như khi có biến động giá.

UBND TP. Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh phát triển bán hàng online; tăng cường liên kết giữa Hà Nội với các tỉnh, thành phố để đẩy mạnh khai thác hàng hóa, chủ động nguồn cung phục vụ nhu cầu nhân dân. Mở rộng thêm các nhóm hàng bình ổn thị trường gắn với thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, góp phần hạn chế tốc độ tăng giá, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển.

Để đảm bảo cung - cầu hàng hóa 6 tháng cuối năm, tại Hội nghị “Sơ kết công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022”, diễn ra ngày 13/7, bà Nguyễn Kiều Oanh - Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - cho biết, Sở sẽ theo dõi sát diễn biến, tình hình thị trường các loại hàng hóa, kịp thời có biện pháp hoặc đề xuất UBND thành phố, Bộ Công Thương để có các giải pháp ổn định thị trường, đảm bảo nguồn cung hàng hóa.

Bên cạnh đó, tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp góp phần kiềm chế lạm phát như: Tổ chức Chương trình khuyến mại tập trung TP. Hà Nội năm 2022; triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; kích cầu nội địa, tăng tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tiêu dùng thành phố năm 2022; Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu; phương án dự trữ hàng hóa phục vụ cứu trợ và đảm bảo đời sống nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn thành phố năm 2022. Đồng thời, tiếp tục triển khai có hiệu quả các kế hoạch gồm: Phát triển hoạt động thương mại trên địa bàn thành phố; phát triển thương mại điện tử, triển khai lắp đặt máy bán hàng tự động tại địa điểm công cộng; Phát triển thương mại, dịch vụ văn minh, hiện đại; phát triển dịch vụ logistics.

Sở Công Thương Hà Nội sẽ đẩy mạnh triển khai các hoạt động liên kết vùng, quảng bá, kết nối tiêu thụ trái cây, nông sản mùa vụ, sản phẩm OCOP bằng nhiều hình thức phù hợp. Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị sản xuất, kinh doanh chủ động nguồn cung hàng hóa địa bàn thành phố, khi có khó khăn kịp thời báo cáo thành phố để có giải pháp. Về giá xăng, dù giảm song vẫn còn khó khăn cho nhiều đơn vị, nên bà Nguyễn Kiều Oanh kiến nghị chưa điều chỉnh học phí thời điểm này nhằm giảm bớt khó khăn cho nhân dân; đẩy mạnh giải ngân gói hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động; kịp thời chấn chỉnh các sai phạm về kinh doanh xăng dầu, khí hóa lỏng…

Chương trình bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu năm 2022 của UBND TP. Hà Nội được thực hiện từ nay đến hết tháng 5/2023, góp phần đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa, ổn định thị trường các mặt hàng thiết yếu trong mùa mưa bão, ngày lễ và những tháng cuối năm 2022, Tết Nguyên đán 2023 và những thời điểm dịch bệnh bất thường xảy ra.
Nguyễn Hạnh
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Mưa trắng trời, Đà Nẵng ngập sâu, cấm đường khắp nơi

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Đám cháy lớn bao trùm hiệu sách nhân dân thành phố Thanh Hóa

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa làm Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình

Ông Nguyễn Ngọc Thiện giữ chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên

Quảng Ninh: Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số

Vĩnh Phúc: Công bố quyết định bổ nhiệm Bí thư Huyện ủy Bình Xuyên

Hòa mình vào Hội Mùa vàng để khám phá vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa độc đáo vùng Đông Bắc

Hà Tĩnh: Chủ động xả tràn hồ chứa nước ứng phó với mưa lớn

Thừa Thiên Huế: Diễn tập cứu nạn hàng hải trong vùng nước cảng biển

Long An: Quy định mới về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sắp được áp dụng

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dừng thí điểm cho doanh nghiệp quản lý, khai thác chợ truyền thống

Nam Định: Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 67,4%

Đến tháng 6/2025, Bắc Ninh sẽ có tối thiểu 30 điểm sạc xe điện

10 tháng năm 2024, Bắc Ninh thu hút 350 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài