Thành phố Hà Nội: Cần xây dựng chính sách đặc thù cho làng nghề

Làng nghề thủ công mỹ nghệ thành phố Hà Nội đang tìm hướng đi mới với việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ, đưa ra thị trường các dòng sản phẩm mới.

Hợp lý hóa sản xuất, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu

Thành phố Hà Nội - địa phương có số lượng làng nghề và nghệ nhân đông nhất của cả nước, với 1.350 làng nghề, trong đó, 308 làng nghề truyền thống. Bà Hà Thị Vinh - Chủ tịch Hiệp hội Thủ công mỹ nghề và Làng nghề Hà Nội - cho biết, thời gian qua, các doanh nghiệp trong hiệp hội luôn đổi mới sáng tạo trong quá trình sản xuất như hợp lý hóa trong sản xuất, quản lý theo tiêu chuẩn 5S của Nhật Bản. Đồng thời, nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới nhằm tiết kiệm chi phí đầu vào, đưa ra thị trường các dòng sản phẩm mới có tính cạnh tranh và hấp dẫn, nâng cao được giá trị sản phẩm trên thị trường.

Thành phố Hà Nội: Cần xây dựng chính sách đặc thù cho làng nghề

Sản phẩm làng nghề ngày càng đa dạng, chất lượng được nâng cao

Để giúp các hội viên đưa sản phẩm ra thị trường thế giới, hiệp hội đã phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) tổ chức các hội chợ quốc tế như: Hội chợ Megashow tại Hồng Kông, Hội chợ Thủ công mỹ nghệ tại TP. Frankfurt Cộng hòa Liên bang Đức, Hội chợ tại Mỹ, Italia, Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Myanmar, Lào, Thái Lan và Campuchia. Đặc biệt, sau 2 năm triển khai Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), trung ương đã lựa chọn được 20 bộ sản phẩm đạt 5 sao cho toàn quốc. Trong đó, Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ và Làng nghề Hà Nội có 4 bộ sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao.

Bà Trần Thị Phương Lan - quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - đánh giá, Chương trình OCOP Hà Nội đã giúp chủ thể sản xuất, kinh doanh trong các làng nghề, phố nghề của Thủ đô thay đổi tư duy theo hướng hợp lý hóa trong quá trình sản xuất đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. “Sản phẩm OCOP là nơi để các nghệ nhân làng nghề gìn giữ bản sắc văn hóa, truyền thống. Qua đó, đồng hành chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô” - bà Trần Thị Phương Lan nhấn mạnh.

Đặc biệt, việc Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại với Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)... đã mở ra nhiều cơ hội về thị trường xuất khẩu sản phẩm cho các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó, có doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, làng nghề Hà Nội.

Còn nhiều khó khăn

Bên cạnh những thuận lợi, các doanh nghiệp làng nghề Hà Nội đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong thời kỳ nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Theo đó, sản phẩm ngày càng cạnh tranh gay gắt với sản phẩm của các nước trong khu vực, chi phí sản xuất đầu vào ngày càng cao. Việc thay đổi liên tục về thiết kế mẫu mã hàng hóa để đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế rất khó khăn về mở rộng mặt bằng sản xuất để có cơ hội ứng dụng khoa học - công nghệ và thiết bị tiên tiến phục vụ sản xuất...

Bên cạnh đó, chất lượng nguồn lao động trong các làng nghề còn rất yếu về kiến thức và kỹ năng nghề. Đồng thời, ô nhiễm môi trường đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

Để tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển bền vững, đặc biệt thế hệ trẻ, có cơ hội hành nghề làm giàu, gìn giữ và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc ngay trên chính quê hương của mình, bà Hà Thị Vinh cho rằng, nên chăng, thành phố cho chủ trương để các trường, trung tâm đào tạo nghề biên soạn các giáo trình riêng chú trọng cho học viên về môn thiết kế sản phẩm trên máy và các kỹ năng chuyên môn sâu về nghề cho từng dòng sản phẩm. Đồng thời, phát động phong trào đến thôn, xã trong các làng nghề động viên cho con em đi học nghề nhằm phát triển nghề tại địa phương. Việc tổ chức các cuộc thi thiết kế sản phẩm quà tặng du lịch sẽ giúp lựa chọn sản phẩm đặc trưng tiêu biểu đáp ứng nhu cầu mua sắp lưu niệm của du khách khi đến Thủ đô. Qua đó, khơi dậy sức sáng tạo của nghệ nhân, thợ giỏi các nhà thiết kế, học sinh, sinh viên, nhà nghiên cứu trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ trên địa bàn Thủ đô và cả nước.

Bà Hà Thị Vinh cũng kiến nghị, thành phố xây dựng chính sách đặc thù hỗ trợ cho cơ sở sản xuất nông thôn, làng nghề khắc phục các khó khăn như: Vốn, mặt bằng sản xuất, công nghệ, thiết kế... Đặc biệt, nhanh chóng quy hoạch nhiều cụm công nghiệp làng nghề tại các làng nghề nhằm thúc đẩy hộ sản xuất và doanh nghiệp mạnh dạn mở rộng mặt bằng sản xuất, có cơ hội ứng dụng khoa học - công nghệ, thiết bị tiên tiến vào sản xuất… Bên cạnh đó, cho phép các cơ sở sản xuất thu hút được nhiều lao động địa phương được hưởng cơ chế đặc thù; cho phép được thuê mặt bằng, chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất dịch vụ sản xuất để các cơ sở sản xuất có cơ hội thuận lợi phát triển mở rộng quy mô sản xuất.

Riêng đối với chương trình OCOP, hiện, Hà Nội đã bước sang năm thứ 3 triển khai thực hiện. Chương trình OCOP Hà Nội đã thổi một luồng sinh khí mới giúp cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh trong làng nghề, phố nghề của Thủ đô nhận thức sâu sắc trong việc thay đổi tư duy sản xuất. Trong đó, bộ tiêu chí chấm sao đã giúp các chủ thể tự hoàn thiện, thay đổi tích cực hệ thống hóa, hợp lý hóa trong quá trình sản xuất để đạt được sao cao trong Bộ tiêu chí mà thành phố đề ra. Đồng thời, OCOP đang thúc đẩy để các câu chuyện của sản phẩm. “Với từng câu chuyện về bản sắc văn hóa truyền thống của từng nghề trong các làng nghề, phố nghề, hy vọng sẽ được khai thác đồng hành cho chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô” - bà Hà Thị Vinh nhận định.

Cùng với sản xuất nông nghiệp, làng nghề đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội. Để bảo tồn và phát triển làng nghề, đặc biệt là các làng nghề truyền thống, Hà Nội cần có thêm nhiều giải pháp hỗ trợ thiết thực...

Hạnh Nguyễn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công nghệ

Tin cùng chuyên mục

Ngành chế biến chế tạo Đắk Nông: Động lực tăng trưởng kinh tế

Ngành chế biến chế tạo Đắk Nông: Động lực tăng trưởng kinh tế

Ẩm thực Hải Phòng: Hòa quyện bản sắc và giao thoa văn hóa

Ẩm thực Hải Phòng: Hòa quyện bản sắc và giao thoa văn hóa

Hải Phòng: Ấm lòng ‘Bữa cơm đoàn kết’ mừng 70 năm giải phóng

Hải Phòng: Ấm lòng ‘Bữa cơm đoàn kết’ mừng 70 năm giải phóng

Thống nhất việc hợp nhất Công an tỉnh Hưng Yên và Thái Bình

Thống nhất việc hợp nhất Công an tỉnh Hưng Yên và Thái Bình

Lịch cúp điện Tiền Giang mới nhất, từ ngày 11 - 13/5

Lịch cúp điện Tiền Giang mới nhất, từ ngày 11 - 13/5

Điện Biên: Nỗ lực bảo đảm điện mùa nắng nóng

Điện Biên: Nỗ lực bảo đảm điện mùa nắng nóng

Quảng Nam: Loạt doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư vào công nghiệp dược liệu

Quảng Nam: Loạt doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư vào công nghiệp dược liệu

Hải Phòng: Tổng duyệt diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thành phố

Hải Phòng: Tổng duyệt diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thành phố

Phát triển công nghiệp dược liệu không phải việc của một địa phương

Phát triển công nghiệp dược liệu không phải việc của một địa phương

Vĩnh Phúc: Thu ngân sách vượt mốc 11.600 tỷ đồng chỉ sau 4 tháng

Vĩnh Phúc: Thu ngân sách vượt mốc 11.600 tỷ đồng chỉ sau 4 tháng

Lập Tổ công tác nghiên cứu ý tưởng lấn biển tại Vịnh Đà Nẵng

Lập Tổ công tác nghiên cứu ý tưởng lấn biển tại Vịnh Đà Nẵng

Sầu riêng mất giá, nhà vườn miền Tây ngóng giải pháp

Sầu riêng mất giá, nhà vườn miền Tây ngóng giải pháp

Cơn bão giá vật liệu xây dựng đang càn quét Thanh Hóa

Cơn bão giá vật liệu xây dựng đang càn quét Thanh Hóa

Vĩnh Phúc: Phát động phong trào thi đua

Vĩnh Phúc: Phát động phong trào thi đua 'Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Bình dân học vụ số'

TP. Hồ Chí Minh phát triển thêm 14 khu công nghiệp mới

TP. Hồ Chí Minh phát triển thêm 14 khu công nghiệp mới

70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng: Thành tựu và khát vọng vươn mình

70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng: Thành tựu và khát vọng vươn mình

Đà Nẵng

Đà Nẵng 'bắt tay' Vingroup thúc đẩy chuyển đổi xanh, chuyển đổi số

Hải Phòng: Tưng bừng hợp luyện duyệt đội ngũ và diễu hành

Hải Phòng: Tưng bừng hợp luyện duyệt đội ngũ và diễu hành

Quảng Bình: Phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Quảng Bình: Phát động phong trào “Bình dân học vụ số”

Trí tuệ nhân tạo: Động lực mới phát triển Đà Nẵng

Trí tuệ nhân tạo: Động lực mới phát triển Đà Nẵng